Quy hoạch sử dụng đất đô thị.

Một phần của tài liệu Nội dung quản lý và sử dụng đất đô thị ở nước ta hiện nay (Trang 28 - 31)

III. PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT TRONG QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ

1. Quy hoạch sử dụng đất đô thị.

*. Sự cần thiết và nhiệm vụ của qui hoạch sử dụng đất đô thị. +. Sự cần thiết của qui hoạch sử dụng đất đô thị.

Qui hoạch sử dụng đất đô thị là tổng thể các biện pháp về kinh tế, kỹ thuật, sinh thái và pháp chế để tổ chức sử dụng hợp lý đất đô thị. Nó là quá trình căn cứ vào yêu cầu đối với đất cho sự phát triển các ngành kinh tế, các doanh nghiệp, và chất lượng, tính thích nghi của bản thân đất, tiến hành phân phối đất

cho các ngành, các doanh nghiệp, điều chỉnh quan hệ đất, xác định công dụng kinh tế khác nhau và các loại đất, sắp xếp hợp lý đất đô thị và sắp xếp tương ứng các tư liệu sản xuất khác và sức lao động có quan hệ với sử dụng đất.

Qui hoạch sử dụng đất đô thị do Nhà nước qui định là một trong những công cụ cơ bản để tăng cường sự quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với việc sử dụng đất đô thị. Thông qua việc qui hoạch sử dụng đất đô thị, một mặt có thể giải quyết thoả đáng mẫu thuẫn giữa các loại đất sử dụng, xác định cơ cấu hợp lý về sử dụng đất đô thị, mặt khác có thể kết hợp hài hoà lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài, lợi ích cục bộ với lợi ích tập thể, làm cho việc sử dụng đất đô thị ăn khớp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đô thị.

Sự cần thiết của qui hoạch đất đô thị được biểu hiện chủ yếu ở những mặt sau:

Trước hết, sự cần thiết của qui hoạch sử dụng đất đô thị bắt nguồn từ đặc điểm của bản thân đất đô thị.

Một mặt, đô thị là nơi tập trung cao độ dân số, công nghiệp, thương nghiệp, giao thông, nghiên cứu khoa học và văn hoá, giáo dục của một quốc gia. Đất đô thị không chỉ bao gồm đất dùng cho công nghiệp, thương nghiệp giao thông vận tải, xây dựng và nông nghiệp ngoại thành là những ngành sản xuất, mà còn bao gồm đất dùng cho nhà ở, văn hoá giáo dục, y tế, dịch vụ, hàng chính là những ngành phi sản xuất, và mối quan hệ về sử dụng đất giữa các ngành đó. Như vậy, đô thị là sự kết hợp qua lại về đất của tất cả các công trình kiến trúc trong phạm vi đô thị:

Sản xuất và phi sản xuất, doanh nghiệp và phi doanh nghiệp, ngành và phi ngành, cận đại và cổ đại.

Mặt khác, đất đô thị là một tài nguyên quý giá hữu hạn, nó có đặc điểm là tính cố định, tính không gian tái sinh và tính thay thế nhỏ. Điều đó đòi hỏi phả lấy hiệu quả kinh tế - sinh thái làm tiền đề tiến hành sắp xếp hợp lý quĩ đất đô thị theo kế hoạch, phù hợp với tình hình của từng nước nhằm đạt tới mục tiêu sử dụng nó một cách hợp lý, tiết kiệm. Nói cụ thể, cần lập qui hoạch sử dụng đất đô

thị một cách hợp lý, điều hoà chính xác mâu thuẫn giữa các loại đất sử dụng, xác định cơ cấu hợp lý của việc sử dụng đất đô thị.

Sau nữa, sự cần thiết của quy hoạch sử dụng đất đô thị còn bắt nguồn từ mối quan hệ mật thiết giữa đất đô thị với phát triển kinh tế - xã hội đô thị.

