Kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH gốm sứ bát tràng (Trang 93)

2 .1TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH GỐM SỨ BÁT TRÀNG

3.2 .1Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước

Để đạt được mục tiêu sản xuất, kinh doanh cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngồi sự cố gắng của cơng ty trong việc tổ chức thực hiện các giải pháp trên còn cần sự hỗ trợ từ Nhà nước thơng qua các chính sách về kinh tế, xã hội.

Hoàn thiện đồng bộ, thống nhất hệ thống pháp luật về thương hiệu sản phẩm

Trong thời kỳ kinh tế hội nhập thì khoảng cách địa lý ngày càng được xóa mờ, nền kinh tế trong nước chịu ảnh hưởng của kinh tế thế giới. Để tăng khả năng cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp cần chuẩn bị cho mình những hành trang nhất định trong đó cần xây dựng cho cơng ty những thương hiệu được đăng ký bản quyền. Ở nước ta hiện nay, các văn bản quy định về quyền tác giả, thương hiệu đã có nhưng chưa được đồng bộ, thiếu sự thống nhất giữa các văn bản nên chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước. Công ty gốm sứ Bát Tràng chưa thực hiện đăng kí bản quyền tác giả đối với thương hiệu gốm sứ của công ty. Việc tạo lập logo và sở hữu thương hiệu được bảo hộ sẽ đánh dấu bản sắc của công ty giữa các sản phẩm gốm sứ khác trên địa bàn xã Bát Tràng. Đây là cơ sở vững mạnh để xây dựng công ty theo hướng chuyên nghiệp, quy mô lớn.

Ổn định kinh tế, kiềm chế lạm phát, điều hành chính sách tỉ giá và chính sách tiền tệ linh hoạt phù hợp với tình hình thế giới.

Trong giai đoạn 2009 – 2011 có sự bất ổn kinh tế thế giới, lạm phát trong nước cũng tăng nhanh, đặc biệt năm 2010 tỷ lệ lạm phát là 11,75% gây khó khăn cho cơng ty trong q trình tìm kiếm khách hàng, tiến hành sản xuất

kinh doanh. Do giá cả đầu vào của nguyên vật liệu, nhân công tăng cao khiến cơng ty gặp khơng ít khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng. Do đó Nhà nước cần có các biện pháp kịp thời để ổn định nền kinh tế, kiềm chế lạm phát tạo điều kiện cho công ty thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Đảm bảo lợi ích cho các doanh nghiệp tham gia vào thị trường quốc tế.

Phát triển hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp, tháo gỡ thủ tục hành chính

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, cơng ty gặp khơng ít khó khăn về các thủ tục hành chính, thiếu sự hỗ trợ của các doanh nghiệp trong ngành, hiệp hội xây dựng. Để tạo thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhà nước cần có các chính sách cụ thể khuyến khích doanh nghiệp phát triển:

- Tiến hành cải cách đồng bộ các thủ tục hành chính của doanh nghiệp, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

- Quan tâm, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tạo sự bình đẳng giữa các khu vực kinh tế, tiến tới xã hội hóa các dịch vụ cơng. Bên cạnh đó Nhà nước cần đưa ra các biện pháp để minh bạch hóa cơng tác đấu thầu xây dựng để các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng trên thị trường.

- Xây dựng các chính sách, thủ tục hành chính phù hợp với định hướng khi hội nhập kinh tế thế giới tạo sự bảo vệ doanh nghiệp trong nước hợp pháp. 3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng

Trong giai đoạn hiện nay, để mở rộng, phát triển sản xuất, kinh doanh ngồi số vốn tự có cơng ty cần huy động nguồn vốn từ bên ngoài, đặc biệt nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng. Tuy nhiên, lãi suất cho vay quá cao gây khó khăn cho doanh nghiệp, để công ty đạt được mục tiêu phát triển

sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngân hàng và các tổ chức tín dụng có thể áp dụng một số biện pháp sau tạo thuận lợi cho doanh nghiệp:

- Ngân hàng Nhà nước cần có các chế tài quy định chặt chẽ về tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng như mức lãi suất trần huy động, lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng nhằm giảm áp lực cho phía doanh nghiệp.

- Đẩy nhanh quá trình cho vay kinh doanh của các công ty, linh hoạt trong việc giải quyết thủ tục, hồ sơ cho vay để cơng ty có thể chủ động nắm bắt cơ hội, nâng cao khả năng sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.

