Biểu đồ 4.7: Biểu đồ thể hiện số hộ thoát nghèo (2007-2008-2009)
(Nguồn: Phòng LĐTB&XH Quận Thốt Nốt)
Qua các năm kết quả thu được về số hộ thoát nghèo đều rất khả quan từ năm 2007-2008 do tình hình gặp nhiều khó khăn nhưng số hộ thoát nghèo vẫn đạt kết quả khá. Năm 2009 là tăng nếu tính theo tỷ lệ hộ nghèo năm đó, vì năm 2009 trong Quận có sự thay đổi về địa giới.
Nhận xét chung: Nhìn chung các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ
nghèo điều đạt kết quả khả quan, trong tình hình nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng với nổ lực của hộ nghèo và sự giúp đở tận tình, sự quan tâm của chính quyền địa phương và NHCSXH Quận đã góp phần ngày một cải thiện đời sống hộ nghèo trong Quận. Qua nghiên cứu cho thấy số hộ tái nghèo và số hộ nghèo phát sinh mới còn cao cần có sự hổ trợ của chính quyền và các cơ quan ban ngành, NHCSXH để giam nhanh và bền vững số hộ nghèo.
4.3. Những giải pháp để nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH quận Thốt Nốt: quận Thốt Nốt:
Qua quá trình nghiên cứu cho thấy vốn tín dụng hàng năm phục vụ hộ nghèo vẫn còn chưa tương xứng với số hộ nghèo do không có sự phối hợp chặc chẽ giữa Trung ương với địa phương. Vì vậy, cần có sự phối hợp chặc chẽ giữa Trung ương với địa phương rà
soát và báo cáo hộ nghèo kịp thời phát hiện hộ cần giúp đỡ và tranh thủ sự giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức để phục vụ công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Qua số liệu và thông tin từ Cán bộ giảm nghèo cho thấy đa số hộ nghèo ở Quận do thiếu kiến thức làm ăn hoặc chưa có nghề nghiệp rõ ràng, không có đất sản xuất... Vì vậy, cần tranh thủ phối hợp với các ban ngành đoàn thể và chính quyền địa phương đào tạo nghề, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho hộ nghèo, tìm ra những mô hình sản xuất kinh doanh dịch vụ phù hợp với tình hình địa phương, nhất là những mô hình giúp cho hộ nghèo không có tư liệu sản xuất, nghề nghiệp không ổn định biết cách thức làm ăn vươn lên thoát nghèo.
Do các điểm giao dịch còn nhiều khó khăn do chưa được hổ trợ nhiều từ kinh phí, chính quyền ở các xã phường. Vì vậy, cần đầu tư cho các điểm giao dịch về trang thiết bị, và cần sự hổ trợ từ chính quyền các xã, phường đặt các điểm giao dịch ở vị trí thuận lợi cho cán bộ NHCS và nhân dân vay vốn, để có thể hoàn thiện các điểm giao dịch tại các phường, thực hiện công khai dân chủ, thực hiện tốt công tác giải ngân, thu nợ lưu động nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo.
Để có được nguồn vốn ổn định để tiếp tục phục vụ hộ nghèo cần đặc biệt coi trọng hoạt động thu nợ quay vòng vốn, tích cực xử lý nợ xấu, thu hồi nợ tồn. Tập trung đầu tư phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm.
Để giảm tỷ lệ nợ quá hạn và các khoản nợ khác, thì công tác thu nợ hết sức quan trọng đồi hỏi các cán bộ phải mềm dẻo tránh tổn hại danh dự, tự ái của hộ nghèo giúp hộ hiểu mục đích kinh doanh của NHCS. Vì vậy, cần tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ NHCSXH, cũng như cán bộ các tổ chức chính trị xã hội, ban quản lý tổ tiết kiệm vay vốn để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ và tránh làm mất lòng dân.
Để hạn chế thất thoát vốn hổ trợ hộ nghèo cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ, kiểm tra giám sát các tổ chức chính trị xã hội cấp phường, xã làm nhiệm vụ ủy thác cho vay hộ nghèo, kiểm tra hoạt hoạt động các tổ tiết kiệm vay vốn, kiểm tra việc sử dụng vốn của hộ nghèo nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, hạn chế đến mức tối đa rủi ro về vốn.
