Thẩm định dự án chovay đồngtài trợ

Một phần của tài liệu Xây dựng module dự đoán rủi ro trong quy trình cho vay đồng tài trợ tại NH á châu khoá luận tốt nghiệp 757 (Trang 25 - 31)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN BÀI TOÁN

1.2 Tổng quan về hoạt động chovay đồngtài trợ

1.2.6 Thẩm định dự án chovay đồngtài trợ

Thẩm định dự án cho vay là việc tiến hành nghiên cứu phân tích một cách khách quan, khoa học và toàn diện tất cả các nội dung kinh tế - kỹ thuật của dự án, đặt trong mối tương quan với môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội để cho phép vay hoặc quyết định tài trợ vốn.

Mục đích của việc thẩm định dự án đầu tư là nhằm giúp các chủ đầu tư và các cơ quan tham gia hoạt động đầu tư lựa chọn được phương pháp đầu tư tốt nhất, quyết định đầu tư đúng hướng và đạt được lợi ích kinh tế - xã hội mà họ mong muốn thơng qua việc đầu tư dự án.

Trong cả quy trình CVĐTT, việc thẩm định dự án được coi là quan trọng nhất. Bởi trong q trình cho vay, khơng phải bất cứ một doanh nghiệp nào cũng được ngân hàng đáp ứng, ngân hàng chỉ cho vay khi đã biết chắc chắn vốn vay được sử dụng đúng mục đích, mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và ngân hàng. Kết quả của thẩm định dự án là căn cứ tin cậy để ngân hàng đưa ra quyết định có bỏ vốn tài trợ hay khơng? Nếu CVĐTT thì sẽ cho vay như thế nào, mức vốn cho vay là bao nhiêu. Điều này sẽ giúp ngân hàng đạt được những chỉ tiêu về an toàn và hiệu quả trong sử dụng vốn, giảm thiểu nợ quá hạn, nợ khó địi, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra với ngân hàng khi CVĐTT.

Quy trình thẩm định dự án cho vay đồng tài trợ được chia thành 2 phần, bao gồm: (1) thẩm định khách hàng cho vay, (2) thẩm định dự án cho vay đồng tài trợ. Nội dung thẩm định từng phần cụ thể:

1.2.6.1 Thẩm định khách hàng cho vay

-I- Đánh giá về năng lực pháp lý

Khách hàng xin cấp tín dụng phải có đủ năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật, phải có đủ hồ sơ chứng minh năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật hiện hành. Đối với các khách hàng xin cấp tín dụng là pháp nhân phải kiểm tra tính pháp lý của người đại diện pháp nhân theo quy định của pháp luật. Trong một số trường hợp, theo u cầu của loại hình cấp tín dụng, phải xem khách hàng có thỏa mãn các điều kiện thuộc đối tượng cấp tín dụng hay khơng

-I- Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng

Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng, chủ đầu tư xác định khả năng tài chính, khả năng độc lập, tự chủ tài chính trong kinh doanh, khả năng thanh tốn và hồn trả nợ của khách hàng. Ngồi ra cịn phải xác định số vốn chủ sở hữu thực tế tham gia vào dự án đầu tư xin vay vốn theo quy định cho vay. Khi phân tích năng lực tài chính của khách

Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng module Dự đốn rủi ro trong quy trình cho vay đồng tài trợ tại Ngân hàng Á Châu hàng có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá, khơng thể đua ra tất cả các chỉ tiêu mà chỉ có thể giới thiệu một số chỉ tiêu then chốt để đánh giá, phân tích.

- Hiệu quả hoạt động kinh doanh

Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm:

Tỷ suất doanh lợi ròng: Lợi nhuận rịng/Doanh thu thuần

Trong đó: Lợi nhuận rịng = Lợi nhuận gộp - Các khoản chi phí quản lý bán hàng

- Thuế TNDN hiện hành.

Tỷ số này phản ánh số lợi nhuận thu đuợc từ một đồng doanh thu bán hàng, cho biết năng lực kinh doanh, cạnh tranh của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận, tỷ suất này càng cao càng tốt

Tỷ suất về khả năng sinh lời của tài sản ROA: Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản

Cho biết khả năng sinh lời của tổng tài sản. Tỷ lệ này càng cao càng tốt và nguợc lại

Tỷ suất về khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE: Lợi nhuận sau thuế/ Vốn

chủ sở hữu

Cho biết mức lợi nhuận đạt đuợc trên một đồng vốn chủ sở hữu trong kỳ (một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận). Tỷ suất này càng cao càng tốt.

