3.2 NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG
3.2.2 Có chính sách phù hợp giải quyết việc làm cho lao động dôi dư của
của các hộ
Một là: Do tham gia cánh đồng mẫu lớn, nhờ việc áp dụng nhiều tiến bộ khoa học cơng nghệ vào đồng ruộng nên chi phí nhân cơng giảm, số lao động trong hộ dư thừa. Mặt khác, trong nông thơn lao động trồng trọt có tính chất thời vụ nên hiện tượng thiếu việc làm thể hiện rất rõ. Để hạn chế vấn đề này cần đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, lựa chọn công thức luân canh hợp lý và đa dạng hóa các sản phẩm nơng nghiệp, phát triển các ngành phi nông nghiệp ở nông thôn. Thực hiện tốt các chủ chương chính sách của Nhà nước trong chương trình quốc gia giải quyết việc làm trong đó có Quyết định số 1956/QĐ- TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 27/11/2009 về đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Theo chuơng trình này, đến năm 2020 sẽ đào tạo nghề cho 1 triệu lao động nông thôn mỗi năm. Đây là chương trình lớn tạo cơ hội thuận lợi cho lao động nông thôn trong những năm tới.
Hai là: Phát triển kinh tế khu vực ở cấp huyện nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch lao động dư ngay tại chỗ. Có chính sách, kế hoạch đào tạo người nơng dân có kiến thức, có văn hóa, tác phong cơng nghiệp và có kỹ năng lao động tốt, có khả năng thích ứng và đáp ứng yêu cầu lao động trong các ngành phi nơng nghiệp, họ có thể tham gia vào lao động trong nhiều lĩnh vực phi nơng nghiệp, cũng có thể vừa tham gia lao động nơng nghiệp kết hợp với phi nông nghiệp, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho nông dân, tạo điều kiện tăng thu nhập, giảm thất nghiệp, ít lao động dư. Hỗ trợ và khuyến khích người lao động học nghề, tự tạo việc làm, xuất khẩu lao động như: Trích lập Quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm địa
phương từ ngân sách tỉnh; thành lập mới và đầu tư nâng cấp hệ thống trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp tại các vùng và các huyện, thành thị, nâng cao năng lực các cơ sở giới thiệu việc làm.
Ba là: Chú trọng đến các biện pháp, chính sách nhằm duy trì và mở rộng các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, các tổng đội thanh niên xung phong xây dựng kinh tế và các trang trại nông- lâm- ngư trên địa bàn để tạo nhiều việc làm tại chỗ cho người lao động. Cụ thể là, Hội Nông dân các huyện, cơ sở phối hợp với nhiều ngành và có nhiều hình thức hỗ trợ nơng dân như: chủ động liên kết với các cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất để tổ chức dạy nghề và cung ứng lao động; tư vấn việc làm, đồng thời tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của hội viên nơng dân về các chính sách hỗ trợ học nghề, lợi ích của việc học nghề, tạo niềm tin cho hội viên nông dân mạnh dạn đầu tư, áp dụng kiến thức để mở rộng sản xuất nâng cao thu nhập. Bám sát mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội và phát triển nguồn nhân lực của địa phương để có kế hoạch đào tạo ngắn hạn với giải quyết việc làm, đẩy mạnh công tác thông tin, tư vấn, hướng nghiệp cơng tác xã hội hố dạy nghề, đa dạng các hình thức dạy nghề. Định hướng cho người lao động tự chọn ngành nghề phù hợp. Tổ chức cho nông dân tham quan học tập các mơ hình hay, có kế hoạch hỗ trợ vốn, vật tư, cây con giống cho học viên sau khi học nghề. Phát huy vai trị sức mạnh của tổ chức hội nơng dân trong cơng tác dạy nghề, góp phần tăng nhanh số lượng và chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thơn cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề cao phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Bốn là: Thúc đẩy sự lưu động của nông dân hướng tới các thành thị một cách hợp pháp, thúc đẩy việc cải cách đồng bộ thành thị và nông thôn, loại bỏ các rào cản của thể chế về việc làm, cư trú và bảo hiểm khi người nông thôn đến thành thị làm việc. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho nông dân, giải quyết các nội dung liên quan của vấn đề nơng dân làm cơng gồm một số chính sách như:
- Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, nới lỏng chính sách, cải cách chế độ hộ khẩu, cư trú cho nông dân vào thành phố làm việc.
- Kiện toàn mạng lưới dịch vụ công ở thành thị và nông thôn, cung cấp miễn phí tư vấn chính sách pháp luật, chế độ làm việc, giới thiệu nghề nghiệp cho nông dân.
- Xây dựng chế độ đảm bảo tiền lương và tiền lương tối thiểu đối với nông dân làm công cũng như chế độ an sinh xã hội cho họ, tăng cường bảo hiểm y tế cho nông dân, giải quyết tốt các vấn đề học hành, đào tạo nghề cho con em nông dân.
- Ban hành các chính sách bảo hộ nơng dân, coi giải quyết vấn đề nông dân lên thành phố làm công là giải pháp quan trọng để thay đổi kết cấu nhị nguyên giữa thành thị và nông thôn.
- Xây dựng các nguyên tắc đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho nông dân làm công như đối xử công bằng, tăng cường dịch vụ, hoàn thiện quản lý, quy hoạch tổng thể giải quyết theo tình hình cụ thể của từng địa phương.
Năm là: Hỗ trợ người lao động đi làm việc nước ngoài và các khu công nghiệp trong nước. Điều tra và giám sát tình hình thị trường lao động trong và ngồi nước nhằm giúp đỡ lao động nơng thơn trong tỉnh tìm được việc làm ổn định và hiệu quả. Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, thông tin sâu rộng làm ổn định, tạo lịng tin cho người lao động về tình hình thị trường, về chính sách, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong xuất khẩu lao động; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có uy tín, có tư cách pháp nhân về tỉnh tuyển lao động, giáo dục định hướng tạo nguồn cho xuất khẩu lao động theo yêu cầu của thị trường. Các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển mơ hình liên kết xã, phường, thị trấn với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Tổ chức các Phiên giao dịch việc làm vừa và nhỏ. Quan tâm tuyển chọn, cung ứng nguồn lao động có chất lượng...Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động được giới thiệu tập trung làm tốt công tác giáo dục định hướng, dạy nghề, ngoại ngữ và giải quyết kịp thời các vướng mắc, rủi ro (nếu có) trong q trình thực hiện hợp đồng đưa lao động
đi làm việc ngồi nước. Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nơng thơn, các cơ sở tín dụng chuẩn bị đủ vốn vay cho số lao động khi có hợp đồng đi làm việc nước ngồi, đồng thời thơng báo rộng rãi, phổ biến rõ các thủ tục cho người lao động được vay vốn xuất khẩu lao động được thuận tiện.