a. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao
Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, cuộc cạnh tranh giữa các nước và các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt. Cuộc cạnh tranh đó thể hiện trên tất cả các mặt: công nghệ, quản lý, tài chính, chất lượng, giá cả…Nhưng trên hết, yếu tố đứng đằng sau mọi cuộc cạnh tranh là con người. Thực tế đã chỉ ra rằng: Đối thủ cạnh tranh đều có thể học và làm theo mọi bí quyết của doanh nghiệp về sản phẩm và cơng nghệ…duy chỉ có đầu tư vào yếu tố con người là ngăn chặn được đối thủ cạnh tranh sao chép bí quyết của
mình. Nhưng nguồn nhân lực chỉ đóng vai trị quyết định khi nó đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt là đối với NHCSXH hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng là tập trung nguồn lực tài chính của Nhà nước để cho phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm, ổn định đời sống và từng bước thoát nghèo vươn lên làm giàu, số lượng khách hàng đơng thì yếu tố con người ở đây ln được đề cao.
Làm thế nào và bắt đầu từ đâu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đang là bài tốn khó giải được đặt ra cho ban giám đốc chi nhánh. Hãy xem xét các yếu tố cấu thành chất lượng nguồn nhân lực, chỉ có một phần nhỏ do yếu tố bẩm sinh, di truyền, những yếu tố cịn lại đều do mơi trường giáo dục mà nên.
Hiện nay đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của chi nhánh hầu hết là các cán bộ trẻ, có sức khỏe, được đào tạo cơ bản ở các trường đại học, cao đẳng song lại thiếu kinh nghiệm thực tế, năng lực quản lý và kiến thức ngoại ngành. Một số ít đã có kinh nghiệm hoạt động lâu năm nhưng do đào tạo hoàn toàn trong thời kỳ trước nay tuổi đã cao không theo kịp tiến bộ của khoa học, yếu về công nghệ thông tin. Đội ngũ cán bộ điều hành là cán bộ giỏi nghiệp vụ đưa lên nhưng do chưa được đào tạo sâu về quản lý, điều hành rất lúng túng. Vì vậy chi nhánh cần tập trung xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể cho cán bộ để bổ khuyết những mặt cịn hạn chế, đảm đương và hồn thành nhiệm vụ được giao. Đồng thời chi nhánh cũng phải phối hợp với các hội đoàn thể nhận ủy thác mở các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ hội đoàn thể, tổ trưởng tổ TK&VV để họ nắm vững những quy trình, kiến thức, nội dung được ủy thác để có thể cùng NHCSXH Hà Tĩnh khơng những chuyển tải vốn tín dụng ưu đãi về với hộ nghèo nhanh, kịp thời mà cịn có thể cùng hướng dẫn người vay phương thức, cách thức sử dụng vốn đó cho hiệu quả. Mặt khác chi nhánh cũng cần quan tâm giáo dục nâng cao đạo đức nghề
nghiệp cho cán bộ nhân viên, để họ có sự đồng cảm với hộ nghèo, quan tâm chia sẻ với hoàn cảnh các hộ nghèo, tạo dựng lòng tin cho người nghèo vươn lên thốt nghèo hịa nhập với cộng đồng. Đương nhiên với nguồn kinh phí và thời gian hạn chế, cơng tác đào tạo chỉ mới thực hiện được các khóa đào tạo cấp tốc, nặng về phổ biến kiến thức chuyên môn theo văn bản, nhẹ về phương pháp sư phạm, thực hành, thảo luận và kiến thức ngoại ngành dẫn đến khi triển khai một số nơi hiểu chưa đúng nên chưa thể làm tốt.
b. Tập huấn kỹ thuật khuyến nông cho các hộ nghèo
Chất lượng vốn tín dụng nói chung của các ngân hàng là vốn vay được sử dụng đúng với dự án sản xuất kinh doanh có lãi, trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn, không phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn trong giới hạn cho phép. Để đạt được yêu cầu trên đòi hỏi các ngân hàng khi cho vay phải xét chọn và thẩm định các dự án khả thi, dự án tốt, các khách hàng có tín nhiệm trong việc vay, trả nợ có truyền thống với ngân hàng. Tuy nhiên đối với NHCSXH chất lượng sử dụng vốn tín dụng ưu đãi khơng những phải đảm bảo cả hiệu quả kinh tế mà cịn phục vụ cho nhiệm vụ chính trị - xã hội theo các chương trình, mục tiêu từng chương trình của Chính phủ, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Sử dụng vốn tín dụng ưu đãi có chất lượng ngồi việc phải đưa vốn đến đúng đối tượng, kịp thời thì vấn đề đặt ra là mà thế nào để các đối tượng được vay sử dụng vốn mang lại lợi ích cho gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Chất lượng sử dụng vốn tín dụng ưu đãi chỉ có thể đạt được khi vốn tín dụng gắn kết chặt chẽ với công tác khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngư.