Như trên đã nói, việc sử dụng đất đô thị hợp lý hay không trực tiếp gây ra ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đô thị. Ngược lại, sự phát triển không ngừng của kinh tế - xã hội đô thị không ngừng đề ra những yêu cầu mới đối với việc sử dụng đất đô thị. Điều đó đòi hỏi việc sử dụng đất đô thị không chỉ xuất phát từ lợi ích cục bộ trước mắt, mà cần có một qui hoạch đồng bộ lâu dài, làm cho việc sử dụng đất đô thị thích ứng với sự phát triển kinh tế - xã hội đô thị.

Cuối cùng, sự cần thiết của qui hoạch sử dụng đất đô thị cũng bắt nguồn từ tính chất của chế độ sở hữu đất đô thị.

Ở nước ta, đất đô thị thuộc sở hữu toàn dân. Điều đó quyết định Nhà nước XHCN không chỉ với tư cách người chủ sở hữu đất đai tham gia kinh doanh đất đô thị, hơn nữa còn với tư cách người đại diện cho lợi ích của toàn thể nhân dân lao động tiến hành kiểm soát và điều tiết ở tầm vĩ mô đối với việc sử dụng đất đô thị, đòi hỏi Nhà nước phải tiến hành qui hoạch đối với việc sử dụng đất đô thị nhằm xác định phương hướng cơ bản cho việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm.

+. Nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất đô thị.

Trong kinh tế đô thị, mức độ hợp lý của việc tổ chức sử dụng đất đô thị, có ảnh hưởng tất yếu đến mức độ của tỷ suất sử dụng đất, tỷ suất sinh sản đất và hiệu suất lao động. Vì vậy tổ chức sử dụng hợp lý đất đô thị trong các ngành, các doanh nghiệp là vấn đề hạt nhân của qui hoạch sử dụng đất đô thị. Xoay quanh hạt nhân này, nhiệm vụ chủ yếu của qui hoạch sử dụng đất đô thị là:

Thứ nhất, điều tra rõ ràng thực trạng sử dụng đất đô thị.

Chi trong trường hợp làm rõ về số lượng, chất lượng và phân bố sử dụng quỹ đất đô thị, mới có thể cung cấp căn cứ chuẩn xác cho việc có kế hoạch tiến

hành phân phối đất và điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất. Trước hết cần tổ chức tốt việc đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị, cung cấp những số liệu gốc cho việc xây dựng hệ thống bản đồ sổ sách, làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý sử dụng đất đô thị và giám sát sự biến động của việc sử dụng đất đô thị.

Thứ hai, phân phối hợp lý quỹ đất đô thị.

Qui hoạch sử dụng đất đô thị có nhiệm vụ phân phối hợp lý đất đô thị cho nhu cầu các mặt của xây dựng đô thị, cần căn cứ vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội và nhận thức, khả năng chinh phục tự nhiên của loài người, tiến hành sắp xếp hợp lý đất đô thị cùng với các tư liệu sản xuất khác được bố trí trên đó. Điều đó có nghĩa là cần tuỳ theo loại hình sản xuất và yêu cầu của qúa trình sản xuất, đồng thời phải xuất phát từ đặc tính tự nhiên của đất đô thị, để xác định qui mô đất của toàn đô thị và tỷ lệ chiếm giữ của các loại đất, vị trí và phân chia các loại đất sử dụng trong đô thị. Khi điều chỉnh việc phân phối đất đô thị, cần chú ý loại bỏ các thiếu sót trong việc sử dụng đất đô thị, hơn nữa cần phòng ngừa hậu quả của việc sử dụng không tốt các loại đất gây ra cho môi trường sinh thái.

Thứ ba, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sử dụng đất đô thị.

Xây dựng cơ cấu sử dụng hợp lý đất đô thị cũng là một nhiệm vụ chủ yếu của qui hoạch sử dụng đất đô thị. Đây là một trong những điều kiện cơ bản để tiến hành phân bổ hợp lý sức sản xuất của đô thị. Bởi lẽ cơ cấu sử dụng đất đô thị hợp lý có thể thúc đẩy kinh tế đô thị phát triển toàn diện, bền vững với tốc độ cao, đồng thời có thể đáp ứng nhu cầu tăng lên không ngừng của dân cư đô thị.

Một phần của tài liệu Nội dung quản lý và sử dụng đất đô thị ở nước ta hiện nay (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w