2.2.1. Tài nghệ “chém treo ngành”.
Trong tác phẩm Bữa rượu máu, Bát Lê chém người đã nổi tiếng nhưng đó mới chỉ là lời kháo nhau chứ chưa thể biết tài nghệ của ông tuyệt đến mức nào. Và để người đọc tận mắt chiêm ngưỡng tài năng của Bát Lê thực hiện vì quan Đổng lý quân vụ muốn khoe tài thuộc hạ của mình với tên quan Cơng sứ, Nguyễn Tn đã mô tả cái tài của một người đao phủ lên mực trác tuyệt, tuyệt hảo đến mức phi hiện thực: “Bát Lê múa lượn giữa hai hàng tử tù và múa hát đến đâu thì những cái đầu tội nhân bị quỳ kia chẻ gục đến đấy. Những tia máu phun kêu phì phì, vọt cao lên nền trời chiều. Trên áng cỏ hoen ố, không một chiếc thủ cấp nào rụng xuống”.
Tài chém treo ngành của Bát Lê hiện lên qua ngôn từ của Nguyễn Tuân như một sự tuyệt mĩ hóa đến mức khó tin. Đến đây thì có lẽ độc giả sẽ khơng thơi thắc mắc rằng, làm gì có một người có thể chém chuối mà mười cây như một, mười nhát đao mà nhát nào cũng y như nhau, cây chuối nào cũng dính lại với gốc “qua một làn bẹ mỏng”, “đà gươm mạnh từ cao soải xuống theo một chiều chếch, tưởng gặp đến gỗ cứng cũng lướt qua. Thế mà thanh quất chỉ ngập vào chiều sâu thân cây độ chín
phần mười”. Làm gì có cái tài nghệ chém đầu người nào tuyệt kỹ, tuyệt xảo đến mức
vừa xử trảm tù nhân vừa múa hoa thanh quất mà vẫn “ngọt nhát đao”, mười hai cái
đầu tử tù bị chém không cái nào rơi xuống đất. Đã vậy khi Bát Lê “hành nghề” thì cứ y như một vũ công trên sân khấu, vừa hát vừa múa “hoa thanh quyết”. Quả thật người ta chỉ biết kinh ngạc trước cài tài nghệ có một khơng hai của Bát Lê mà thôi.
Dù biết rằng các sáng tác của Nguyễn Tuân đều mang đậm tinh thần duy mỹ và cái đẹp trong tác phẩm đều là cái đẹp tài hoa, thế nhưng ta vẫn khó có thể tin được cái tài hoa đến mức hoàn hảo như nhân vật Bát Lê trong tác phẩm. Có lẽ, cũng xuất phát từ quan niệm con người tài hóa trác tuyệt của Nguyễn Tuân và sự khao khát một hiện thực xã hội tồn tại những con người tài hoa, tài nghệ xuất chúng như thế mà nhà văn đã gần như dồn nén tất cả cái tinh túy vào nhân vật.
2.2.2. Bộ y phục khơng dính máu
Bút pháp nghệ thuật kỳ ảo hóa hiện thực của Nguyễn Tn khơng chỉ dừng lại ở việc thần thánh hóa cái tài năng của những con người tài hoa như Bát Lê, mà còn được thể hiện rất rõ ở chi tiết nhân vật Bát Lê “mặc áo trắng”, “thắt khăn điều”, khai
đao hành quyết như một nghệ nhân múa một vũ khúc. Trảm xong 12 người, Bát Lê
“không nghỉ ngơi chạy tuốt vào đứng trước nhà rạp. Bấy giờ quan Cơng sứ mới nhìn kỹ... Thấy trên quần áo trắng của y khơng có một giọt máu phun tới”. Qua đó mới
thấy được cái phi lí trong cách miêu tả của nhà văn họ Nguyễn. Tuy nhiên, chính những điều phi lý, đầy hư ảo đó lại đem đến một lớp ý nghĩa rất hàm súc và sâu sắc.
Bộ y phục màu trắng mà Bát Lê mặc trong buổi hành hình chém đầu tử tù phải chăng chính là dụng ý của Nguyễn Tuân? Tại sao lại không phải là một màu khác mà là màu trắng. Màu trắng ln là màu của tang tóc, có phải vì thế mà Bát Lê mang nó như để đưa tiễn linh hồn của mười hai nghĩa sĩ Bãi Sậy về nơi cực lạc với một chút gì đó gọi là Thiên lương cịn sót lại trong tâm hồn khơng?
