Sự đan xen giữa yếu tố hiện thực và kỳ ảo như một bút pháp nghệ thuật kép tạo nên chiều sâu giá trị cho tác phẩm.

Một phần của tài liệu thực và ảo trong tác phẩm bữa rượu máu của nguyễn tuân (Trang 29 - 32)

tạo nên chiều sâu giá trị cho tác phẩm.

Nguyễn Tuân được xem như là một trong những nhà văn độc đáo nhất của nền văn học Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn 1945 - 1975. Sáng tác truyện ngắn của ông luôn là sự kết hợp giữa cái huyền ảo và cái hiện thực, hai yếu tố không thể tách rời nhau luôn nằm trong mối quan hệ thống nhất và quy định phụ thuộc lẫn nhau. Hiện thực chính là cái nền để nhà văn sáng tạo và viết nên phong cách kỳ ảo. Kỳ ảo làm huyễn tưởng hóa hiện thực, khiến hiện thực khơng hiện ra một cách trần trụi mà mang tính nghệ thuật rất cao, nhưng đồng thời, chính sự kỳ ảo hóa cũng đã tơ đậm hiện thực lên gấp nhiều lần so với lối miêu tả thông thường. Thế nên, Nguyễn Tuân rất biết cách đem đặt những yếu tố siêu nhiên vào những thứ thông thường và là một người bẩm sinh đã có nghệ thuật kể chuyện độc đáo.

Trong Bữa rượu máu, từ phong cách trần thuật vô cùng độc đáo, Nguyễn Tuân đã phác họa nên bút pháp nghệ thuật đan xen giữa yếu tố hiện thực và yếu tố kỳ ảo một cách đậm nét, thơng qua đó ơng bày tỏ sự chống đối lại chính quyền thực dân một cách kín đáo. Nguyễn Tuân viết về ảo nhưng nặng lòng với thực. Bằng cách viết về sự tài hoa của một người đao phủ tên là Bát Lê thông qua phong cách kể chuyện hết sức tinh tế của Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, thì trong tác phẩm, kỳ ảo ln là cái phóng thích của hiện thực, là trị chơi để hiện thực bám vào và tạo ra những chiều sâu giá trị cho tác phẩm.

Đó là những chi tiết miêu tả về sự âm u nơi vùng đất bỏ hoang, là những đường hoa thanh quyết tuyệt đẹp và tuyệt kỹ của Bát Lê đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật nhưng lại thấm đẫm hiện thực của sự tàn phá, sự phũ phàng tàn bạo của tội ác. Đó cịn là những câu hát giải oan “nghe như bài sai của thầy phù thủy” vừa ca ngợi cái tài, cái đẹp vừa ốn thán cả chế độ; là cái khơng gian nửa trịnh trọng, nâng niu không gian của một thời quá vãng với tiếng nhạc, tiếng trống, nửa ghê rợn đượm mùi tội ác trên pháp trường…

Sự pha trộn giữa hai yếu tố này đã giúp người đọc nhìn thấy những hiện trạng xã hội bê bối, bi thảm của thời cuộc, của xã hội và con người Việt Nam khi chính quyền thực dân Pháp cai trị được phơi bày trong văn chương của Nguyễn Tuân, nhưng đằng sau mỗi con chữ là cả một nỗi xót xa, cay đắng.

Chúng ta nhận ra rằng, một sự nghiệp văn học lớn khơng chỉ thể hiện ở vai trị của một người mở đường mà có thể là ở tài năng pha trộn. Có thể nói, Nguyễn Tuân vừa là nhà văn vừa là “thầy phù thủy” của ngôn từ khi kết hợp được nhiều yếu tố trái ngược nhau một cách nhuần nhuyễn, giữa thực và ảo, giữa cái thực tại trần trụi và cái huyễn tưởng kỳ quặc. Tác phẩm hướng chúng ta đến với quan điểm nghệ thuật độc đáo của nhà văn trong đời sống cũng như trong nghệ thuật mà biểu hiện là cái thú chơi ngơng. Đó khơng chỉ đơn thuần là phản ứng tâm lý của một cá nhân trước tấn kịch xã hội mà cịn bao hàm cả cái khí khái của người trí thức yêu nước không cam tâm chấp nhận chế độ thực dân, tự đặt những nghịch thuyết để tách mình ra và vượt lên trên cái xã hội của những kẻ xu thời, thỏa mãn với thân phận nô lệ. Như vậy, từ bản chất, cái ngơng đó bao hàm một nội dung luân lý đạo đức truyền thống.

Chính điều này đã tạo cho những sáng tác của ông không chỉ là Nghệ thuật vị

C. KẾT LUẬN

Nguyễn Tuân xuất hiện trên tao đàn văn học 1945 - 1975 như một tao nhân mặc khách dành cả cuộc đời mình để theo đuổi sự nghiệp kiếm tìm cái đẹp vang bóng. Hệ thống các sáng tác của ông trước và sau cách mạng đều thể hiện được cái tôi tài hoa uyên bác, đa tài và say mê cái đẹp. Cái tôi “ngông” của Nguyễn đã biến ngịi bút của ơng trở thành một ngịi bút có cá tính độc đáo, thành cái mà người ta gọi là “khác

người”.

Ơng là một cây bút có sức hút kì lạ, có cách viết lơi cuốn người đọc vào trong các tác phẩm của mình. Đọc Nguyễn Tn người đọc ln cảm nhận được những cái đăc biệt, những cái mới mẻ, khơng bị hồ lẫn vào những cái nhờ nhờ, không màu sắc. Trong truyện ngắn Bữa rượu máu, hay còn được gọi với một cái tên khác là Chém treo ngành, Bút pháp kết hợp giữa những yếu tố có thực và những Mơtip kỳ ảo đã thể hiện được sự phê phán xã hội một cách sâu sắc của Nguyễn Tuân. Đây được xem là tác phẩm mờ ám nhất, độc đáo nhất, ít thấy trong văn họcViệt Nam. Với Chém treo ngành, bút pháp của Nguyễn Tuân đã đạt tới độ lạnh gần như tuyệt đối.

Những nghiên cứu trên chỉ để hiểu thêm một quan niệm cụ thể về một nét nghệ thuật độc đáo của nhà văn. Tuy nhiên, đây mới chỉ là một trong những viên ngọc trong chuỗi ngọc độc đáo nhiều bí ẩn trong ngơn ngữ tài hoa của nhà văn họ Nguyễn. Từ đó có thể cảm nhận sâu sắc cái thú vị cũng như cái khó với một tác gia văn học tích hợp đa văn hóa như Nguyễn Tn. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Tuân thật xứng đáng với tầm cỡ một nhà văn lớn. Nói đến ơng, người ta nghĩ ngay đến một sự nghiệp sáng tác đồ sộ, rất mực tài hoa và độc đáo. Không thể tưởng tượng nổi sẽ lạnh lẽo và tiêu điều tới mức nào nếu đại ngàn văn chương dân tộc thiếu vắng những nghệ sĩ ngôn từ bậc thầy như nhà văn Nguyễn Tuân.

Một phần của tài liệu thực và ảo trong tác phẩm bữa rượu máu của nguyễn tuân (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w