THỰC TRẠNG CÁC DỊCHVỤ TÀI CHÍN HỞ VIỆT NAM 1.Dịch vụ ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 46 - 60)

THỰC TRẠNG TIẾP CẬN, SỬ DỤNG CÁC DỊCHVỤ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DNNQD Ở VIỆT NAM

2.1. THỰC TRẠNG CÁC DỊCHVỤ TÀI CHÍN HỞ VIỆT NAM 1.Dịch vụ ngân hàng

2.1.1.Dịch vụ ngân hàng

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới, thị trường dịch vụ ngân hàng đã có những bước phát triển khá mạnh mẽ và hoạt động khá sôi động. Tham gia kinh doanh dịch vụ ngân hàng trên thị trường, bên cạnh các NHTM Nhà nước, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, cịn có các NHTM cổ phần hoạt động khá năng động. Việc đẩy mạnh hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng, ứng dụng công nghệ thông tin và mở rộng mạng lưới giao dịch đã tạo điều kiện phát triển các dịch vụ ngân hàng mới và hiện đại, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp, dân cư tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng. Hiện nay, dịch vụ ngân hàng của các NHTM Việt Nam là loại hình dịch vụ quan trọng và phát triển nhất trên thị trường dịch vụ tài chính ở Việt Nam, có thể đánh giá khái quát trên các loại hình dịch vụ chính như sau:

- Dịch vụ huy động vốn: Dịch vụ tiền gửi tiết kiệm chiếm tới hơn 80%

nguồn vốn huy động của các TCDN Việt Nam. Vài năm gần đây, nhờ đa dạng hoá và phát triển một số dịch vụ tiết kiệm mới như: gửi tiền một nơi rút tiền nhiều nơi, gửi tiết kiệm có mục đích, tiết kiệm bằng vàng… nên số tiền huy động tại các tổ chức tín dụng khơng ngừng tăng lên.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất và sơi động nhất cả nước, tính đến hết tháng 10/2007 tổng nguồn vốn huy động của các

NHTM và TCTD trên địa bàn đạt 437.000 tỷ đồng, tăng 53% so với cuối năm 2006 và tăng tới 73% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng lớn nhất từ trước tới nay. Đến hết năm2007, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ước đạt 460.000 – 465.000 tỷ đồng, tăng 62% – 65% so với cuối năm 2006.

Tại Hà Nội, tính đến hết tháng 10/2007 tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 326.624 tỷ đồng, tăng 34,54% so với cuối năm 2006. Đến hết 2007, tổng nguồn vốn huy động của các NHTM và TCTD trên địa bàn thành phố sẽ đạt 350.000 – 355.000 tỷ đồng, tăng 42% - 44% so với cuối năm 2006 (Biểu đồ 2.1)

- Dịch vụ cho vay (tín dụng): Trong những năm gần đầy dư nợ cho vay

của hệ thống ngân hàng thương mại cũng liên tục tăng. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng từ năm 1997 đến năm 2003 dao động trong khoảng 16,5% - 24%, bình quân 21,23%/năm, năm 2004 tăng 24%. Năm 2007, có sự gia tăng mạnh: Tại TP Hồ Chí Minh tính đến hết 10/2007, tổng dư nợ cho vay của các NHTM và TCTD đạt 345.000 tỷ đồng, tăng 50% so với cuối năm 2006 và tăng 63% so với cùng kỳ này năm trước; tại Hà Nội dư nợ cho vay cũng tăng với tốc độ rất lớn, tính đến hết 10/2007, tổng dư nợ cho vay đạt 163.838 tỷ đồng, tăng 37,44% so với cuối năm 2006. Dự báo hết 2007, dư nợ cho vay đạt 171.000 – 174.000 tỷ đồng, tăng 45% - 48% so với cuối năm trước….(Biểu đồ 2.1)

Tuy nhiên chất lượng hoạt động tín dụng cịn thấp, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại bình qn trong tồn hệ thống thời kỳ 1997 – 2003 là 12,05%, năm 2004 là 4,3%. Dịch vụ bảo lãnh ngân hàng cũng có sự phát triển nhanh chóng, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm về doanh số bảo lãnh và dư nợ bảo lãnh

của các NHTM Nhà nước trong thời kỳ 1998-2002 là 54,25% và 43%. Về cơ cấu bảo lãnh, trong những năm đầu chủ yếu là bảo lãnh vay vốn, trong những bảo lãnh, trong những năm đầu chủ yếu là bảo lãnh vay vốn, trong những năm gần đây chiếm tỷ trọng lớn là bảo lãnh thực hiện hợp đồng (khoảng gần 50%), tiếp đến là bảo lãnh mở thư tín dụng trả chậm (khoảng gần 30%), bảo lãnh dự thầu (trên 10%). Dịch vụ cho thuê tài chính tuy đã có song chưa có điều kiện phát triển mạnh.

