Tăng trưởng tín dụng qua các năm

Một phần của tài liệu TIỂULUẬNĐề tài tác động của chính sách kinh tế vĩ môchính phủ việt nam thực hiện trong giai đoạn2019 2020 đối với nền kinh tế trong nước (Trang 30 - 34)

 NHNN vẫn sử dụng cơng cụ điều hành chính sách hạn mức tăng trưởng tín dụng giao cho các NHTM từ đầu năm một cách mạnh mẽ.

+ Trong năm 2019, NHNN đã chủ động giao hạn mức tăng trưởng tín dụng khá thấp cho các NHTM phần lớn ở mức 13%; Một số ngân hàng còn được giao chi tiêu thấp hơn như BID, VPB và CTG.

+ NHNN cũng chủ động siết lại hạn mức cho các cơng ty tài chính tiêu dùng khi yếu tố rủi ro tăng lên khi mảng cho vay này tăng trưởng bùng nổ trong năm 2018.

+ Hạn mức tăng trưởng cho vay được cấp cho FE Credit năm nay chỉ là 10% + Vào thời điểm cuối năm,tuy tình hình diễn biến lạm phát và tỷ giá, NHNN đã cấp thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho một số NHTM đạt chuẩn Basel II sớm tuy nhiên mức nới cũng không nhiều.

+ Theo NHNN, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của khối các NHTM giao động quanh mức 31%. Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn hiện đang ở mức 30,61% tại các NHTMNN và 30,91% tại các NHTMCP.

=> Như vậy, áp lực lên toàn hệ thống để đảm bảo yêu cầu của thông tư là không quá lớn, tuy nhiên các ngân hàng có tỷ lệ dư nợ cho vay trung dài hạn trên tổng dư nợ lớn sẽ phải cơ cấu lại các khoản vay và gia tăng nguồn vốn trung dài hạn.

- Theo Tổng cục thống kê, tính đến ngày 20/12/2019, tổng phương tiện thanh tốn tăng 12,1% so với cuối năm 2018 (cùng kỳ năm 2018 tăng 11,3%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 12,5% (cùng kỳ năm 2018 tăng 11,5%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế tăng 12,1% (cùng kỳ năm 2018 tăng 13,3%).

- Mặt bằng lãi suất huy động tăng lên trong 3 quý đầu năm đặc biệt là tại các kỳ hạn dài với mức tăng từ 0.7-1.2% sau đó có giảm nhẹ trở lại tại một số NHTM vào thời điểm cuối năm nhờ các động thái nới lỏng của NHNN, tuy nhiên mức giảm là không nhiều.

- lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,2-0,8%/năm đối với tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,3-5,0%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,3-7%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 6,6-7,5%/năm.

- Mặt bằng lãi suất cho vay VND phổ biến ở mức 6,0-9,0%/năm đối với ngắn hạn; 9,0- 11%/năm đối với trung và dài hạn.

Năm 2020:

Nền kinh tế bị suy thoái => NHTW áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng. chỉ đạo TCTD

chủ động cân đối khả năng tài chính để áp dụng lãi suất cho vay hợp lý.

- Điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mơ, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ; giám sát chặt chẽ việc thực thi giảm lãi suất của TCTD theo chỉ đạo của NHNN và chủ trương của Chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.

- Chỉ đạo các TCTD tập trung tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh; thường xuyên theo dõi, đánh giá diễn biến và tác động của dịch bệnh đối với khả năng tăng trưởng tín dụng tồn ngành để xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng đối với các TCTD nhằm đáp ứng đầy đủ kịp thời vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, nhất là các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn tiếp tục vay mới khôi phục sản xuất; tiếp tục kiểm sốt chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. - Trực tiếp làm việc với Chủ tịch Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị/Tổng giám đốc các TCTD để đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi các khoản vay cũ, giữ ngun nhóm nợ theo Thơng tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/03/2020 và cho vay mới với lãi suất ưu đãi; thường xuyên theo dõi, tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện của các TCTD.

Sử dụng các công cụ của CSTT như lãi suất chiết khấu, tỉ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở để điều tiết lượng vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại (NHTM) và từ đó tác động lên khả năng cung vốn ngân hàng ra thị trường theo mục đích đặt ra.

Tỉ lệ dự trữ bắt buộc:

- Theo văn bản số 1158/QĐ-NHNN NGÀY 29/05/2018 áp dụng từ ngày 01/06/2018 21

Bảng 2:

- Theo văn bản số 421/QĐ-NHNN ngày 16 tháng 3 năm 2020: quyết định mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:

1. Đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam: 1,0%/năm. 2. Đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ: 0%/năm.

3. Đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam: 0%/năm. 4. Đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ: 0,05%/năm.

Một phần của tài liệu TIỂULUẬNĐề tài tác động của chính sách kinh tế vĩ môchính phủ việt nam thực hiện trong giai đoạn2019 2020 đối với nền kinh tế trong nước (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w