Đảm bảo tính tương thích với pháp luật các nước và pháp luật quốc tế

Một phần của tài liệu NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI (Trang 41 - 42)

b. Hạn chế: Các quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại chỉ mang tính nguyên tắc, chưa đủ cụ thể để áp

3.1.4. Đảm bảo tính tương thích với pháp luật các nước và pháp luật quốc tế

quốc tế

Việc hoàn thiện pháp luật về NQTM phải bám sát yêu cầu bảo đảm thực hiện nghiêm túc nội dung các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc trong quan hệ quốc tế. Tính tương thích giữa pháp luật nước ta nói chung, và pháp luật về NQTM nói riêng, với pháp luật các nước và pháp luật quốc tế, là một tiền đề không thể thiếu trong việc tạo dựng nền tảng pháp luật cho hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của nước ta.

Một trong những cam kết quốc tế mà Việt Nam phải tuân thủ, đó là: pháp luật nước ta phải tạo một “sân chơi” bình đẳng cho các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Cam kết này có tác động trực tiếp đến việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về NQTM.

Pháp luật về NQTM cần được xây dựng theo hướng đảm bảo một mặt bằng pháp lý thống nhất giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Đây là một yêu cầu xuất phát từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, từ nghĩa vụ thực hiện các cam kết của Việt Nam và xuất phát từ chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Đảng và Nhà nước ta.

Khi Việt Nam gia nhập WTO, có nhiều quan điểm lo ngại về năng lực cạnh tranh của một số ngành hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam. Với phương thức NQTM, nhiều “đại gia” trên thế giới sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và đè bẹp những “con cá bé”, do đó cần nhiều biện pháp bảo hộ cho các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, ngoài lợi thế về quy mô, các tập đoàn nước ngoài còn phải vượt qua các rào cản về truyền thống, yếu tố tâm lý của khách hàng Việt Nam - vốn không dễ thay đổi một sớm một chiều, mà đây lại là lợi thế của các doanh nghiệp trong nước. Mặt khác, một “sân chơi” bình đẳng sẽ tạo môi trường buộc các doanh nghiệp trong nước phải nhanh chóng tự hoàn thiện chính mình để nâng cao năng lực cạnh tranh. Do đó, pháp luật về NQTM cần tạo ra một môi trường pháp lý bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Để thực hiện được định hướng đảm bảo tính tương thích với pháp luật quốc tế và pháp luật các nước khi hoàn thiện pháp luật nước ta về NQTM, cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

(i) Rà soát, đối chiếu với các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật

các nước để xem xét việc sửa đổi các quy định của pháp luật Việt Nam;

(ii) Ban hành mới các văn bản pháp luật về NQTM và lĩnh vực liên quan

theo hướng tương thích với pháp luật quốc tế và pháp luật các nước.

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

Hoàn thiện pháp luật về NQTM ở nước ta là một quá trình đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề, trên những phương diện khác nhau. Sau đây là một số kiến nghị về mặt pháp luật:

Một phần của tài liệu NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w