Biểu đồ 2.1 MỨC TĂNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY VỐN THÁNG 10 NĂM 2007

(Đơn vị: %, so với cuối năm 2006).

Tp.HCM

Cho vay Huy động

Nguồn: Thị trường tài chính - tiền tệ - Số 1+2 (247+248 - 01/01/2008)

- Dịch vụ thanh toán: Trong 5 năm trở lại đây tỷ trọng thanh tốn

khơng dùng tiền mặt trong nền kinh tế dao động trong khoảng 75%. Từ giữa những năm 90, bên cạnh các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt thơng dụng, một số NHTM cung cấp dịch vụ thanh tốn thẻ (thẻ thanh tốn, thẻ tín dụng, thẻ ATM) trong nước và quốc tế cho khách hàng; cơng nghệ thanh tốn cũng được hiện đại hố nhanh chóng. Hiện tại đã có 10 ngân hàng, bao gồm

cả ngân hàng nước ngoài thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ. Tuy tốc độ phát triển khá nhanh nhưng dịch vụ thanh toán thẻ mới tập trung ở một số thành phố lớn, địa phương có nhiều khách du lịch quốc tế, đối tượng sử dụng dịch vụ chủ yếu là doanh nhân và khách du lịch nước ngồi. Từ năm 1999, hình thức thanh tốn bằng chứng từ điện tử cũng được triển khai trong hệ thống NHTM và NHNN. Tuy nhiên hình thức này hiện mới chỉ áp dụng thanh tốn trong từng hệ thống, cịn giữa các ngân hàng vẫn phải thanh toán bù trừ qua NHNN bằng cách giao nhận chứng từ trực tiếp.

Thực trạng dịch vụ ngân hàng được thể hiện cụ thể như sau:

2.1.1.1.Số lượng các tổ chức cung cấp dịch vụ

Kể từ khi chuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, loại hình, mạng lưới và qui mơ hoạt động. Tính đến 31/3/2005, các tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng bao gồm: 5 NHTM quốc doanh hoạt động kinh doanh đa năng, 1 ngân hàng chính sách xã hội, 25 NHTM cổ phần đơ thị, 11 NHTM cổ phần nông thôn, 27 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh, 5 cơng ty tài chính, 9 cơng ty cho th tài chính, 44 văn phịng đại diện ngân hàng nước ngoài; một hệ thống gồm 1 Quỹ tín dụng Trung ương, 12 quỹ tín dụng khu vực và gần 1000 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở; hệ thống Quỹ tiết kiệm bưu điện; hệ thống Quỹ hỗ trợ phát triển và 4 quỹ đầu tư phát triển tại địa phương, các qũy hỗ trợ xuất khẩu, quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp chế biến hàng xuất khẩu…

Sự phát triển của hệ thống các tổ chức cung cấp dịch vụ ngân hàng nêu trên đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các DNNQD trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng, thể hiện trên các mặt sau:

- Cùng với việc tăng cường quyền chủ động trong hoạt động kinh doanh, hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ tín dụng của các NHTM Nhà nước từng bước được thực hiện theo nguyên tắc thị trường, tạo điều kiện cho các đối tượng có nhu cầu khơng phân biệt thành phần kinh tế tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng;

- Sự hình thành, phát triển mạnh mẽ và năng động của hệ thống các tổ chức cung cấp dịch vụ ngân hàng phi Nhà nước, đặc biệt là hệ thống NHTM cổ phần với hoạt động hướng vào khu vực kinh ngoài quốc doanh đã tạo nên kênh cung cấp vốn và các dịch vụ ngân hàng quan trọng hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế này phát triển;

- Vài năm gần đây, với sự tham gia đa dạng của các NHTM thuộc các

thành phần kinh tế, cả trong và ngoài nước, cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ ngân hàng, trong thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng… đã ngày càng gia tăng, tạo môi trường thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh ngoài quốc doanh tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng;