- Trong giai đoạn kinh tế hội nhập, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với các ngân hàng, tổ chức tín dụng để tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngồi. Khi có sự ủng hộ của Nhà nước, ngân hàng và các tổ chức tín dụng, cơng ty sẽ có điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt mục tiêu đề ra, nâng cao dần vị thế trên thị trường trong nước, mở rộng trên thị trường thế giới.

KẾT LUẬN

Bối cảnh kinh tế hiện nay đã đem lại không chỉ cơ hội mà cả thách thức đối với các doanh nghiệp muốn đứng vững, phát triển trên thị trường. Cũng là điều kiện để sàng lọc lại các công ty kinh doanh hiệu quả nhất. Muốn tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức cần nâng cao khả năng cạnh tranh, khả năng tài chính, cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Vì thế, việc sử dụng, quản lý tài sản luôn là vấn đề quan trọng đối với mọi công ty.

Công ty TNHH Gốm sứ Bát Tràng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất mặt hàng trang trí, mang tính thủ cơng mỹ nghệ, giàu tính truyền thống. Suốt thời gian qua, cơng ty đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đem lại lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng của đơn vị. Do đó, đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH Bát Tràng” được nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra các hạn chế và ngun nhân của tình trạng đó. Trên cơ sở phân tích số liệu và tình hình thực tế tại đơn vị đưa ra một số biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Trong q trình nghiên cứu, dù có nhiều cố gắng xong luận văn vẫn khơng tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tác giả mong muốn nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cơ giáo, đồng nghiệp cũng như bạn đọc để hồn thiện hơn đề tài này.

Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nhâm Phong Tuân đã rất tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã giảng dạy, trang bị cho tơi kiến thức để hồn thành luận văn này. Tơi cũng chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu để thực hiện luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chế độ kế toán doanh nghiệp Quyển 1 (2007), Nxb Tài chính, Hà Nội

2. Ngơ Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2008), Phân tích tài chính

doanh nghiệp, Nxb Tài Chính, Hà Nội

3. Nguyễn Văn Cơng (2009), Giáo trình Phân tích kinh doanh, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

4. Công ty TNHH Gốm sứ Bát Tràng (2008, 2009, 2010, 2011),

Báo cáo tài chính nộp tại Chi cục thuế Gia Lâm, Hà Nội

5. Vũ Quang Hòa (2004), Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng

Tài sản cố định ở công ty Sao vàng Hà Nội, khố luận tốt nghiệp

6. Cơng ty TNHH Hưng Thanh (2008, 2009, 2010, 2011), Báo cáo

tài chính nộp tại Chi cục thuế Gia Lâm, Hà Nội

7. Lưu Thị Hương (1998), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nơi

8. Nguyễn Đình Kiệm, Bạch Đức Hiển (2008), Tài chính doanh

nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội

9. Nguyễn Minh Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nxb Thống kê, Hà Nội

10. Nguyễn Năng Phúc (2011), Giáo trình Phân tích Báo cáo tài

chính, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

11. Công ty TNHH Quang Vinh (2008, 2009, 2010, 2011), Báo cáo

tài chính nộp tại Chi cục thuế Gia Lâm, Hà Nội

12. Nguyễn Hải Sản (2005), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội

13. Lê Thị Huyền Trang (2006), Giải pháp nâng cao hiệu quả sử

dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu than – VINACOMIN, luận văn thạc sĩ

14. Công ty TNHH Trung Hạnh (2008, 2009, 2010, 2011), Báo cáo

tài chính nộp tại Chi cục thuế Gia Lâm, Hà Nội

15. http://www.google.com.vn

16. http://www.kiemtoan.com.vn

17. http://www.mof.gov.vn

PHỤ LỤC

PHIỀU ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP

Đánh dấu X vào ô chọn

I/ Thông tin chung

1.Trình độ của người tham gia điều tra

2. Chức vụ của người tham

3. Độ tuổi của người tham

Trung học

Công nhân S.X

Dưới 18 tuổi

II/ Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp Bằng chấm điểm vào các mục sau (Thang điểm đánh gía 0

– 3 theo mức độ tăng dần)

1. Khó khăn của doanh nghiệp hiện nay: lợi thế của doanh nghiệp (0), gặp rất ít khó khăn (1), là vấn đề khó của doanh nghiệp (2), vấn đề rất khó khăn của doanh nghiệp (3)