Tỷ suất sử dụng tài sản cố định: Doanh thu thuần/ Tài sản cố định

Tỷ suất này thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Tỷ số này càng cao càng tốt. Khi đánh giá, cán bộ thẩm định cần phải so sánh với từng ngành nghề. Nếu thấp hơn so với mức trung bình trong từng ngành nghề cần phải tìm hiểu nguyên nhân và cẩn trọng trong việc cho khách hàng vay vốn đầu tu mở rộng, nâng cơng suất vì đang sử dụng tài sản cố định khơng hiệu quả.

- Khả năng tự chủ tài chính

Tỷ số nợ: Tổng số nợ phải trả/Tổng nguồn vốn

Cho biết sự góp vốn của chủ sở hữu so với số nợ vay. Tỷ lệ này càng nhỏ càng an toàn

Tỷ số đòn cân nợ: Tổng nợ phải trả/ Vốn chủ sở hữu

Phản ánh quan hệ giữa tài sản đuợc tài trợ bằng nguồn nợ bên ngoài và đuợc tài trợ bằng vốn tự có. Tỷ lệ này càng thấp càng an toàn cho bên cho vay

Hệ số về khả năng trả lãi của khách hàng: (Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay trong

kỳ)/ Lãi vay trong kỳ

Phản ảnh khả năng tạo ra lợi nhuận để trả lãi của khách hàng. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng trả lãi vay của khách hàng càng an toàn

- Khả năng thanh toán:

Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm:

Thước đo tiền mặt: Tồn quỹ bình quân + những tài sản lưu động, đầu tư tài chính

ngắn hạn có thể bán chuyển thành tiền dễ dàng

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ thuờng xuyên, nếu bằng hoặc lớn hơn tổng số nợ phải thanh toán thuờng xuyên hàng tháng là tốt

Hệ số về khả năng thanh toán nhanh: (Đầu tư tài chính ngắn hạn + Tiền)/ Nợ

ngắn hạn

Hệ số này cho biết khả năng huy động các nguồn tiền có thể huy động nhanh và các chứng khốn có thể dễ dàng chuyển đuợc thành tiền để trả nợ. Tỷ lệ này càng cao càng tốt

-I- Đánh giá chung về khách hàng xin cấp tín dụng

- Đánh giá về trình độ tổ chức và quản lý:

Mơ hình quản lý có mang tính chun mơn hóa cao, tiếp cận các phuơng thức quản lý hiện đại hay không

- Đánh giá về kinh nghiệm, năng lực quản lý, tư cách của lãnh đạo doanh nghiệp

Tuổi tác, trình độ học vấn, kinh nghiệm lãnh đạo

Thời gian công tác, đảm nhiệm chức vụ

Nhận xét về tu cách đạo đức thông qua tiếp xúc, tìm hiểu các mối quan hệ của lãnh đạo doanh nghiệp.

Tâm nhìn và định huớng phát triển doanh nghiệm

Việc đánh giá về trình độ tổ chức quản lý nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro do chủ quan khách hàng gây nên nhu: rủi ro về đạo đức, rủi ro về thiếu năng lực, trình độ, kinh nghiệm, khả năng thích ứng với thị truờng; đề phịng phát hiện những âm muu lừa đảo ngay từ đầu của khách hàng

- Đánh giá về quá trình phát triển và tình hình hoạt động của khách hàng

Những thành tích đạt đuợc trong q trình hoạt động

Hoạt động kinh doanh hiện tại: các sản phẩm chính những năm gần đây

Xem xét chiến luợc kinh doanh của doanh nghiệp, mục tiêu, dự định của doanh nghiệp

Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng module Dự đốn rủi ro trong quy trình cho vay đồng tài trợ tại Ngân hàng Á Châu

1.2.6.2 Thẩm định dự án cho vay đồng tài trợ

-I- Thẩm định tính pháp lý của dự án

Trong quá trình tiến hành thẩm định một dự án kinh doanh, tính pháp lý của dự án là nội dung cần phải được cán bộ thẩm định xem xét trước tiên. Ve mặt nguyên tắc cũng như thực tế thẩm định dự án, những căn cứ pháp luật để đánh giá tính pháp lý của dự án tại Việt Nam thường bao gồm:

- Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thực hiện

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12-02-2009 của Chính phủ về quản lý của dự án đầu tư xây dựng cơng trình

- Thơng tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26-03-2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12-02-2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình

- Luật Đầu tư 2005 và Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22-09-2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư

- Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13-06-2007 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình

- Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn đi kèm - Bộ luật Dân sự

- Phù hợp với lĩnh vực ngành nghề quy định theo nhóm I, II, III Phụ lục I Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20-12-2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước

- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn liên quan - Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn liên quan

- Luật Nhà ở và các văn bản hướng dẫn liên quan

Mục đích của phân tích pháp lý dự án là đảm bảo dự án phải được lập và triển khai theo đúng quy định pháp luật hiện hành

-I- Thẩm định sự cần thiết của dự án

Mục tiêu của phân tích này là tổ chức tín dụng đánh giá mức độ cần thiết phải thực hiện đầu tư dự án xét trên các giác độ khác nhau: bản thân doanh nghiệp, địa phương nơi triển khai dự án, ngành...

