2.1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NGÂNHÀNGVIỆT NAM
2.1.1 Giai đoạn từ 1975 1988
2.1.1.1 Hệ thống ngân hàng một cấp
Ngày 6/5/1951 chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 15/SL thành lập NH quốc gia Việt Nam (đến năm 1960 đổi tên thành NHNN Việt Nam). Từ đó đến trước năm 1988, tức là suốt 37 năm nước ta chỉ có hệ thống NH một cấp. Hệ thống này có trụ sở chính ở Hà nội và các chi nhánh ở các tỉnh, huyện. Bên cạnh đó, cịn có hai NH chun doanh nhà nước là NH Xây dựng và đầu tư (nay là NH Đầu tư và phát triển), NH Ngoại thương. Hai NH này làm nhiệm vụ chuyên biệt ở hai lĩnh vực nhưng thực chất chỉ là những chi nhánh của NH Nhà nước. Ngoài ra, hệ thống NH trong giai đoạn này cịn bao gồm hệ thống các Hợp tác xã tín dụng ở khu vực nơng thơn và quỹ tín dụng ở khu vực thành thị.
2.1.1.2 Các hoạt động của hệ thống ngân hàng giai đoạn trước năm 1988
Trước những năm 1988, hệ thống NH lúc này chỉ đơn thuần là công cụ để thực hiện các chỉ thị, mệnh lệnh, các chỉ tiêu kế hoạch tiền tệ của Chính phủ giao cho NH. Tính chất hoạt động của NH gần giống như bộ tài chính. Có những lúc người ta ví NH như là “cơ quan tài chính thứ 2” bên cạnh Bộ tài chính để cấp phát vốn cho nền kinh tế. Tín dụng được sử dụng làm cơng cụ có hiệu lực phục vụ thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị của Đảng và nhà nước trong thời kỳ này. Vốn tín dụng NH đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc xây dựng duy trì, củng cố và phát triển các tổ chức kinh tế XHCN. Trong quá trình phát triển, hoạt động tín dụng khơng ngừng được cải tiến cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm từng bước nâng cao hiệu quả vốn tín dụng. Tuy vậy, do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân: việc quản lý của Nhà nước theo nguyên tắc kế hoạch hóa tập trung đã mang lại những hạn chế nhất định cho hoạt động NH giai đoạn này:
- Cho vay dựa trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, chủ yếu cho vay quốc doanh, không quan tâm đến các thành phần kinh tế khác, tín dụng mang tính chất bao cấp, cho vay khơng quan tâm đến hiệu quả, thực hiện theo kế hoạch mệnh lệnh, không quan tâm đến thị trường cũng như các quy luật kinh tế khách quan.
- Chưa phân biệt rõ chức năng tín dụng với chức năng tài chính - ngân sách, NHNN vừa là người phát hành, vừa là người cho vay; vừa quản lý, vừa kinh doanh.
- Chỉ coi trọng tín dụng ngắn hạn, coi nhẹ tín dụng trung và dài hạn, bao cấp vốn tín dụng, cấp phát vốn ngân sách cho các đơn vị kinh tế. Lấy tiền phát hành làm nguồn vốn, lấy vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn và cho vay xây dựng cơ bản.
- Coi nhẹ công cụ lãi suất trong điều hoà cung cầu vốn, điều chỉnh tiền tệ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Lãi suất tiền gửi cao hơn lãi suất
cho vay, lãi suất cho vay dài hạn thấp hơn lãi suất cho vay ngắn hạn làm cho các DN tìm mọi biện pháp để vay vốn NH với lãi suất thấp, sử dụng tiền vay khơng đúng mục đích khơng hiệu quả, có trường hợp dùng tiền vay để gửi tiết kiệm hoặc cho vay lại.
- Tổ chức chồng chéo, đội ngũ cán bộ đông về số lượng nhưng trình độ khơng đều, quản lý theo kiểu hành chính mệnh lệnh nên hiệu suất cơng
tác thấp.
Ngun nhân của tình hình trên là do trong một thời gian dài không thừa nhận nền kinh tế thị trường và chịu ảnh hưởng nặng nề của tính bao cấp trong hoạt động tín dụng, bên cạnh đó nền kinh tế đóng cửa khơng quan hệ với các tổ chức tín dụng quốc tế, từ đó dẫn đến tình trạng hoạt động tín dụng của các NH là tương đối đơn giản, khơng tích cực trong việc huy động vốn để cho vay mà chỉ biết trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, lấy nguồn vốn phát hành làm nguồn vốn chủ yếu để cho vay, không coi trọng hạch tốn kinh doanh trong hoạt động tín dụng, tinh thần thái độ phục vụ phiền hà, thiếu văn minh. Mặt khác do lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất huy động nên các đơn vị sử dụng vốn lãng phí, vốn bị phân tán, thất thốt, khơng thu hồi được nợ, làm thiệt hại cho Nhà nước.