V. Giải pháp và tổ chức thực hiệ n
5.1.6. Phối hợp của các doanh nghiệp/hiệp hội ngành hàng
Hiện nay, trong đa số ngành công nghiệp nội địa của Việt Nam, khả năng phối hợp các doanh nghiệp là chưa cao. Hơn nữa, các hiệp hội ngành hàng chưa thực sự phát huy được vai trò chủ đạo để dẫn dắt các doanh nghiệp hướng tới một mục tiêu chung của cả ngành sản xuất. Điều này có ý nghĩa quan trọng vì để có thể khởi kiện, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ cần đáp ứng yêu cầu về tư cách đại diện cho ngành sản xuất trong nước.
Để điều tra một vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp, theo yêu cầu của luật định về tư cách khởi kiện, thì cần phải có sự hợp tác, thống nhất hành động của các nhà sản xuất trong nước ủng hộ đơn kiện, sự hỗ trợ của các Bộ,
ngành và Hiệp hội liên quan. Đáp ứng đầy đủ, chính xác các điều kiện theo luật định là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Nguyên đơn phải đại diện cho ít nhất 25% khối lượng, trị giá hàng hoá sản xuất trong nước và số nhà sản xuất ủng hộ vụ kiện phải lớn hơn số nhà sản xuất chống lại vụ kiện. Trong khi đó số lượng các hiệp hội đủ khả năng và uy tín để đại diện cho doanh nghiệp và điều phối các hoạt động của doanh nghiệp trong các vụ kiện và kháng kiện chưa nhiều. Bên cạnh đó còn phải chú ý những nhóm người có lợi ích liên quan có thể sẽ lên tiếng phản đối vụ kiện (đại diện các nhà nhập khẩu, phân phối, và bán lẻ hàng nhập khẩu, tiếng nói của người tiêu dùng…). Vì vậy cần tính toán kĩđể tránh tình trạng rơi vào thế bị động, lúng túng, loay hoay giữa xung đột của chính các nhóm lợi ích khác nhau ở trong nước.