Xây dựng chiến lược kinh doanh và thương hiệu của công ty * Chiến lược kinh doanh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần từ doanh nghiệp nhà nước của tỉnh nam định (Trang 96 - 101)

27 CTCP thực phẩm công nghiệp 28 CTCP xây dựng Xuân Thuỷ

3.2.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh và thương hiệu của công ty * Chiến lược kinh doanh.

công ty * Chiến lược kinh doanh.

Thực tiễn cho thấy vấn đề hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược SXKD của một công ty thật không đơn giản. Trên cơ sở đánh giá đúng tiềm năng của đơn vị mình kết hợp cùng với các thơng tin cập nhật đã qua khâu xử lý sơ bộ, công ty cần huy động một lực lượng cán bộ đủ mạnh để hoạch định hệ thống các chiến lược kinh doanh cần thiết của công ty cho từng thời kỳ.

- Chiến lược marketting: Phân tích yếu tố khách hàng, chiến lược sản

- Sản xuất kinh doanh: Kiểm tra chất lượng, địa điểm sản xuất kinh

doanh việc mua hàng, bảo trì, bảo dưỡng phương tiện và các trang thiết bị, lập trình sản xuất kinh doanh.

- Nguồn nhân lực: Khuyến khích động viên nhân viên, có mức độ

thưởng, phạt kịp thời, tổ chức đào tạo phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.

- Tài chính: Cơ cấu vốn, chính sách về lợi tức cổ phần và thị trường tài

chính.

- Nghiên cứu và phát triển: Đổi mới kỹ thuật, phát triển kỹ thuật và

dự kiến quy trình sản xuất kinh doanh.

Các giải pháp hỗ trợ việc thực hiện chiến lược cơng ty như hình thành mạng lưới thu thập và sử lý thông tin, khâu cập nhật và sử lý thông t in là một trong các khâu yếu nhất của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và của các cơng ty cổ phần tỉnh Nam Định nói riêng. Tại các nước phát triển hệ thống thông tin kinh tế - kỹ thuật khá hồn chỉnh, mọi thơng tin kinh tế vĩ mô và vi mô đều được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng. Tuy vậy để hoạch định và tổ chức thực hiện một chiến lược kinh doanh cho riêng mình, các tổ chức kinh tế cần phải tự xây dựng một hệ thống số liệu chuyên ngành.

* Xây dựng và quảng bá thương hiệu

Thương hiệu là loại tài sản vơ hình của cơng ty, những năm gần đây tài sản vơ hình này càng trở nên có giá trị, thực tế có những cơng ty làm rất tốt cơng tác quảng bá, thương hiệu của họ có giá trị bằng ba thậm chí bốn lần tài sản hữu hình, như vậy ta thấy thương hiệu có tầm quan trọng như thế nào đối với công ty.

Thương hiệu tốt sẽ làm cho sản phẩm và hình ảnh của cơng ty có thể in đậm trong tâm trí khách hàng, như vậy khi muốn tiêu dùng một mặt hàng nào đó người tiêu dùng sẽ nghĩ ngay đến sản phẩm của cơng ty có thương hiệu tốt.

Một thương hiệu tốt được nhiều người ưu thích và in đậm trong tâm trí khách hàng khơng chỉ vì nó có hình ảnh đẹp mắt mà hơn thế nữa chính chất lượng, giá cả của sản phẩm, phương thức bán hàng và các chính sách sau bán hàng của cơng ty đã làm nên điều đó.

Thương hiệu là tài sản vơ hình của cơng ty, thực tế cho thấy cơng ty nào có ý thức đầu tư cho việc quảng bá và xây dựng thương hiệu sẽ được đền bù xứng đáng. Uy tín, hình ảnh của cơng ty trên thị trường được củng cố và nhờ đó tài sản vơ hình của cơng ty cũng tăng lên tương ứng.

Hiện nay các cơng ty của tỉnh Nam Định chưa có thương hiệu tốt, do vậy phải xây dựng và quảng bá cho thương hiệu của mình trở nên có ấn tượng trước khách hàng thì mới có thể hướng tới mục tiêu thị phần.

3.2.2. Giải pháp tăng doanh thu

* Tăng số và chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của các công ty.

Để tăng doanh thu các công ty phải tăng khối lượng sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ. Nếu như các điều kiện khác không thay đổi thì việc tăng khối lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp tới khối lượng lợi nhuận của các công ty.

Đi đôi với việc tăng khối lượng sản phẩm, các công ty cần phải lưu ý đến các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm cao sẽ đảm bảo cho uy tín của cơng ty được giữ vững và giá bán sẽ cao.

Ngoài ra cơng ty cịn cần có biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ như có thể đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường mới như ở Mỹ, Tây Âu…

Có chính sách giá bán hợp lý, linh hoạt, có phương thức tiêu thụ phân phối sản phẩm phong phú đa dạng để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm của các công ty trên thị trường.

