Quan điểm và nội dung chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 2006-

Một phần của tài liệu Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 2006-2010 và cũng đề xuất một số biện pháp (Trang 27 - 30)

I. Quan điểm và nội dung chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 2006-2010 2006-2010

1. Quan điểm cơ bản chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

1.1.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn liền với tiến trình hộp nhập quốc tế

Các mốc quan trọng cho việc mở cửa kinh tế và tự do hoá thương mại của Việt Nam và bước chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là vào năm 2006,2010 và 2020. Các mốc này cũng phù hợp với kế hoạch 5 năm đầu thế kỷ 21, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2010 và mục tiêu đưa đất nước cơ bản trở thành công nghiệp hoá vào năm 2020.

Chủ động hội nhập quốc tế phải đặt trên cơ sở giữ vững độc lập tự chủ, bảo vệ lợi ích dân tộc, bản sắc văn hoá và định hướng XHCN, không bỏ lỡ thời cơ song phải chủ động về lộ trình, khắc phục, hạn chế mặt bất lợi. Thách thức lớn nhất trong hội nhập quốc tế là phải tăng được sức cạnh tranh của nền kinh tế, của các doanh nghiệp, của hàng hoá dịch vụ trên thị trường quốc tế và thị trường trong nước thì mới đứng vững và phát triển được trong môi trường cạnh tranh quyết liệt toàn cầu. Đồng thời phải tạo lập các yếu tố đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường khả năng ứng phó với tác động bất lợi về kinh tế từ bên ngoài.

1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành phải dựa trên hiệu quả và lợi ích của toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Để điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế phù hợp với xu thế hội nhập sẽ có những ngành, những doanh nghiệp nâng cao được khả năng cạnh tranh,

đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước. Ngược lại, cũng có những ngành, những doanh nghiệp phải thu hẹp hoặc chuyển hướng sản xuất kinh doanh. Trong mọi trường hợp cần phải đặt lợi ích của tổng thể nền kinh tế lên trên lợi ích của từng ngành, các doanh nghiệp phải điều chỉnh cơ cấu. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu, trước mắt có các ngành cần bảo hộ. Nhưng việc bảo hộ phải đảm bảo nguyên tắc. Bảo hộ có thời hạn, có điều kiện, có định hướng. Cần yêu cầu các ngành hàng, các doanh nghiệp được bảo hộ phải có chương trình, biện pháp cụ thể để từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh và có thể đứng vững trên thị trường khi chấm dứt bảo hộ.

1.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành phải tiến hành từng bước với sự nỗ lực đồng bộ của các ngành các cấp và người lao động

Trước mắt cần khẩn trương triển khai đưa vào nội dung của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, kế hoạch 5 năm và hàng năm. Hội nhập kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải tiến hành theo các chương trình kế hoạch với các bước đi vững chắc.Phát triển, hội nhập và đổi mơi có quan hệ mật thiết và tác động lẫn nhau, trong đó phát triển là mục tiêu, hội nhập và hướng về xuất khẩu vừa là điều kiện vừa là động lực cho sự phát triển.

Phát triển nhanh và bền vững phải bao trum mọi mặt đời sống xã hội. Phát triển kinh tế là nhiệm vụ của toàn dân và là nhiệm vụ trong tâm. Đồng thời phải gắn kết với thực hiện công bằng xã hội, giữ gìn và cải thiện môi trường, giữ vững ổn định chính trị xã hội, đảm bảo an ninh xã hội. Phát triển nhanh và bền vững sẽ đưa lại kết quả chuyển dịch cơ cấu nhanh và môi trường trong sạch, nâng cao chất lượng cuộc sống.

1.4 Chuyển dịch cơ cấu ngành cần kết hợp với cơ cấu thành phần và cơ cấu vùng-lãnh thổ.

Cơ cấu ngành kết hợp với cơ cấu thành phần thể hiện ở việc sử dụng các chính sách, biện pháp động viên sự phát triển của các thành phần kinh tế để thu hút tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước. Cơ cấu ngành gắn với cơ cấu vùng-lãnh thổ thông qua việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, các trung tâm công nghiệp, vừa tạo động lực cho sự phát triển kinh tế, vừa tạo điều kiện để đô thị hoá nông thôn. Cần chú ý phát triển công nghiệp trung ương đi đôi với phát triển công nghiệp địa phương và công nghiệp nông thôn theo hướng phát huy thế mạnh của mỗi vùng, mỗi địa phương, thực hiện chuyển đổi cơ cấu lao động tại chỗ.

2. Nội dung chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 2006-2010

2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006- 2010 là:

Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, đạt được bước chuyển biến quan trọng theo hướng phát triển nhanh và bền vững. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân. Tạo được nền tảng để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và từng bước phát triển kinh tế tri thức. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 5 năm 2006- 2010 đạt 7.5-8%, trong đó nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3-3.2%, công nghiệp và xây dựng tăng 10-10.2%, dịch vụ tăng 7.7-8.2%.

Cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP đến năm 2010 dự kiến: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản khoảng 15-16%; công nghiệp và xây dựng khoảng 42-43%; các ngành dịch vụ khoảng 41-42%.

Một phần của tài liệu Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 2006-2010 và cũng đề xuất một số biện pháp (Trang 27 - 30)