Hơn một thập kỷ nay, nông thôn Việt nam đặc biệt là nông thôn Hà Tĩnh là những vùng khó khăn được Nhà nước đầu tư rất nhiều chương trình dự án về kinh tế, văn hóa – xã hội, nhưng nhìn chung việc ngành nào ngành ấy lo. Hiện nay, Nhà nước và địa phương chưa ban hành cơ chế gắn kết thống nhất
để có sự phối hợp giữa các ngành trong việc thực hiện các chương trình lồng ghép phát triển cây trồng, vật nuôi, giữa các hoạt động của NHCSXH với các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và chuyển giao công nghệ của ngành khác. Trong phát triển kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp nông dân không thể tự bơi lại thiếu kiến thức, người nghèo càng khó. Vốn vay ngân hàng đã ít, thời gian lại ngắn, cứ để bà con tự xoay xở thì giữa thốt nghèo và tái nghèo là một sợi chỉ mong manh. Từ vốn vay của ngân hàng bà con trồng cây gì, ni con gì, làm nghề gì để lấy ngắn ni dài có hiệu quả, thốt nghèo bền vững phải nhờ tới cán bộ chuyên môn. Kinh nghiệm ở một số huyện nghèo, nhiều nơi cán bộ ngân hàng phải “cầm tay chỉ việc”. Nhờ cách làm này mà rất nhiều hộ vay vốn ở huyện Hương Sơn, Hương Khê bỏ tập tục sống du canh, du cư, học trồng ngơ, trồng lúa nước…có cái ăn, được giao đất, giao rừng; được NHCSXH cho vay vốn, bà con định canh, định cư, xưa nay phá rừng nay trồng rừng, giữ rừng, phát triển chăn ni, nhiều hộ có thu nhập trên dưới 50 triệu đồng/năm. Nhiều thanh niên bỏ bản làng đi làm thuê xa nay cũng tìm về xây dựng nơng thơn mới, cuộc sống mới ở quê nhà. Vì vậy cần giúp cho hộ nghèo nắm vững các kiến thức khoa học kỹ thuật, đặc biệt kỹ thuật làm tăng năng suất lao động để từ đó tăng hiệu quả sử dụng vốn vay góp phần tích cực vào giảm nghèo bền vững.
Ngoài NHCSXH các tổ chức nhận ủy thác đóng vai trị quan trọng trong cơng tác chuyển giao kỹ thuật, khuyến nông nhưng thời gian qua thực hiện nhiệm vụ này cịn mờ nhạt. Ngun nhân một phần chính là chưa có sự tập huấn kỹ càng từ NHCSXH và sự hỗ trợ kiến thức từ các ngành chuyên về nghiên cứu phát triển sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp. Bản thân hộ nghèo, hộ dân ở vùng khó khăn là người hạn chế khả năng tổ chức sản xuất, kinh doanh, hiểu biết về khoa học kỹ thuật nên sử dụng vốn vay chưa hiệu quả. Vì vậy các tổ chức này cần tăng cường phổ biến những kiến thức đã được tiếp
thu trong các quá trình tập huấn và kinh nghiệm thực tiễn về kỹ thuật mới, chọn cây con giống, cách chăm sóc, phịng trừ sâu bệnh, dịch bệnh cho bà con theo từng giai đoạn của mùa vụ. Chẳng hạn, khi chuẩn bị vào vụ, hộ cần được hướng dẫn chọn loại cây giống và cách chăm sóc, khi dịch bệnh phổ biến thì tổ TK&VV và tổ chức hội phối hợp để phổ biến cách phòng trừ sâu bệnh qua các buổi sinh hoạt tổ…Bênh cạnh đó cũng chú trọng cơng tác giới thiệu những hình mẫu hộ gia đình có cách trồng trọt, chăn ni, tổ chức làm ăn hiệu quả trong các tổ để nhân rộng điển hình từ cơ sở.
c. Tăng cường công tác tuyên truyền thông tin
Do thời gian ra đời và hoạt động cịn khá non trẻ nên cơng tác tuyên truyền chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, cần tổ chức tốt hơn các hoạt động thông tin, tuyên truyền về NHCSXH trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao, nhận thức hiểu biết của chính quyền địa phương, các ngành, các đoàn thể xã hội, các tổ chức trong và ngồi nước về những chủ trương mơ hình đúng đắn, một địa chỉ tin cậy của người nghèo và các đối tượng chính sách nhằm tranh thủ sự ủng hộ về nguồn lực tài chính của các tổ chức giúp NHCSXH có thêm nguồn vốn cho vay ưu đãi phục vụ cho mục tiêu XĐGN, xây dựng xã hội giàu mạnh, cơng bằng, dân chủ, văn minh. Nguồn vốn càng nhiều thì người dân càng có cơ hội sử dụng vốn đó để mở rộng sản xuất kinh doanh, đưa ra những sản phẩm tốt có thể chào bán ở thị trường trên cả nước, HSSV yên tâm học tập, tạo thêm việc làm cho người lao động… Đồng thời công tác tuyên truyền thơng tin cịn giúp cho người dân hiểu rõ hoạt động của NHCSXH có vay, có trả đúng hạn giúp hồn vốn tạo điều kiện cho những hộ cịn khó khăn chưa được tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi có cơ hội vươn lên thốt nghèo như chính gia đình mình. Đây cũng chính là truyền thống tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau của dân tộc Việt Nam.