Qua nghiên cứu nhiều người dân còn nhằm lẫn mục đích kinh doanh của NHCS và NHTM. Vì vầy cần Xã hội hóa công tác xóa đói giảm nghèo thông qua việc xây dựng tổ nhóm, kết hợp chặc chẽ sự chỉ đạo của chính quyền, công khai trong công tác cho vay.
Qua các số liệu được cung cấp từ Cán bộ giảm nghèo số hộ nghèo có giảm, nhưng số hộ nghèo phát sinh mới không ngừng tăng cho thấy sự kém bền vững trong công tác xóa đói giảm nghèo. Do đó cũng cần quan tâm chăm lo cho những hộ cận nghèo để họ có thể cải thiện cuộc sống, nhằm xóa đói giảm nghèo bền vững hạn chế tối đa số hộ nghèo phát sinh mới và số hộ tái nghèo.
Qua khảo sát thực tế cho thấy sở dĩ công tác xóa đói giảm nghèo mặt dù được Nhà nước và chính quyền địa phương hết sức quan tâm nhưng vẫn chưa có sự đồng bộ giữa Trung ương và địa phương, từng vùng trong một địa phương và cả nước, số cán bộ giảm nghèo còn quá ít số với số hộ nghèo, ở các xã phường vẫn còn thiếu nhiều cán bộ giảm nghèo. Do đó việc rà soát kiểm tra, báo cáo số hộ nghèo lên trên thường bị
động và không có thông tin chính xác . Vì vậy, cần tăng cường về số lượng cũng như chất lượng của Cán bộ giảm nghèo cũng rất là quan trọng.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Qua quá trình nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hộ nghèo ở Thốt Nốt vẫn còn khá cao thể hiện rõ qua các năm 2007-2008-2009, nguồn vốn phục vụ hộ nghèo còn quá hạn chế, còn nhiều hộ nghèo cần được giúp đỡ, cơ sở vật chất của NHCS gặp nhiều khó khăn, nợ quá hạn tuy chiếm tỷ lệ thấp, nhưng vẫn không ngừng tăng qua các năm, làm tăng rủi ro tín dụng cho NHCS Quận, số Cán bộ giảm nghèo còn quá ít, không đủ để nắm chặc tình hình hộ nghèo trong Quận tham mưu chính xác, cụ thể lên cấp trên.
Trong quá trình phân tích đánh giá, từ những số liệu của NHCSXH và Phòng LĐTB&XH Quận Thốt Nốt cung cấp cho thấy số hộ nghèo có giảm nhưng chưa bền vững vì số hộ nghèo phát sinh mới vẫn còn tăng khá cao. Do đó, cần quan tâm hơn nữa việc giúp đỡ cho những hộ cận nghèo, góp phần nâng cao mức sống của những người dân trong Quận, cũng như sự tăng trưởng phát triển kinh tế chung trong Quận.
Qua số liệu được cung cấp cho thấy: sau 7 năm hoạt động hàng ngàn lượt khách hàng là hộ nghèo đã tiếp cận và sử dụng đồng vốn của NHCSXH Thốt Nốt và cũng hàng ngàn hộ đã vươn lên thoát nghèo từ sự hổ trợ đó. Điều đó cho thấy hiệu quả của mục tiêu xóa đói giảm nghèo của NHCSXH Thốt Nốt, cùng với sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan đoàn thể đã được thể hiện rõ rệt.
Qua đánh giá kết quả nghiên cứu ta thấy: Nguồn vốn phục vụ hộ nghèo ngày một tăng, chất lượng tín dụng ngày một tốt hơn, tỷ lệ nợ quá hạn được giảm thấp. Chính sách tín dụng ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu của người dân, góp phần hạn chế cho vay nặng lãi ở địa phương, ổn định kinh tế cho hộ nghèo và người dân trong Quận, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế bền vững của Quận. Qua 7 năm triển khai thực hiện chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách khác cho thấy sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong thực hiện chính sách xã hội. Chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, phù hợp thực tế, hợp lòng dân, được nhân dân nhiệt tình đón nhận.