Trong thời gian qua, hệ thống các tổ chức cung cấp dịch vụ ngân hàng đã có những bước phát triển khá nhanh chóng theo hướng tăng số lượng, đa dạng hố các loại hình hoạt động (tổ chức, thành phần kinh tế…) từng bước tăng cung, tạo điều kiện cho các DNNQD tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh hệ thống NHTM và các tổ chức cung cấp dịch vụ ngân hàng hiện nay, các DNNQD cịn gặp khơng ít khó khăn trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng. Nguyên nhân là do:

- 5 NHTM Nhà nước hiện đang chiếm đến hơn 56,9% thị phần thị

trường dịch vụ ngân hàng. Mặc dù đã có những chuyển biến đáng kể, nhưng hoạt động kinh doanh dịch vụ (đặc biệt là dịch vụ tín dụng) của các ngân hàng này chưa thực sự thực hiện theo nguyên tắc thị trường. Vì vậy, việc tiếp cận

dịch vụ của các DNNQD chưa thực sự bình đẳng với các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có quy mơ lớn;

- Hệ thống các NHTM cổ phần phát triển nhanh chóng về số lượng

cũng như qui mơ hoạt động, hiện có 37 NHTM cổ phần chiếm khoảng 26,5% thị phần, đây là tỷ lệ còn khá nhỏ, hoạt động tập trung tại các đô thị lớn, trung tâm kinh tế, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu về vốn, dịch vụ ngân hàng của khu vực kinh tế ngồi quốc doanh đang có tốc độ phát triển mạnh mẽ và rộng khắp trên phạm vi cả nước;

- Các tổ chức cung cấp dịch vụ ngân hàng có vốn đầu tư nước ngồi

(chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh…) hoạt động chủ yếu hướng vào khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, doanh nghiệp có qui mơ lớn; hiện nay có 28 ngân hàng nước ngồi với tổng số 39 chi nhánh và 5 ngân hàng liên doanh, chiếm khoảng 9,4% thị phần.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng và cạnh tranh khá gay gắt trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ngân hàng, việc phát triển mạng lưới giao dịch đã được chú trọng đẩy mạnh. Trong vài năm gần đây, các NHTM (bao gồm cả các NHTM cổ phần) đã mở thêm hàng loạt chi nhánh cấp I, II và các điểm giao dịch. Phần lớn các chi nhánh, điểm giao dịch của các NHTM hướng vào hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên, mạng lưới các chi nhánh điểm giao dịch của các NHTM (đặc biệt là các NHTM cổ phần) chủ yếu tập trung ở các trung tâm kinh tế - thương mại lớn, do vậy, các DNNQD tại các tỉnh, địa phương khơng phải là trung tâm kinh tế khơng có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng. Mặt khác, tại các điểm giao dịch chưa cung cấp được một số các dịch ngân hiện đại, qui mô cung cấp dịch vụ cũng bị hạn chế.

2.1.1.2.Tiềm lực tài chính của tổ chức cung cấp dịch vụ

Nhìn chung, tiềm lực tài chính của các NHTM cịn thấp. NHTM có tổng tài sản lớn nhất tính đến hết năm 2007 là ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đạt 295,048 tỷ đồng (Bảng 2.1)

Bảng 2.1 TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA MỘT SỐ NHTM NĂM 2007

Đơn vị: Tỷ đồng Tên ngân hàng NHNN PTNT BIDV VCB Vietinbank ACB Sacombank Techcombank VIBank Eximbank MB Đông Á SCB

VPBank Hàng hải Phương Đơng

Nguồn: Báo cáo kiểm tốn của các ngân hàng năm 2007 50

Tiềm lực tài chính của các NHTM Việt Nam cịn thấp đã hạn chế qui mơ cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các chủ thể có nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng nói chung và các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngồi quốc doanh nói riêng. Hạn chế này thể hiện trên các mặt sau:

- Hạn chế việc mở rộng mạng lưới giao dịch và áp dụng công nghệ

hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng dịch vụ.

- Hạn chế qui mô cung cấp dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ tín dụng. Trong điều hiện nay cho vay các dự án lớn, các doanh nghiệp lớn chiếm tỷ trọng khá lớn nên do tiềm lực tài chính cịn hạn chế nên các NHTM gặp khó khăn trong việc mở rộng tín dụng nói chung, tín dụng đối với các

DNNQD.

- Tiềm lực tài chính hạn hẹp khiến cho các ngân hàng cũng phải thận trọng hơn trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ tín dụng. Điều kiện để tiếp cận và sử dụng một số dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ tín dụng cũng khắt khe hơn. Do đó, các DNNQD sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ.

