Nhân tố ảnh hưởng ngoài nước

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU mặt HÀNG THỦY sản của VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU (Trang 44 - 47)

5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường

2.3.2. Nhân tố ảnh hưởng ngoài nước

 Nhu cầu tiêu dùng thủy sản của EU

EU có 27 quốc gia thành viên với dân số là 447 triệu người (năm 2021). Nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản của EU rất cao, chiếm 10% sản lượng thế giới với mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người ở EU năm 2020 đạt khoảng 24,3 kg/người/năm. Theo số liệu thống kê của Eurostat, trong giai đoạn 10 năm từ 2009 - 2019, tổng chi cho tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ của 27 quốc gia EU đã tăng 10,8%. Tổng lượng tiêu thụ thủy sản ở EU có thể lên tới 12,77 triệu tấn/năm. Về nguồn cung thủy sản, Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản cho EU đứng thứ hai trong khu vực châu Á, chỉ xếp sau Trung Quốc. Nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU là rất lớn, trên 50 tỷ USD/năm. Vì vậy EU là một trong thị trường quan trọng cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Tuy nhiên, theo số liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), trong năm 2020, nền kinh tế EU giảm tới 6,4%. Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại EU trong những tháng đầu năm 2021 đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động thương mại hàng hóa của EU với thị trường ngoại khối. Trong đó, hoạt động thương mại giữa Việt Nam và EU chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid-19 khiến hoạt động logistics gặp khó khăn, chi phí đầu vào gia tăng, nhiều chuỗi cung ứng bị gián đoạn ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu th ủy s ản của Việt Nam sang EU, làm thay đổi xu hướng tiêu thụ, nhu cầu nhập khẩu thủy sản c ủa EU bị giảm đáng kể.

 Thị yếu tiêu dùng

Từ nhiều năm nay, chỉ số tiêu thụ thủy sản tại thị trường EU tăng cao hơn hẳn so với thịt, do người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang ăn thủy sản nhiều hơn trong bữa ăn hàng ngày. Tại thị trường EU, siêu thị bán lẻ là kênh chính, chiếm thị phần lớn nhất

trong khâu phân phối các sản phẩm thủy sản. Người tiêu dùng EU đa số ưu tiên lựa chọn những sản phẩm thủy sản có xuất xứ ở Châu Âu, sau đó những sản phẩm thủy sản đảm bảo rõ thông tin về nguồn gốc của sản phẩm, nhãn mác, bao bì, thân thiện với mơi trường, dễ sử dụng. Phần lớn (khoảng 70%) thủy sản là dùng tại nhà, phần còn lại tiêu thụ tại các nhà hàng. Ngoài ra những yếu tố liên quan tới văn hóa, mức thu nhập của người dân từng quốc gia, khu vực sẽ tác động mạnh tới xu hướng tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản của EU.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 làm thay đổi xu hướng tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản ở EU. Những sản phẩm thủy sản tươi sống, sản phẩm thủy sản có trị giá cao có nhu cầu giảm mạnh khi phải thực hiện giãn cách xã hội... Người tiêu dùng hướng tới những sản phẩm thủy sản tiêu thụ ở nhà, dễ bảo quản, dễ chế biến, tiện dụng và có mức giá trung bình thấp như thủy sản sơ chế đơng lạnh và thủy sản đóng hộp. Tuy nhiên, dịch Covid-19 không thay đổi cơ bản về quan điểm tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản ở EU mà chỉ thay đổi ở giá trị sản phẩm và tính tiện dụng của sản phẩm. Riêng thói quen quan tâm tới tính bền vững, nguồn gốc sản phẩm và tính thân thiện là khơng thay đổi.

 Các rào cản kĩ thuật và thương mại của EU

Các loại rào cản thương mại đối với hàng thủy sản Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu là rào cản thương mại về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (TBT), các quy định về xuất xứ, nhãn hiệu, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và an toàn bệnh dịch động, thực vật (SPS) và rào cản thương mại chống bán phá giá,... Hiện tại, ngành Thủy sản Việt Nam đã đáp ứng khá tốt các yêu cầu về rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), quy định về vệ sinh dịch tễ và kiểm định vệ sinh động thực vật (SPS) của EU. Tuy nhiên, trong tương lai, EU có thể áp dụng các quy định TBT và SPS mới đối với nguyên liệu thô hoặc các biện pháp hạn chế xuất khẩu. Vì vậy, muốn xuất khẩu vào EU, các doanh nghiệp khơng cịn cách nào khác là phải đáp ứng những yêu cầu mới đó.

Thực tế cho thấy, trước các rào cản thương mại, cho đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam dường như vẫn cịn khá bị động, thiếu thơng tin, thậm chí thiếu nguồn nhân lực có kinh nghiệm về phịng vệ thương mại, thiếu những sự đầu tư cần thiết để có thể giúp cho sản phẩm thủy sản của Việt Nam vượt qua được các hàng rào kỹ thuật hay những biện pháp phòng vệ như thuế chống bán phá giá, thanh tra,…Sự thiếu hụt này có nguyên nhân từ nhiều phía cũng như cần phải có sự vào cuộc của tất cả các bên liên quan để có thể giải quyết được vấn đề một cách hiệu quả và lâu dài.

