Chương 1 : Khái quát chung về chuyển giá của các TNC
2.2 Các biện pháp hạn chế hoạt động chuyển giá của các TNC ở Việt
2.2.1 Xây dựng và hoàn thiện văn bản pháp lý về xác định giá chuyển giao
chuyển giao
Chuyển giá đã được các nhà hoạch định chính sách tài chính Việt Nam xác định là một vấn đề cần được quan tâm quản lý khi mà ngày càng xuất hiện nhiều dấu hiệu chuyển giá trong giao dịch có yếu tố nước ngồi. Văn bản pháp lý đầu tiên đề cập đến chuyển giá là Thông tư 74/1997/TT-BTC hướng dẫn về thuế đối với nhà đầu tư nước ngồi, sau đó là Thơng tư 89/1999/TT- BTC và Thông tư 13/2001/TT-BTC. Đến Thông tư 05/2005/TT-BTC hướng dẫn về thuế nhà thầu thì vấn đề này được bỏ ra khỏi nội dung điều chỉnh. Cho đến 19/12/2005, chuyển giá đã được nhắc lại tại Thông tư 117/2005/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn việc thực hiện xác định giá thị trường trong các giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết.
Bộ Tài chính đã xây dựng và ban hành Thơng tư 66/2010/TT-BTC quy định về xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết và được dựa trên hướng dẫn của Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế - OECD, phù hợp với thông lệ quốc tế và phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam. Tính đến nay, Thơng tư 66/2010/TT-BTC có thể được xem là văn bản pháp lý điều chỉnh một cách khá chi tiết về biện pháp chống chuyển giá bằng phương pháp định giá chuyển giao. Ý nghĩa của việc định giá chuyển giao là xác định lại giá giao dịch giữa các doanh nghiệp liên kết nhằm đưa giá giao dịch liên kết về đúng với giá thị trường. Theo đó:
Đối tượng áp dụng: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh tại Việt Nam có giao dịch kinh doanh với các bên có quan hệ liên kết có nghĩa vụ kê khai, xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam.
Nguyên tắc: Khi xác định giá thị trường cần dựa trên cơ sở so sánh tính
tương đương giữa giao dịch liên kết với giao dịch độc lập từ đó lựa chọn phương pháp xác định giá phù hợp. Theo đó, dù là sử dụng phương pháp nào thì việc so sánh cũng phải đưa giao dịch độc lập làm cơ sở quy chiếu về điều kiện tương đương với giao dịch liên kết.
So sánh giữa giao dịch liên kết với giao dịch độc lập là việc so sánh giữa: Giao dịch liên kết với giao dịch độc lập hoặc doanh nghiệp thực hiện giao dịch liên kết với doanh nghiệp thực hiện giao dịch độc lập.
Các giao dịch tương đối dùng để so sánh có thể khơng hồn tồn giống giao dịch liên kết nhưng phải đảm bảo tính tương đương. Nếu trong trường hợp có khác biệt hồn tồn thì việc so sánh phải dùng biện pháp phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng. Cụ thể, có bốn yếu tố chủ yếu đó là đặc tính của sản phẩm, chức năng hoạt động của cơ sở kinh doanh, điều kiện của hợp đồng giao dịch và điều kiện kinh tế khi diễn ra giao dịch.
Hình 2.1: So sánh giao dịch liên kết với giao dịch độc lập
Nguồn: Tổng cục Thuế Việt Nam
So sánh từng giao dịch về từng loại sản phẩm riêng biệt. Trường hợp các giao dịch không thể tách biệt hoặc việc tách biệt từng giao dịch theo từng loại sản phẩm là khơng phù hợp với thực tiễn kinh doanh, có thể gộp chung nhiều giao dịch thành một giao dịch. Ưu tiên lựa chọn giao dịch độc lập
(không được tạo ra hoặc sắp đặt lại từ giao dịch liên kết) của chính doanh nghiệp để so sánh.
Hình 2.2: So sánh với giao dịch độc lập của doanh nghiệp
Nguồn: Tổng cục Thuế Việt Nam
Số lượng tối thiểu giao dịch độc lập được chọn để so sánh:
- Một giao dịch trong trường hợp khơng có khác biệt trọng yếu (là khác biệt về thông tin hoặc dữ liệu làm tăng hoặc giảm ít nhất 1% đơn giá sản phẩm giao dịch hoặc khác biệt về thơng tin hoặc dữ liệu làm tăng hoặc giảm ít nhất 0.5% tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất sinh lời)
- Ba giao dịch trong trường hợp có khác biệt nhưng doanh nghiệp có đủ thơng tin, dữ liệu làm cơ sở để loại trừ tất cả các khác biệt trọng yếu.
- Bốn giao dịch trong trường hợp có khác biệt nhưng doanh nghiệp chỉ có thơng tin, dữ liệu làm cơ sở để loại trừ hầu hết các khác biệt trọng yếu.