* Mở rộng và nâng cao chất lượng cung ứng hàng hoá, dịch vụ của công ty.

Doanh thu của công ty không chỉ phụ thuộc vào số, chất lượng sản phẩm của hàng hố mà cịn phụ thuộc và liên quan trực tiếp đến hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Vì vậy để tăng doanh thu cho cơng ty thì phải đẩy mạnh nâng cao chất lượng hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Để hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ đem lại kết quả tốt, công ty nên thực hiện các biện pháp sau:

+ Xây dựng kế hoạch SXKD trung và dài hạn đảm bảo sự tồn tại và phát triển của công ty, công tác kế hoạch phải bám sát thực tế có tính chất khả thi cao, xây dựng kế hoạch phải dựa theo "Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2001 - 2010" và "Chương trình phát triển cơng nghiệp, thủ cơng nghiệp Tỉnh Nam Định nhiệm kỳ 2001 - 2005" đã được phê duyệt.

+ Tập trung nghiên cứu và xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đủ tầm, tránh dàn trải kéo dài mất thời cơ kinh doanh. Đầu tư phải đồng bộ, đủ cả vốn cố định và vốn lưu động, đồng bộ giữa thiết bị, công nghệ với đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nghệ mới. Đặc biệt là các công ty Dệt - May, Chế biến thuỷ hải sản xuất khẩu, đây là các công ty SXKD các mặt hàng truyền thống, có thế mạnh của Nam Định.

+ Tăng cường các hình thức thơng tin quảng cáo mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu, ổn định mạng lưới khách hàng, đồng thời tăng cường công tác quản lý, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả SXKD.

+ Tăng cường công tác kiểm tra giám sát và hướng dẫn nghiệp vụ trong công tác kế hoạch đầu tư, cơng tác tài chính kế tốn, cơng tác tổ chức lao động. Kịp thời giải quyết các vướng mắc, khắc phục các thiếu sót trong

cơng tác quản lý. Sớm hồn thành bộ phận nghiên cứu thị trường, các thông tin sẽ giúp cho công tác xây dựng kế hoạch đầu tư, tìm kiếm bạn hàng, khách hàng, nguồn cung cấp đầu vào, cũng như tiêu thụ các sản phẩm đầu ra, lựa chọn các phương án đầu tư, đồng thời giúp cho các đơn vị thành viên có thơng tin kịp thời để phục vụ cho SXKD đạt hiệu quả. Bộ phận nghiên cứu thị trường cần phải được thành lập ở từng đơn vị thành viên và chịu sự điều hành, quản lý của bộ phận nghiên cứu thị trường cơng ty. Bởi vì, mỗi đơn vị thành viên tiến hành các hoạt động SXKD khác nhau như vậy thị trường tiêu thụ cũng khác nhau. Việc hình thành các bộ phận nghiên cứu thị trường ở công ty không những quản lý được hoạt động của các bộ phận nghiên cứu thị trường ở các đơn vị thành viên mà thơng qua đó cịn có sự giúp đỡ qua lại lẫn nhau giữa các đơn vị trong công ty.

* Mở rộng mạng lưới giới thiệu và bán hàng.

Để làm được điều này các công ty cần lập ra bộ phận Marketting riêng, bộ phận này sẽ có nhiệm vụ phân tích, tìm hiểu, đánh giá thị trường và đưa ra những chiến lược phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Đây là vấn đề càng giải quyết sớm càng tốt, bộ phận Marketting có chức năng như: Quảng cáo, tiêu thụ và xúc tiến các hoạt động thương mại để giúp các công ty đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm và đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng.

- Giới thiệu và bán hàng thông qua mạng Internet (thương mại điện tử).

Với xu thế của sự phát triển thông tin như hiện nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, đã làm cho việc tìm hiểu, tiếp xúc và thâm nhập thị trường trở lên đa dạng hơn, thương mại điện tử là một trong những cách được xem là nhanh và có hiệu quả nhất và là bước đi mang tính đột phá trong việc tiếp cận thị trường, xúc tiến xây dựng trang Web của công ty để quảng bá sản phẩm và giao dịch điện tử.

- Một biện pháp nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty là quảng cáo, giới thiệu các sản phẩm.

Quảng cáo, giới thiệu các sản phẩm để người tiêu dùng cũng như người cung cấp biết đến, qua đó khách hàng thấy được phần nào chất lượng khả năng cung cấp hàng hố của cơng ty, đáp ứng nhu cầu của họ, họ sẽ tìm đến với cơng ty, tiêu dùng sản phẩm hàng hố của cơng ty, từ đó nâng cao lợi nhuận cho công ty.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần từ doanh nghiệp nhà nước của tỉnh nam định (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w