Phân tích địa tầng phân tập

Một phần của tài liệu Tiến hóa trầm tích pliocen đệ tứ vùng biển nông (Trang 27 - 35)

Tập Pliocen dưới được giới hạn bởi bất chỉnh hợp khu vực Miocen - Pliocen

phía dưới (SB1) và bề mặt ngập lụt cực đại phía trên (SB2).

- Gặp tại lô 120 - 121, ngoài khơi Quảng Ngãi - Bình Định. Tập Pliocen dưới đặc trưng là trường sóng có độ liên tục khá, biên độ phản xạ mạnh, tần số cao đặc trưng cho miền hệ thống biển tiến (TST) (hình 4.1).

Hình 4.1. Mặt cắt địa tầng phân tập tuyến BH91-120

- Gặp tại lô 122 - 125, vùng thềm lục địa Phú Yên - Khánh. Tập Pliocen dưới ở đây đặc trưng bởi dạng nêm lấn biển ở mép thềm. Các miền hệ thống trong tập

- Trên vùng đồng bằng ven biển Phú Yên, tập Pliocen dưới phân bố ở độ sâu

từ 34,4 - 76,6m (LK1-PY: hình 4.3) với bazan lỗ hổng bị phong hóa loang lổ bị lớp

sét màu xám và lớp diatomit phong hóa phủ lên trên.

Hình 4.2. Mặt cắt địa tầng phân tập tuyến VOR-110

4.2.2. Tập S2(N22)

Có thể luận giải các phân tập trong tập Pliocen giữa là các phân tập phủ

chồng tiến đặc trưng cho miền hệ thống biển thấp (LST). Bề dày các phân tập biển

thấp có xu thế mỏng dần về phía biển sau đó chuyển sang phân tập biển tiến dày thuộc miền hệ thống biển tiến (TST) phủ lên trên và kết thúc tập là bề mặt ngập lụt

cực đại.

Trên mặt cắt tuyến BH91-120, các phân tập này kéo dài khoảng 15km về hai

phía giếng khoan 121-CM-1X (hình 4.1). Bề dày tập lớn nhất khoảng 240m.

Từ lô 122 - 126, các phân tập kiểu phủ chồng tiến vẫn tiếp tục phát triển và kết thúc bởi một bề mặt ngập lụt cực đại (hình 4.2). Bề dày tập lớn nhất ở mép thềm,

trên 500m.

4.2.3. Tập S3(N23)

Giai đoạn Pliocen muộn, trầm tích vẫn phát triển kế thừa các giai đoạn trước

theo 2 khu vực đặc trưng:

Lô 119 - 121, tập đặc trưng kiểu đơn nghiêng do sụt lún kiến tạo đồng trầm

tích ở mép thềm. Tuy nhiên, vào cuối Pliocen muộn tại vị trí này lại có xu hướng

Từ lô 122 đến 125 tập gồm nhiều phân tập kiểu phủ chồng tiến giống như

trong Pliocen giữa do mép thềm vẫn sụt lún tiếp tục tạo không gian tích tụ, nhưng

tốc độ cung cấp trầm tích vẫn lớn hơn.

Hình 4.3. Địa tầng phân tập lỗ khoan LK1-PY

4.2.4. Tập S4(Q11)

Trên các băng địa chấn nông phân giải cao (hình 4.4) không tách biệt được

biên độ phản xạ yếu - trung bình, tần số thấp và đứt đoạn thuộc trầm tích tướng châu

thổ ngập nước hình thành trong giai đoạn hạ thấp mực nước biển (tương ứng với

FSST) và mực nước biển đang dâng chậm (LST). Độ nghiêng của các phản xạ trong

miền hệ thống có thể tăng lên do sụt lún kiến tạo sau trầm tích.

Hình 4.4. Mặt cắt địa tầng phân tập tuyến MĐC 57-58-59 4.2.5. Tập S5(Q12a)

Tập S5 cũng phân bố rộng rãi trong vùng biển nghiên cứu với đặc điểm trường sóng phản xạ đặc trưng cho các miền hệ thống FSST/LST và TST/HST

tương tự.

Kiểu phủ này cũng rất đặc trưng cho đới biển nông và đồng bằng ven biển. Tập S5 bắt gặp trong một số lỗ khoan. Trong các lỗ khoan khống chế được đáy tập đều phân chia được 2 nhóm miền hệ thống: FSST/LST và TST/HST. Ranh giới dưới

là bất chỉnh hợp với đá gốc hoặc vỏ phong hóa đá gốc.