Chỉ điều chỉnh đối với giao dịch không theo giá thị trường làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam. Cụ thể:
- Giá bán SP thấp hơn các giá trị thuộc biên độ giá thị trường chuẩn. - Giá mua SP cao hơn các giá trị thuộc biên độ giá thị trường chuẩn.
Các phương pháp xác định giá chuyển giao: Thông tư số 117/2005/TT-
BTC đã đưa ra năm phương pháp xác định giá chuyển giao. Cụ thể là: Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập
- Phương pháp giá bán lại - Phương pháp giá vốn cộng lãi - Phương pháp so sánh lợi nhuận - Phương pháp tách lợi nhuận.
Các phương pháp này tương ứng như đã phân tích ở chương 1, với các ví dụ cụ thể.
Nói chung, các điều khoản đã được Việt Nam đưa ra để xác định giá thị trường thông qua các phương thức kể trên là hồn tồn phù hợp với cơng ước mẫu của OECD về xác định giá chuyển giao và là cơ sở ràng buộc đối với các doanh nghiệp nộp thuế TNDN để tuân theo.
Lưu giữ và cung cấp dữ liệu, chứng từ về phương pháp xác định giá thị trường: đây là nghĩa vụ bắt buộc đối với đối tượng nộp thuế TNDN khi
thực hiện các giao dịch liên kết. Doanh nghiệp phải lập và lưu trữ hồ sơ xác định giá thị trường làm bằng chứng cho việc tuân thủ nguyên tắc giá thị trường. Hồ sơ phải tại thời điểm diễn ra giao dịch và được cập nhật trong suốt quá trình diễn ra giao dịch. Như vậy, doanh nghiệp có nghĩa vụ chủ động cung cấp bằng chứng chứng minh việc tuân thủ nguyên tắc giá thị trường trong các giao dịch của mình với bên liên kết.
Cơ chế này giúp cơ quan quản lí dễ dàng xác định giá chuyển giao, giảm thiểu chi phí quản lí. Đối tượng nộp thuế cũng có quyền được u cầu giữ bí mật thơng tin đã cung cấp cho cơ quan thuế.
Áp dụng các biện pháp cưỡng chế khi cần thiết: các biện pháp này
được áp dụng nhằm đảm bảo đối tượng nộp thuế phải kê khai đúng các giao dịch liên kết, giúp cho cơ quan thuế triển khai xác định giá chuyển giao một cách dễ dàng.
Như vậy, có thể thấy được những nỗ lực của chính phủ trong việc ngăn chặn hành vi chuyển giá thông qua việc so sánh giá chuyển giao của các
doanh nghiệp với các bên liên kết với giá thị trường, nhằm đưa mọi giao dịch có giá trị cao hay thấp hơn giá thị trường về mức giá phù hợp.
Ngồi ra, cịn có Thơng tư 71/2010/TT-BTC hướng dẫn ấn định thuế đối với cơ sở kinh doanh xe ơtơ, xe máy ghi giá bán trên hóa đơn thấp hơn giá giao dịch thơng thường trên thị trường. Theo đó, khi phát hiện cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ôtô, xe máy cho khách hàng cao hơn so với mức ghi trên hóa đơn, cơ quan thuế có quyền được ấn định mức giá mới phù hợp để xác định thuế GTGT, và lệ phí trước bạ.
Ở một cấp độ pháp lý cao hơn, Điểm e Khoản 1 Điều 37 Luật Quản lý thuế quy định cơ quan thuế có quyền ấn định thuế khi người nộp thuế “Mua,
bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hố, dịch vụ khơng theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường”. Quy định này khơng hồn tồn xử lý vấn
đề chuyển giá, song cũng tạo ra căn cứ pháp lý nhất định để xử lý vấn đề chuyển giá.
Ngày 21/5/2012, Bộ Tài chính đã có quyết định số 1250/QĐ-BTC phê duyệt chương trình hành động kiểm sốt hoạt động chuyển giá giai đoạn 2012- 2015. Mục tiêu của chương trình là xây dựng, thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá; hạn chế, ngăn ngừa, tình trạng các doanh nghiệp có mối quan hệ liên kết lợi dụng chuyển giao giá trị hàng hố, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kinh doanh… để làm giảm nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật; tăng cường tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; tạo mơi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
2.2.2 Chính sách thuế của Chính phủ
Hiện tại thu từ thuế vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu ngân sách của Việt Nam. Mức thu thuế và phí (trừ dầu thơ) của Việt Nam hiện nay đang rất cao so với các nước khác trong khu vực. Cụ thể, trung bình trong 5
năm gần đây, nếu tỉ lệ thu thuế phí/GDP của Việt Nam trên 20% thì ở Trung Quốc là 17,3%, Thái Lan và Malaysia xấp xỉ 15,5%, Philipines 13%, Indosia 12,1% và Ấn Độ chỉ 7,8%.