1.1 Vốn và tài chính 1.2 Cơ sở hạ tầng 1.3 Công nghệ sản xuất

1.4 Cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp 1.5 Năng lực đội ngũ lãnh đạo

1.6 Năng lực của nhân viên

1.7 Thông tin và khả năng tiếp cận thị trường 1.8 Thủ tục hành chính

1.9 Đối thủ cạnh tranh

1.10 Mơi trường kinh doanh: thay đổi chính sách.

2. Cách thức giải quyết khó khăn: dễ thực hiện, là lợi thể của doanh nghiệp (0), thực hiện được (1), khó thực hiện (2), rất khó để thực hiện (3) 2.1 Liên hệ các chuyên gia

2.2 Tìm hiểu và vận dụng kinh nghiệm của doanh nghiệp khác 2.3 Tìm kiếm, Xây dựng, Củng cố các mối quan hệ

2.4 Liên doanh, liên kết, sáp nhập các công ty

3. Thực tế sử dụng TSCĐ của DN. Khơng có trong thực tế(0), tồn tại trong thực tế (1), phổ biến trong thực tế (2), là tình trạng chung (3) 3.1 Khơng có quy chế sử dụng, chế độ bảo dưỡng định kì máy móc,

nâng cấp máy móc theo kịp cơng nghệ mới. 3.2 Vận hành quá công suất quy định. 3.3 Sử dụng cơng nghệ lạc hậu, lỗi thời. 3.4 Trình độ cơng nhân cịn hạn chế.

3.5 Nguồn lực dành cho TSCĐ còn chưa tương xứng.

4. Khó khăn của doanh nghiệp trong quản lý hàng tồn kho; Dễ thực hiện, là lợi thể của doanh nghiệp (0), thực hiện được (1), khó thực hiện (2), rất khó để thực hiện (3)

4.1 Yếu tố đầu vào khơng ổn định 4.2 Chi phí lưu kho cao

4.4 Yếu tố khác

5. Giải pháp nhằm giảm số dư Các khoản phải thu; Dễ thực hiện, là lợi thể của doanh nghiệp (0), thực hiện được (1), khó thực hiện (2), rất khó để thực hiện (3)

5.1 Thắt chặt chính sách bán chịu: điều kiện mua hàng, thời hạn thanh toán, biện pháp xử lý với trường hợp quá hạn.

5.2 Tăng mức chiết khấu thanh toán hoặc các biện pháp khuyến mãi, tặng quà khi thanh tốn nhanh, thanh tốn đúng hạn;

5.3 Đơn đốc các khoản phải thu khó địi;

5.4 Đa dạng các hình thức bán hàng: hàng đổi hàng;…

6. Biện pháp quản lý tiền mặt; Dễ thực hiện, là lợi thể của doanh nghiệp (0), thực hiện được (1), khó thực hiện (2), rất khó để thực hiện (3) 6.1 Quy trình thu – chi rõ ràng, chặt chẽ; nghiêm túc tuân thủ;

6.2 Phản ánh trung thực luồng tiền vào – ra trên sổ sách 6.3 Xác định lượng tiền dư tại quỹ hợp lý

6.4 Hàng ngày Kiểm kê, đối chiếu sổ quỹ kế toán – thủ quỹ

III/Bạn có hồn tồn đồng ý (3), đồng ý (2), không đồng ý (1), hồn tồn khơng đồng ý (0) với các nhận định sau về công ty TNHH Gốm sứ Bát Tràng

Thang điểm từ 3 – 2 – 1- 0

1. Lãnh đạo doanh nghiệp có đầy đủ các phẩm chất và năng lực để điều hành doanh nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp thường xuyên mở các lớp đào tạo hoặc đưa công nhân đi đào tạo nâng cao tay nghề .

3. Việc phân cấp quản lý sử dụng và chịu trách nhiệm về Tài sản của doanh nghiệp được cụ thể bằng văn bản và thực hiện nghiêm túc theo quy định.

4. Lượng tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu sử dụng

5. Lượng hàng tồn kho đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh. 6. Tài sản cố định được bảo trì, bảo dưỡng, và đáp ứng được nhu cầu sản xuất.

7. Phương thức bán hàng của công ty đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.

8. Các mặt hàng sản xuất của doanh nghiệp đa dạng, phong phú đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

9. Việc mở rộng thị trường là khả thi.

10. Đa dạng đầu tư phù hợp với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.

Bảng kết quả điều tra TC I 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 1.8 1.9 1.10 II 2.1 2.2 2.3 2.4 III 3.1 3.2 3.3 3.4

IV 4.1 4.2 4.3 4.4

V 5.1 5.2 5.3 5.4 VI 6.1 6.2 6.3 6.4

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH gốm sứ bát tràng (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w