Phân loại các hình thức Mua bán và Sáp nhậpcủa ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động mua bán và sáp nhập của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 26 - 28)

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.3. Phân loại các hình thức Mua bán và Sáp nhậpcủa ngân hàng

Dƣới đây là một số cách phân loại hoạt động Mua bán và Sáp nhập dựa trên các tiêu chí về hình thức liên kết giữa các bên, phạm vi lãnh thổ và chiến lƣợc mua lại.

1.1.3.1. Dựa trên hình thức liên kết giữa các bên

Đây là tiêu chí có thể dễ dàng nhận thấy nhất khi nói đến một thƣơng vụ Mua bán và Sáp nhập bất kỳ, bởi nó dựa vào lĩnh vực hoạt động sản xuất – kinh doanh của các bên tham gia giao dịch.

- Mua bán và Sáp nhập theo chiều ngang

Mua bán và Sáp nhập theo chiều ngang là các giao dịch Mua bán và Sáp nhập giữa bên mua và bên bán là đối thủ cạnh tranh trong cùng một lĩnh vực hoạt động, cùng có những khâu giống nhau trong quá trình cung ứng dịch vụ,nhƣ trƣờng hợp HDBank nhận sáp nhập DaiABank. Kết quả của hình thức này sẽ cho bên nhận sáp nhập lợi thế kinh tế nhờ quy mô, cơ hội mở rộng thị phần, kết hợp thƣơng hiệu, giảm chi phí cố định, tăng hiệu quả của hệ thống phân phối.

- Mua bán và Sáp nhập theo chiều dọc

Mua bán và Sáp nhập theo chiều dọc là các giao dịch diễn ra mà bên mua và bên bán hoạt động tại các khâu khác nhau trong cùng một lĩnh vực. Hình thức sáp nhập này đƣợc chia thành hai nhóm nhỏ: (i) Sáp nhập tiến (forward): trƣờng hợp này xảy ra khi bên mua mua lại khách hàng của mình; (ii) Sáp nhập lùi (backward): trƣờng hợp này xảy ra khi bên mua mua lại nhà cung cấp của mình.

- Mua bán và Sáp nhập kết hợp

Mua bán và Sáp nhập kết hợp hay còn gọi là Mua bán và Sáp nhập tổ hợp/tập đoàn là các giao dịch diễn ra giữa bên mua và bên bán hoạt động ở các lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề không liên quan đến nhau. Một tên gọi khác của hình thức này là “Mua bán và Sáp nhập hình thành tập đồn”. Tại

Việt Nam trong thời gian vừa qua, hình thức Mua bán và Sáp nhập ở các ngân hàng theo hình thức này chƣa thực sự phổ biến, việc Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI mua lại 20% cổ phần của TienPhongBank có thể đƣợc coi là một ví dụ cho trƣờng hợp này. Lợi ích của hình thức Mua bán và Sáp nhập kết hợp là giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa, tiết kiệm chi phí gia nhập thị trƣờng và lợi nhuận gia tăng nhờ có nhiều sản phẩm dịch vụ.

1.1.3.2. Dựa trên phạm vi lãnh thổ

- Mua bán và Sáp nhập trong nƣớc

Mua bán và Sáp nhập trong nƣớc là các giao dịch diễn ra trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia, trong đó bên mua và bên bán cùng thuộc một quốc gia. Tại Việt Nam, hoạt động Mua bán và Sáp nhập của các NHTM diễn ra trong nƣớc là khá phổ biến. Hình thức này có lợi thế cho các ngân hàng trong việc tìm kiếm mục tiêu, hạn chế đƣợc nhiều vấn đề phát sinh nhƣ mơi trƣờng kinh tế, chính trị, văn hố… Tuy nhiên, hình thức này cũng bó hẹp cơ hội học hỏi những kinh nghiệm về quản trị điều hành cũng nhƣ những công nghệ ngân hàng hiện đại trong xu thế hội nhập quốc tế.

- Mua bán và Sáp nhập xuyên biên giới

Mua bán và Sáp nhập xuyên biên giới là các giao dịch diễn ra giữa bên mua và bên bán thuộc các quốc gia khác nhau. Hình thức này thƣờng có tính chất phức tạp hơn so với các giao dịch trong nƣớc, tuy nhiên cũng khá thịnh hành ở Việt Nam trong thời gian vừa qua.

1.1.3.3. Dựa trên chiến lược mua lại

- Mua bán và Sáp nhập thân thiện

Mua bán và Sáp nhập thân thiện là giao dịch mà cả hai hay nhiều bên đều muốn thực hiện vì họ cảm thấy mình sẽ có lợi từ thƣơng vụ này. Một vụ Mua bán và Sáp nhập với tính chất cơng bằng nhƣ thế nên các bên hầu nhƣ

ln có tiếng nói nhƣ nhau trong q trình ra quyết định điều hành tổ chức mới. Mua bán và Sáp nhập thân thiện chỉ xảy ra khi cả hai bên đều thấy đƣợc rõ ràng những lợi ích mà mình có đƣợc sau khi thực hiện giao dịch.

- Mua bán và Sáp nhập thù địch

Mua bán và Sáp nhập thù địch là giao dịch mà một bên bằng mọi cách phải chiếm đƣợc bên kia bất kể bên kia có đồng ý bán hay khơng. Mua bán và Sáp nhập thù địch mang tính chất cƣỡng ép, bên mua sẽ dùng tiềm lực tài chính của mình để mua lại các đối thủ nhằm triệt tiêu sự cạnh tranh của các đối thủ.

Ngồi các hình thức Mua bán và Sáp nhập kể trên thì tại Việt Nam cịn tồn tại một hình thức Mua bán và Sáp nhập khác ở các NHTM đó là hình thức chỉ định. Do tính chất đặc biệt của hoạt động kinh doanh ngành ngân hàng, khi một ngân hàng nào đó rơi vào tình trạng hoạt động kinh doanh yếu kém, có nguy cơ đổ vỡ, ảnh hƣởng đến an tồn hệ thống thì lúc này NHNN sẽ có thể can thiệp bằng phƣơng án chỉ định ngân hàng phải tiến hành giao dịch Mua bán và Sáp nhập. Trong trƣờng hợp này, phƣơng án sẽ đƣợc trình Thủ tƣớng Chính phủ chấp thuận trƣớc khi thực hiện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động mua bán và sáp nhập của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w