Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB huy động vốn dân cư tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành, hà nội (Trang 106 - 108)

CHƢƠNG 4 : GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƢ

4.3. KIẾN NGHỊ

4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Hoàn thiện các văn bản hƣớng dẫn dƣới Luật

Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp lý theo hướng khuyến khích các NHTM tăng cường huy động vốn nói chung và huy động vốn dân cư nói riêng để góp phần phát triển kinh tế xã hội. Luật các Tổ chức tín dụng 2010 đã có hiệu lực từ đầu 2011, cần hồn thiện các văn bản hướng dẫn dưới luật nhằm thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, ứng dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng, qui định rõ phạm vi hoạt động cũng như loại hình sản phẩm huy động vốn ngân hàng mà các TCTD được phép thực hiện và cung ứng cho nền kinh tế.

Áp dụng lãi suất thoả thuận trong huy động vốn từ dân cƣ

Vốn là một hàng hoá đặc biệt, giá của hàng hố này chính là lãi suất. Sự biến động của lãi suất phụ thuộc vào cung cầu trên thị trường. Tuy nhiên, hiện nay Ngân hàng Nhà nước đang quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa. Từ đó khiến cho các NHTM khó khăn trong việc huy động vốn vì lãi suất chưa thực

dương và xuất hiện hiện tượng cạnh tranh khơng lành mạnh trong huy động vốn. Ngồi ra việc Ngân hàng Nhà nước cũng như quy định lãi suất tối đa khi rút trước hạn đã khiến cho NHTM khó khăn trong việc thiết kế các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nên để lãi suất huy động được vận động theo cơ chế thị trường, sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước chỉ thực hiện bằng các công cụ gián tiếp như nghiệp vụ thị trường mở, tái chiết khấu…

Điều chỉnh mức dự trữ bắt buộc phù hợp giữa các tổ chức tín dụng Theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 1 Thông tư 20/2010/TT-

NHNN

đối với một số TCTD của Ngân hàng Nhà nước: “Đối với TCTD có tỷ trọng dư nợ cho vay phát triển nơng nghiệp nơng thơn trên tổng dư nợ bình qn cuối các quý trong năm tài chính liền kề từ 40% đến dưới 70% thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam bằng 1/5 so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường tương ứng với từng kỳ hạn tiền gửi”. Hiện tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam áp dụng cho ngân hàng Agribank và Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương là 1% và các NH thương mại là 3% đối với kỳ hạn gửi dưới 12 tháng và 1% đối với kỳ hạn gửi trên 12 tháng. Gần đây, còn có 5 TCTD bao gồm: Ngân hàng TMCP Mê Kơng, Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng Sông Cửu Long (MHB), Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương, Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) và Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) được giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam. Độ chênh lệch lớn khiến ảnh hưởng đến các NHTM phải dự trữ mức 3% khiến giảm sức cạnh tranh so các NHTM chỉ dự trữ 1%. Do đó, kiến nghị điều chỉnh mức phù hợp, khơng q chênh lệch giữa các nhóm NHTM.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB huy động vốn dân cư tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành, hà nội (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w