đầu tội nhân bị quỳ kia chẻ gục đến đấy” thì cũng khơng thể nào khơng bị dính một
vài giọt máu tươi trên mình trong khi “những tia máu phun kêu phì phì, vọt cao lên
nền trời chiều” như vậy. Nếu nói rằng, Nguyễn Tuân đã giải oan cho nhân vật Bát Lê
ngay từ đầu tác phẩm qua mười bốn câu hát “phù thủy” thì đây chính là minh chứng rõ ràng nhất để ta thấy được Thiên lương trong sạch của Bát Lê.
Bộ y phục màu trắng không chỉ là một sự chu đáo của Bát Lê đối với những con người sắp bị xử tử, mà đó cịn là lời biện minh cho một con người tài hoa vẫn cịn có cái tâm. Sống trong cái xã hội đen tối đó, dù có bị những thế lự tàn bạo dật dây, kéo lê số phận thì những con người tài hoa của Nguyễn Tuân vẫn giữ được cái thiên lương như “một thanh âm trong trẻo giữa bản nhạc xô bồ”. Bát Lê tuy được xem như một kẻ sát nhân, thế nhưng tâm hồn lại hồn tồn trong sạch, khơng hề bị hoen ố bởi những bùn lấy của xã hội. Bát Lê chém người là để thể hiện tài năng, để cho cái tài năng tuyệt mĩ của ông được bày tỏ một cách chính đáng, dù rằng nó được đặt trong một hoàn cảnh đối lập, là tội ác.
Quan điểm Nghệ thuật của Nguyễn Tuân không phải chỉ là sự duy mỹ mỗi cái tài hoa, cái đẹp của nghệ thuật, mà Nguyễn Tuân luôn đặt cái tài hoa nghệ sĩ đó trong cái Thiên lương cao cả. Cái Tài và cái Tâm phải ln gắn bó cùng nhau, mới tạo ra được một con người nghệ sĩ đúng với bản chất của nó, như chính bản thân Nguyễn Tn vậy.
2.2.3. Mơtip cơn gió trong tác phẩm
Đọc những tác phẩm của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám, chúng ta thường bắt gặp trong các sáng tác của Nguyễn Tuân những chi tiết, môtip quen thuộc. Đặc biệt là những hình tượng như cơn gió, con đường, dịng sơng, nhà ga, bến tàu… ln có sức hấp dẫn và ám ảnh đối với ơng. Những hình tượng này ít nhiều đều mang tính biểu tượng và ý nghĩa thẩm mỹ nhất định. Nó thể hiện niềm khát khao, hy vọng cũng như nỗi chán chường tuyệt vọng của Nguyễn Tuân trước cuộc đời, trước đời sống xã hội lúc bấy giờ.
Trong truyện ngắn Bữa rượu máu, chi tiết mang đậm tính huyền thoại, kỳ ảo nhất có lẽ là chi tiết nói về cơn gió trong đoạn cuối cùng: “Lúc quan Công sứ ra về,
khi lướt qua mười hai cái đầu lâu cịn dính vào cổ người chết quỳ kia, giữa sân pháp trường sắp giải tán, nổi lên một trận gió lốc xốy rất mạnh. Thường những lúc xuất quân bất lợi, tưởng cơn gió lốc cuốn gẫy ngọn cờ súy, cũng chỉ mạnh được thế thơi. Trận gió soắn hút cát, bụi lên, xoay vòng quanh đám tử thi và đuổi theo các quan đang ra về. Cái mũ trắng ở trên đầu quan Cơng sứ bị cơn gió lốc dữ dội lật rơi xuống bãi cỏ lăn lộn mấy vịng”.
Cơn gió xuất hiện một cách bất ngờ và mang đến một khơng gian vừa khó hiểu vừama qi, rùng rợn. Đó khơng chỉ là một cơn gió xốy hay là oan hồn của mười hai con người chết quỳ kia đuổi theo tên quan Công sứ thực dân tàn bạo như một lời đe dọa, một lời cảnh báo đến cái đầu của lũ cướp nước. Mà đó cịn là sự “xuất hiện” của chính Nguyễn Tn trong tác phẩm, bởi nhà văn đã rất khôn khéo khi thể hiện tư tưởng đả phá thực dân Pháp một cách kín đáo và đầy nghệ thuật thơng qua chi tiết này.
Cơn gió xoay vịng quanh đám tử thi là oan hồn của họ hay chính nó là đại diện cho trận cuồng phong của một xã hội kim tiền ơ trọc?. Đó là cơn gió của những nguồn căm hận của một đất nước thuộc địa thống khổ muốn cuốn phăng cái lũ cướp nước và bán nước, hay là trận cuồng nộ của Trời đất đối với sự bạo tàn của chúng? Ta khó có thể lý giải được một cách xác đáng về Mơtip đầy ẩn ý. Chính điều này càng làm bật lên được tài năng của nhà văn Nguyễn Tuân.