Căn cứ để đánh giá sự cần thiết của dự án:

- Xuất phát từ tình hình nội tại, đặc thù hoạt động của doanh nghiệp - có thể áp dụng mơ hình SWOT

- Những diễn biến cung - cầu trên thị trường của dự án - có thể sử dụng mơ hình 5 thế lực cạnh tranh của M.Porter

- Định hướng phát triển của ngành, vùng địa phương đã được duyệt - Chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trên thực tế, khi đánh giá sự cẩn thiết của dự án, cán bộ thẩm định cần xác định chính xác mức độ hợp lý của thời điểm đầu tư và quy mô đầu tư dự án. Điều này sẽ giúp lý giải được sự phù hợp liên quan đến định hướng của ngành, cung cấp thì trường với khả năng nội tại cũng như chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

-I- Thẩm định hiệu quả thị trường của dự án

Xác định rõ dự án có những nguồn lực cần thiết và có khả năng cạnh tranh hay khơng? Trong đó cần chú trọng đến các nội dung: dự báo nhu cầu thị trường trong tương lai, dự báo độ tăng trưởng của ngành, dự báo tình hình biến động của thị trường - giá cả, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế

-I- Thẩm định hiệu quả kỹ thuật của dự án

Mục đích chính của việc nghiên cứu kỹ thuật - công nghệ của dự án là nhằm xác định , kiểm tra các thơng sơ đầu vào, quy trình sản xuất, địa điểm sản xuất và nhu cầu để sản xuất một cách tối ưu và phù hợp nhất với những điều kiện hiện có mà vẫn đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và số lượng sản phẩm qua nghiên cứu thị trường

-I- Thẩm định tính hiệu quả tài chính của dự án

Nội dung thẩm định tài chính bao gồm thẩm định tài chính trong doanh nghiệp (hoặc chủ đầu tư) và thẩm định tài chính đối với chính dự án đang được xem xét -I- Thẩm định hiệu quả kinh tế - xã hội

Việc này nhằm so sánh giữa cái giá mà xã hội phải trả cho việc sử dụng các nguồn lực sẵn có của mình một cách tốt nhất và lợi ích do dự án tạo ra cho tồn bộ nền kinh tế (chứ khơng chỉ riền cho cơ sở sản xuất kinh doanh). Việc thẩm định kinh tế xã hội của dự án được tính tốn trên cơ sở một loạt các tiêu chuẩn đánh giá và chỉ tiêu đánh giá như: Giá trị gia tăng thuần tuý, giá trị gia tăng thuần tuý quốc gia, các chỉ tiêu về số lao động có việc làm, các chỉ tiêu đánh giá tác động của dự án đến phân phối thu nhập và cơng bằng xã hội.

Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng module Dự đốn rủi ro trong quy trình cho vay đồng tài trợ tại Ngân hàng Á Châu

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Ở chương 1, khóa luận đã phác họa tổng quan đơn vị thực tập và hoạt động cho vay đồng tài trợ. Qua đó chúng ta có cái nhìn rõ hơn về hoạt động CVĐTT: CVĐTT là gì; khi nào áp dụng hình thức cho vay này; quy trình thực hiện CVĐTT bao gồm những bước nào và trình bày chi tiết nội dung thẩm định dự án CVĐTT - cơng việc có tầm quan trọng, mang tính quyết định ngân hàng có cho khách hàng vay hay không.

Yêu cầu đặt ra là cần dự đoán được rủi ro trong hoạt động cho vay đồng tài trợ tại ngân hàng để giảm thiểu những thiệt hại các sự cố rủi ro đem lại. Với yêu cầu đặt ra như vậy, ở chương 2 khóa luận sẽ nghiên cứu cơng nghệ, kỹ thuật để phục vụ yêu cầu bài toán.

CHƯƠNG 2: KHAI PHÁ DỮ LIỆU VÀ ỨNG DỤNG TRONG BÀI TOÁN DỰ ĐOÁN RỦI RO CHO VAY ĐỒNG TÀI TRỢ

Một phần của tài liệu Xây dựng module dự đoán rủi ro trong quy trình cho vay đồng tài trợ tại NH á châu khoá luận tốt nghiệp 757 (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w