2.1.1.3.Số lượng (tính đa dạng) và chất lượng các dịch vụ

Cùng với sự phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam, các dịch vụ ngân hàng khơng ngừng được đa dạng hố về số lượng và nâng cao về chất lượng. Bên cạnh các dịch vụ ngân hàng hiện đại như: Home Banking, Internet Banking, Telephone Banking… theo ước tính, hiện nay số lượng dịch vụ ngân hàng đã lên đến 300 loại dịch vụ. Bên cạnh đó, cùng với sự cạnh tranh khá gay gắt trong việc giành giật thị phần, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng nhân lực… chất lượng dịch vụ ngân hàng đã được

nâng cao rõ rệt. Điều này đã có tác động tích cực đến khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các DNNQD. Tuy nhiên, dịch vụ của các NHTM Việt Nam mới ở điểm xuất phát tiếp cận với các nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng thương mại các nước trên thế giới. Hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM Việt Nam là từ dịch vụ tín dụng – cho vay khách hàng. Doanh số các loại hình dịch vụ tín dụng mới như: Cho thuê tài chính, cho vay đồng tài trợ, bảo lãnh cịn nhỏ, chất lượng thấp, q trình đa dạng hố các dịch vụ ngân hàng hiện đại ở nước ta còn chậm. Các dịch vụ thanh tốn qua ngân hàng cịn đơn điệu do chưa có hệ thống và cơng nghệ thanh tốn hiện đại, chủ yếu vẫn là thủ công với chứng từ bằng giấy, tỷ trọng thanh tốn bằng tiền mặt cịn lớn. Các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt cịn nhiều hạn chế, do tính thuận tiện, nhanh nhậy, an tồn chưa cao. Dịch vụ ngân hàng điện tử - một loại hình dịch vụ ngân hàng trong lĩnh vực thanh tốn - rất phát triển trên thế giới, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng nhưng việc triển khai ở nước ta cịn rất hạn chế. Ngồi ra, việc cung cấp các dịch vụ tư vấn, nghiệp vụ uỷ thác… chưa phát triển. Trong bối cảnh như vậy, khả năng tiếp cận và sử dụng với các dịch vụ ngân hàng mới hiện đại của các doanh nghiệp nói chung và các DNNQD cịn khá hạn chế.

Kết quả cuộc khảo sát: “Đánh giá sự chuẩn bị của các TCTC trước khả

năng Việt Nam gia nhập WTO” do Viện KHTC tiến hành trên phạm vi 9

tỉnh/thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, Quảng Ngãi, Tp.HCM, Bình Dương và Cần Thơ) đã phản ánh khá chính xác thực trạng nêu trên (Phụ

lục 1)

Đa dạng hố và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng là yếu tố quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh của các NHTM. Thời gian qua, dịch vụ

ngân hàng đã đa dạng hoá với tốc độ khá nhanh, tuy nhiên, về cơ bản vẫn là các dịch vụ truyền thống như: huy động vốn, cho vay, thanh toán. Các dịch vụ ngân hàng mới, hiện đại triển khai còn chậm, mới tập trung ở cá trung tâm kinh tế lớn. Kết quả khảo sát đã phản ánh đúng thực trạng này, điểm bình quân đánh giá về cung cấp dịch vụ ở mức trung bình là 3,25 (điểm đánh giá từ 1 đến 5).

Các dịch vụ truyền thống được đánh giá với số điểm khá cao: huy động vốn: 3,53 (40,61% ý kiến cho điểm 4); cho vay: 3,58 (45,65% ý kiến cho điểm 4); thanh toán: 3,47 (42,72% ý kiến cho điểm 4). Trong khi đó, các dịch vụ ngân hàng hiện đại ở mức dưới trung bình là 2,90 (31,6% số ý kiến trả lời cho điểm bằng hoặc thấp hơn 2 điểm). Trong bối cảnh thị trường vốn còn sơ khai, dịch vụ đầu tư của các NHTM còn khá hạn chế, điểm đánh giá ở mức 2,92 (gần 31% ý kiến trả lời cho điểm bằng hoặc thấp hơn 2 điểm).

Theo khu vực, sự phát triển của dịch vụ ngân hàng phụ thuộc vào phát triển kinh tế - xã hội, kết quả khảo sát cho thấy dịch vụ ngân hàng tại khu vực kinh tế trọng điểm miền Nam (3.31) cao hơn miền Bắc (3.25) và miền Trung

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 46 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(145 trang)
w