- Phân tích tình hình cơng tác quản trị NVL tại Nhà máy.
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Tên gọi: Nhà máy Z153 – Tổng cục kĩ thuật.
Địa điểm: Thị trấn Đông Anh, Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội.
Thời gian thành lập: Ngày 20 tháng 4 năm 1968 lấy tên là Nhà máy Z153 do Bộ Quốc Phòng quyết định theo đề nghị của Tổng tham mưu trưởng. Đến năm 1993, Thủ tướng Chính Phủ cơng nhận Nhà máy Z153 là Nhà máy cơng ích loại I và quyết định Nhà máy Z153 lấy tên giao dịch với các đơn vị kinh tế ngồi qn đội là Cơng ty Chiến Thắng – BQP. Theo quyết định của Bộ Quốc phòng – Tổng cục Kỹ thuật, Nhà máy Z153 là một đơn vị kinh doanh hạch tốn độc lập có đủ tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng tại ngân hàng và được sử dụng con dấu riêng.
Nhà máy Z153 – Tổng cục Kĩ thuật
Điện thoại: 043.8832139 Fax: 043.8832254
Tài khoản: 931-02-002-1 Kho bạc Đông Anh-TP Hà Nội. Cơng ty Chiến Thắng – Bộ Quốc phịng.
Điện thoại: 043.8832139 Fax: 043.8832254
Tài khoản: 431101-000009 Ngân hàng NN & PTNT Đông Anh. MST: 01007688601
Quá trình phát triển của Nhà máy Z153
Năm 1968 Nhà máy được thành lập với đường dây công nghệ đồng bộ để sửa chữa xe, máy quốc phòng phục vụ chiến đấu và huấn luyện chiến đấu của bộ đội.
Đây là giai đoạn mới thành lập xây dựng hình thành tổ chức bộ máy quản lý, đào tạo, nhận chuyển giao công nghệ đồng thời nhanh chóng thực hiện nhiệm vụ hồn thành tốt kế hoạch sửa chữa xe, máy tại các xí nghiệp cũng như đi sửa chữa cơ động tại các chiến trường miền Bắc, miền Nam, Lào, Campuchia. Đây là thời kỳ hoàn toàn bao cấp, các sản phẩm là hàng Quốc phịng.
Khó khăn của thời kỳ này là Nhà máy mới đi vào hoạt động, vừa đi sơ tán, vừa sản xuất vừa chiến đấu, thực hiện việc sửa chữa xe, máy ở tại chỗ cũng như đi cơ động ở các chiến trường. Đã sửa chữa được số lượng lớn xe máy phục vụ bộ đội chiến đấu. Được tặng thưởng huân chương chiến công của Nhà nước và các huân chương của bạn Lào.
Giai đoạn 2 (Từ 1980 đến 1993)
Năm 1980 Nhà máy được Nhà nước đầu tư mở rộng bổ sung dây chuyền công nghệ để chế tạo các chi tiết phụ tùng đơn lẻ của xe, máy nhằm đáp ứng nhu cầu sửa chữa tại xưởng. Đến năm1993, Nhà máy được Thủ tướng Chính Phủ quyết định lấy tên là Cơng ty Chiến Thắng trong giao dịch với các đơn vị kinh tế ngoài Quân đội.
Đây là giai đoạn sản xuất trên nền cơ chế bao cấp từng bước chuyển sang hạch toán kinh tế, vừa đáp ứng nhu cầu Quốc phòng theo kế hoạch, từng bước tiếp cận chuyển sang nền kinh tế thị trường sản xuất hàng hóa cho các xí nghiệp bên ngồi, vừa thực hiện cơng nghệ chế tạo phụ tùng, phục vụ sửa chữa tại chỗ. Đây là giai đoạn rất khó khăn do thay đổi cơ chế quản lý, tìm hướng đi và các giải pháp chuyển đổi. Song, Nhà máy đã hoàn thành tốt nhiệm vụ Quốc phòng cũng như việc tiếp cận và hịa nhập với thị trường, có sự phát triển vững chắc về khâu quản lý và trình độ cơng nghệ, tạo đà cho thời kỳ phát triển tiếp theo.
Giai đoạn 3 (Từ 1993 đến nay)
Nhà máy được Nhà nước đầu tư chiều sâu công nghệ để sửa chữa thêm các chủng loại xe, máy khác cũng như nâng cao năng lực công nghệ chế tạo các cụm và chi tiết phụ tùng xe, máy Quốc phòng phục vụ cho các đơn vị.
Đây là giai đoạn Nhà máy trở thành đơn vị hạch toán sản xuất kinh doanh độc lập, được Nhà nước đầu tư chiều sâu công nghệ, đổi mới thiết bị, đổi mới công nghệ, bổ sung thêm các công nghệ nghành nghề và cơng nghệ sản phẩm với trình độ tiên tiến, hiện đại và hiện đại hóa từng phần. Do vậy, kết quả sản xuất kinh doanh cũng như chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.
Đây là thời kỳ khó khăn về việc tiếp nhận chuyển giao các công nghệ mới, hiện đại, cũng như khan hiếm về vật tư kỹ thuật chuyên ngành quân sự và sự cạnh tranh khốc liệt của các Nhà máy bạn trong việc chiếm lĩnh thị trường, chất lượng và giá thành sản phẩm.
Nhà máy Z153 là Nhà máy Quốc phịng sửa chữa vũ khí, trang bị qn sự thuộc hệ thống đảm bảo kĩ thuật cho quân đội, nằm trong đội hình chiến đấu có tư cách pháp nhân và thực hiện chế độ hạch toán kinh tế, hoạt động theo điều lệ quản lý xí nghiệp sửa chữa vũ khí trang bị kĩ thuật quân sự của Tổng cục Kĩ thuật (TCKT) với nhiệm vụ chính:
Sửa chữa vũ khí trang bị kỹ thuật thuộc hệ thống đảm bảo kỹ thuật của Quân đội.
Sửa chữa, cải tiến trang bị kỹ thuật quân sự của ngành kỹ thuật tăng thiết giáp, sửa chữa sản xuất vật tư kỹ thuật dụng cụ thiết bị chuyên dùng đáp ứng yêu cầu sửa chữa của Nhà máy và các đơn vị ngành TTG, tổ chức sản xuất kinh tế góp phần bảo đảm đời sống CBCNV trong Nhà máy.