Hình 2.3: Các nguồn thu ngân sách của Việt Nam từ 2003 - 2012(%GDP)
Nguồn: Quyết tốn và dự tốn NSNN 2003-2012
Chính áp lực thuế cao đã góp phần gia tăng hành vi chuyển giá của các TNC.. Để đối phó với tác động này mà vẫn tăng tính cạnh tranh trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngồi dựa vào chênh lệch mức thuế TNDN thì Chính phủ ta cũng đã có những cải cách và đổi mới. Trước năm 2004, Việt Nam vẫn giữ mức thuế TNDN 32%. Nhưng sau khi nhận định về vai trò của thuế với việc thu hút vốn đầu tư nước ngồi, Việt Nam đã có những sự thay đổi trong mức thuế TNDN, cụ thể từ 1/1/2004 giảm xuống còn 28%. Việc điều chỉnh thuế suất thuế TNDN từ 32% xuống 28% là bước đột phá lớn để tạo đà cho doanh nghiệp tăng tích lũy, tái đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh và đặc biệt tăng sức hút đối với các công ty xuyên quốc gia.
Bảng 2.3: Nguồn thu ngân sách từ thuế TNDN
Năm Ngân sách (nghìn tỷ đồng)
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam
Từ thực tế cho thấy, việc giảm thuế như vậy không những không làm giảm đi nguồn thu ngân sách từ thuế TNDN mà cịn tăng với tốc độ bình qn gần 17%/năm. Cụ thể. Năm 2004 tăng 14%, năm 2005 tăng 19% năm 2007 và 2007 cùng tăng 17%.
Tới 1/1/2009, thuế TNDN lại một lần nữa được giảm xuống cịn 25%. Tuy nhiên, xuất phát từ những khó khăn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới, cũng như sự cạnh tranh của các quốc gia khác với sự linh động trong mức thuế và các điều chỉnh giảm mạnh trong thuế TNDN. Tuy tổng thu thuế TNDN của Việt Nam tăng, nhưng tỷ trọng trong thu NSNN lại giảm.
Bảng 2.4: Tỷ trọng các loại thuế trong tổng thu thuế và phí (2003 – 2011)
Thuế TNDN
Thuế giá trị gia tăng Thuế xuất nhập khẩu Khác
Nguồn: Quyết tốn và dự tốn NSNN 2003-2011
Mặc dù Chính phủ Việt Nam đã điều chỉnh mức thuế xuống thấp hơn, song với mức thuế này chỉ đáp ứng được vấn đề thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, và tăng tổng thu nhập mà chưa giải quyết được vấn đề thất thu thuế. Do đó, Chính phủ ta đã đưa ra một số biện pháp bổ sung như những cải cách về thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân.
Đối với thuế xuất nhập khẩu thì chính phủ chủ trương tăng thuế nhập khẩu linh kiện nhằm hạn chế hành vi chuyển giá và kích thích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi sản xuất linh kiện trong nước.
Nhận thấy việc phát triển thương mại và các mối quan hệ quốc tế là vô cùng cần thiết nên Chính phủ tăng cường tham gia ký kết các hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các quốc gia. Việc tránh đánh thuế hai lần sẽ góp phần làm giảm áp lực về thuế cho các nhà đầu tư, từ đó sẽ làm giảm động cơ thực hiện hành vi chuyển giá của các TNC. Đồng thời, cơ quan thuế Việt Nam dễ dàng thu thập các số liệu liên quan các vấn đề về thuế, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, giá cả hàng hóa của TNC có trụ sở tại các quốc gia khác nhau. Từ đó, các quốc gia sẽ tăng cường phối hợp với nhau trong cơng tác kiểm sốt và chống chuyển giá.
Cơ chế tự khai, tự nộp thuế và tổ chức quản lý thuế theo mơ hình chức năng làm xuất phát điểm, mũi nhọn thực hiện cải cách, hiện đại hố, từ đó mở rộng dần với bước đi vững chắc theo một lộ trình hợp lý, kết hợp song song giữa quản lý hiện đại và quản lý truyền thống mà khơng triển khai đồng loạt trong tồn ngành ở ngay thời gian đầu. Đặc biệt, trong những năm gần đây, cơ quan thuế đã xây dựng được nguồn cơ sở dữ liệu hiện đại, giúp cho việc quản lí trở nên dễ dàng hơn.
Tăng cường xây dựng danh mục các mặt hàng nhập khẩu để giới hạn các doanh nghiệp TNC thực hiện việc chuyển giá. Danh mục giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu cũng giúp cho cơ quan Hải quan chú ý đến các giao dịch với giá quá cao hay quá thấp so với bình thường để phát hiện ra hiện tượng chuyển giá xảy ra tại khâu xuất khẩu hàng hóa. Ngồi ra, dựa trên danh mục này cơ quan thuế cũng dễ dàng thiết lập giá so sánh và định giá chuyển giao.
Chính phủ đặt nhiệm vụ kiểm sốt giá bán với trọng tâm phải đảm bảo kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu các mặt hàng không cần thiết để tránh trường hợp nhập các máy móc, thiết bị và cơng nghệ lỗi thời với chi phí cao.
Chương 3
Đánh giá các biện pháp chống chuyển giá của các TNC tại Việt Nam và gợi ý một số giải pháp