Về quy định của EU về bảo vệ môi trường và nguồn lợi (ISO 14000, EMAS, IUU, quy định của EU về trách nhiệm xã hội). Đặc biệt là quy định IUU liên quan đến

hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, khơng có báo cáo và khơng được quản lý. Quy định về IUU được EU ban hành nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và loại bỏ mọi hoạt động đánh bắt thủy sản dưới các hình thức này.

Tuy nhiên, Việt Nam đã bị Uỷ ban châu Âu (EC) cảnh cáo thẻ vàng vì khơng tn thủ Quy định chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) từ tháng 10/2017. Việt Nam bị rút "thẻ vàng", đồng nghĩa thủy hải sản xuất khẩu sang EU sẽ bị kiểm sốt 100% thay vì kiểm tra xác xuất. Tác động kinh tế của thẻ vàng IUU khiến xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU đã giảm liên tục từ 2017 đến nay. Đơn cử, đến năm 2019, sau 2 năm chịu tác động của thẻ vàng IUU, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang EU giảm 12%, tương đương 183,5 triệu USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản giảm trên 10%, tương đương giảm 43 triệu USD. Xuất khẩu các sản phẩm nuôi trồng sang thị trường này cũng giảm 13%. Xu hướng giảm này tiếp tục kéo dài hơn nữa vào năm 2020, đặc biệt do bị tác động kép bởi dịch Covid-19, thẻ vàng IUU và Brexit, xuất khẩu thủy sản sang EU giảm 5,7% so với 2019, chỉ đạt

959 triệu USD. Không dừng tại đó, nếu khơng có các giải pháp và hành động để tuân thủ chống khai thác IUU, thẻ vàng còn đứng trước nguy cơ chuyển thẻ đỏ. Trong trường hợp bị EC phạt thẻ đỏ, tác động trước mắt và trực tiếp nhất đối với thủy sản Việt Nam sẽ là lệnh cấm thương mại của EC. Theo ước tính của các chuyên gia, ngành thủy sản Việt Nam sẽ tổn thất khoảng 480 triệu USD mỗi năm vì mất thị trường EU. Tuy nhiên, nếu Việt Nam sớm gỡ được thẻ vàng IUU, tận dụng được các ưu đãi thuế quan và thay đổi thể chế từ Hiệp định EVFTA, ngành thuỷ sản có thể phục hồi. Mục tiêu xuất khẩu sang EU đạt 1,2-1,4 tỷ USD trong những năm tới là khả thi.

 Chính sách thương mại của EU

Mục tiêu chính của chính sách thương mại EU là tăng cơ hội giao thương cho các quốc gia thành viên bằng việc loại bỏ các rào cản thương mại (như thuế quan và hạn ngạch) và bằng cách đảm bảo cạnh tranh cơng bằng. Chính sách thương mại của EU bao gồm thương mại hàng hóa và dịch vụ, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, các phương diện thương mại của sở hữ u trí tuệ (như bằng sáng chế) và mua sắm cơng. Chính sách này được cấu thành bởi ba yế u tố chính: Các hiệp định thương mại với các nước ngoài EU để mở ra thị trường mới và gia tăng cơ hội phát triển thương mại cho các công ty EU; Quy định thương mại nhằm bả o vệ các nhà sản xuất EU trước hành vi cạnh tranh không lành mạnh; Quan hệ EU và WTO, nơi đặt ra các quy tắc thương mại quốc tế. Hiện nay, EU đã tham gia ký kết Hiệp đinh thươ g mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đây là cơ hội rất lớn cho thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, đặc biêt là các mặt hàng thủy sản vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường này.

Sau 1 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực (từ tháng 8 đến tháng 12/2020), xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU đã và đang có những thay đổi, khi các doanh nghiệp Việt Nam tích cực đẩy mạnh xuất khẩu những sản phẩm thủy sản được ưu đãi từ EVFTA, trong khi phía đối tác cũng ưu tiên lựa chọn sản phẩm thủy sản từ Việt Nam do có mức giá cạnh tranh hơn. Đồng thời, thu hút đầu tư nước ngoài được kỳ vọng tăng lên, công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm được chú trọng nâng cao để đáp ứng theo tiêu chuẩn EU. Cùng với đó, mơi trường kinh doanh và thể chế được đảm bảo theo hướng ổn định, minh bạch hơn vì hệ thống pháp luật cũng được điều chỉnh, bổ sung quy định để phù hợp với FTA đã ký kết.

Trong bối cảnh Covid ảnh hưởng mạnh đến logistics cho thương mại, xuất khẩu sang EU ổn định cho thấy tác động rõ rệt của hiệp định EVFTA đã thúc xuất khẩu sang thị trường này. Khi FTA giữa Việt Nam và EU được ký kết, mức cắt giảm thuế về 0% tương ứng với 90% số mặt hàng xuất khẩu sang thị trường này. Nhiều mặt hàng thủy sản như tôm, cá ngừ, mực, bạch tuộc được hưởng thuế 0% sang EU. Nếu như trước đây mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào EU phải chịu mức thuế lên đến 10,8%. Việc xóa bỏ thuế quan đối với các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang EU sẽ tạo lợi thế quan trọng cho Việt Nam khi cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường EU.

2.4. Đánh giá chung về phát triển xuất khẩu mặt hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường EU.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU mặt HÀNG THỦY sản của VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w