2. KIẾN TRÚC PHÂN HỆ VÀ CÁC GIAO THỨC TRONG IMS
2.4 Các giao thức chính được sử dụng trong IMS
2.4.4 Các giao thức khác
Bên cạnh SIP và Diameter, IMS còn sử dụng nhiều giao thức khác như:
Giao thức dịch vụ chính sách mở thông thường COPS (Common Open Policy Service) được dùng để truyền tải chính sách giữa các điểm quyết định dịch vụ PDPs (Policy Decision Points) và các điểm thực hiện chính sách (Policy Enforcement Points).
H.248 (ITU-T khuyến nghị H.248) được sử dụng bởi các nút báo hiệu để điều khiển các nút trong mặt phẳng media.
RTP (Real-Time Transport Protocol, RFC 3550) và RCTP (RTP Control Protocol, RFC 3550) dùng để truyền tải media như video và audio…
30
KẾT LUẬN
IMS đang là tiêu điểm thảo luận của các tổ chức chuẩn hóa viễn thông và các công ty điện tử tin học, với phạm vi đề tài khơng thể trình bày hết các khía cạnh của IMS, đề tài chỉ đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về IMS, qua đó thấy được vai trị và chức năng của nó trong kiến trúc mạng NGN. Việc xây dựng mạng lõi IMS trong kiến trúc NGN là một nhu cầu tất yếu, phù hợp với xu thế phát triển của ngành viễn thông, mở ra cánh cửa cho sự hội tụ di động – cố định với khả năng đa truy nhập và cung cấp nhiều loại hình dịch vụ khác nhau trên một nền tảng mạng duy nhất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng.
Trong tiến trình phát triển và chuẩn hóa IMS, cịn rất nhiều vấn đề cần được tìm hiểu. Hướng phát triển của đề tài có thể đi sâu vào tìm hiểu các thủ tục trên các giao diện IMS để nó có thể hỗ trợ các ứng dụng đa phương tiện IP, nghiên cứu và đưa ra giải pháp cho vấn đề bảo mật trong IMS…
Do quá trình thực hiện chuyên đề chỉ dựa trên lý thuyết và tìm hiểu tài liệu, chưa được tiếp xúc thực tế và có các mơ hình thực tiễn để tiếp cận và còn hạn chế về mặt thời gian nên nhiều vấn đề chưa thể trình bày rõ và chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự thơng cảm và đóng góp ý kiến của thầy và các bạn để tiểu luận được hồn chỉnh hơn. Nhóm xin chân thành cảm ơn!
31