4.2.6. Tập S6(Q12b)

Tập S6 phân bố phổ biến trong vùng, bắt gặp trong tất cả các băng địa chấn

nông phân giải cao và lỗ khoan bãi triều. Trong các băng địa chấn nông phân giải

cao, miền hệ thống trầm tích biển hạ/biển thấp thường phát triển từ độ sâu khoảng 100m nước ở ra mép thềm lục địa ới đặc trưng trường sóng kiểu xich ma

tăng trưởng hoặc đơn nghiêng. Ranh giới dưới của tập có thể là bề mặt ngập lụt cực đại của miền hệ thống TST/HST tập S5, miền hệ thống FSST/LST kết thúc phản xạ

kiểu phủ đáy trên đó.

Trong lỗ khoan LK1-TH (Phú Yên) và LK2-KH (Khánh Hòa) không có mặt

miền hệ thống FSST/LST.

4.2.7. Tập S7(Q13a)

Trên thềm lục địa Việt Nam nói chung, vùng nghiên cứu nói riêng, tập S7

phân bố khá rộng rãi, ranh giới trên của tập chính là bề mặt bào mòn trên thành tạo

sét bột loang lổ, thường gọi là "tầng sét biển tiến vĩnh phúc". Bề mặt này thường lộ

ra dạng da báo ở vùng biển nông ven bờ (20-50m nước). Ranh giới dưới của tập

cũng là bất chỉnh hợp. Trầm tích châu thổ ngập nước với đặc trưng trường sóng kiểu xich ma tăng trưởng, biên độ phản xạ yếu đặc trưng cho tướng châu thổ ngập nước

hình thành trong giai đoạn biển thoái. Gần như toàn bộ các mặt cắt địa chấn đều

phát hiện kiểu kết thúc phản xạ chống nóc (toplap) hoặc bào mòn (truncation) phía trên của miền hệ thống FSST/LST.

Trong đới bãi triều miền hệ thống FSST/LST chỉ phát hiện được tại lỗ khoan

LK1-TH đặc trưng là tướng hạt thô lòng sông. Các lỗ khoan còn lại, miền hệ thống này không được bảo tồn, vì vậy tại đây mặt bào mòn biển thấp trùng với mặt bào mòn biển tiến.

4.2.8. Tập S8(Q13b-Q2)

Đây là tập được xác định dễ dàng nhất do chúng là tập trên cùng mới được hình thành và tiến trình dao động mực nước biển tương ứng được ghi lại khá rõ ràng trên toàn cầu. Trong minh giải các mặt cắt địa chấn nông phân giải cao trên thềm lục địa,

mặt bất chỉnh hợp là ranh giới dưới của tập thường được xác định đầutiên trước khi

tiến hành xác định các ranh giới tập phía dưới nó vì bề mặt này có thể nhận biết rất

dễ dàng. Ở các đồng bằng ven biển đây chính là bề mặt sét loang lổ trên cùng,

thường được lấy làm ranh giới Pleistocen - Holocen là hợp lý bởi vì phủ trên chúng

thường là tầng trầm tích sét xám xanh biển vũng vịnh, đầm lầy ven biển (đồng bằng

Bắc và Nam bộ) hoặc cộng sinh tướng đê cát - lagun, doi cát nối đảo (đồng bằng ven

biển miền trung) có tuổi nhỏ hơn 11.700 năm cách ngày nay.

Một số nhận xét:

- Khu vực nghiên cứu thuộc vùng biển nông ven bờ của thềm trong. Đặc điểm chuyển tướng vẫn có nhiều nét giống với trên lục địa. Tức là trong một tập

(chu kỳ) có kiểu chuyển tướng "a --> am --> m" từ hạt thô chuyển dần sang cấp hạt

mịn.

- Tại nhiều nơi trầm tích sông biển hoặc biển của chu kỳ sau phủ bất chỉnh

hợp trên trầm tích biển của chu kỳ trước mà không có trầm tích tướng lòng sông. - Đôi nơi, trên đới biển nông ven bờ, trầm tích sét loang lổ giai đoạn này lộ ra ngay trên đáy biển hoặc bị phủ bởi một lớp trầm tích cát lẫn sạn laterit mài tròn chọn lọc tốt.

Một phần của tài liệu Tiến hóa trầm tích pliocen đệ tứ vùng biển nông (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)