6. Kết cấu của khóa luận
2.2. Thực trạng phát triển thị trường sản phẩm khăn của Công ty Cổ phần Dệt may
trên thị trường Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, khối EU, Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc… Đây là những khách hàng lâu năm của công ty. Bên cạnh việc giữ mối quan hệ thân thiết với các bạn hàng, cơng ty cũng đang tìm kiếm những khách hàng mới để có thể phát triển được thị trường sản phẩm khăn của cơng ty
Có thể thấy, công ty đã rất thành công trong việc tạo mối quan hệ hợp tác với các đối tác quan trọng như Hiệp hội bông sợi Việt Nam, Hiệp hội Bông quốc tế Mỹ và nhà cung cấp nguyên liệu các nước như Ấn Độ và Mỹ. Điều này cho thấy công ty đang từng bước khẳng định được tên tuổi, vị thế của mình trên thị trường ngành may mặc Việt Nam. Khơng chỉ khẳng định được vị thế của mình, cơng ty đã khẳng định chất lượng sản phẩm của mình khi đưa ra thị trường nước ngồi, nhất là Nhật Bản bởi đây là thị trường khá khó tính trong việc lựa chọn đối tác của mình. Đây cũng chính là thành cơng của cơng ty. Chính vì vậy, để có thể duy trì được mối quan hệ hợp tác cũng như các mối quan hệ với bạn hàng thì chính cơng ty cũng cần nâng cao được chất lượng sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, cơng ty cũng cần có những chính sách tìm kiếm thêm các đối tác và bạn hàng mới để có thể phát triển thị trường của sản phẩm khăn của mình.
2.2. Thực trạng phát triển thị trường sản phẩm khăn của Công ty Cổ phần Dệt may Sơn Nam may Sơn Nam
2.2.1. Thực trạng quy mô thị trường sản phẩm khăn
Việt nam là một trong những quốc gia có lợi thế về nhân cơng để có thể phát triển được thị trường ngành dệt may, trong đó có sản xuất khăn mặt. Quy mơ thị trường của toàn ngành từ giai đoạn 2017 - 2020 đạt 39 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tương đương với năm 2019. Trong đó, hàng may mặc đạt 28,9 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2020; xơ, sợi dự kiến đạt 5,5 tỷ, tăng trên 49% chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, riêng sản xuất khăn mặt đạt 1,5 tỷ, tăng 2% so với các năm trước do tình hình dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng. Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của dệt may Việt Nam với 15,9 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2020; EU đạt 3,7 tỷ USD, tăng 14%; Hàn Quốc đạt 3,6 tỷ USD và Trung Quốc 4,4 tỷ USD chủ yếu là xuất khẩu sợi, Nhật Bản đạt 1,2 tỷ USD chủ yếu là xuất khẩu khăn mặt.
Trong quy mô thị trường khăn mặt xuất khẩu, thị phần khăn mặt của Công ty Cổ phần Dệt may Sơn Nam chiếm 4% thị phần khăn mặt của tồn ngành. Quy mơ thị trường của công ty đạt 431 tỷ đồng, tă g 2% so với các năm trước. Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu của công ty chiếm 27%, đạt doanh thu 291 tỷ đồng. Xếp thứ hai là thị trường Hàn Quốc đạt doanh thu 102 tỷ đồng, chiếm 21%, còn lại là các thị trường Mỹ, Pakistan, Đức,… Điều này chứng tỏ, sản phẩm khăn mặt của Công ty Cổ phần Dệt may Sơn Nam đã chiếm được thiện cảm của các thị trường khó tính như Nhật Bản
và Hàn Quốc. Qua đó, cho thấy được vị thế của công ty trong thị trường sản xuất khăn mặt nói riêng và trong ngành dệt may nói chung.
2.2.3. Phát triển theo chiều sâu của thị trường
Bên cạnh việc mở rộng thị trường sản phẩm thì Cơng ty Cổ phần Dệt may Sơn Nam cũng rất tập trung vào việc phát triển chiều sâu cho thị trường bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩn, điều chỉnh chính sách giá và nhiều chính sách xúc tiến thương mại nhằm tiếp cận được với nhiều thị trường mới.
a) Chính sách về sản phẩm
Nhằm mục tiêu có thể tiếp cận với các thị trường mới, Cơng ty ln ln nghiên cứu những chính sách để nâng cao được chất lượng sản phẩm của mình. Để có thể làm được điều đó, cơng ty ln đề cao việc nâng cao chất lượng tay nghề, trình độ kỹ thuật cho người lao động. Hàng năm, công ty vẫn luôn cử người đi học tại nước ngồi để có thể học tập được các kỹ thuật của nước ngồi, sau đó quay về dạy công nhân để gia tăng chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, cơng ty cịn kết hợp với các trường dạy nghề để có thể đào tạo được nguồn lao động có tay nghề kỹ thuật và trình độ văn hóa. Đồng thời, cơng ty cịn kết hợp với Hiệp hội bơng sợi Việt Nam trong việc kiểm sốt chất lượng của sản phẩm trước khi có thể đưa ra thị trường.
Một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm đó chính là nâng cao chất lượng trang thiết bị, công nghệ kỹ thuật tiên tiến. Hiện nay, các trang thiết bị của công ty đều được nhập khẩu từ Đức và Italy với công nghệ cao, cho ra được nhiều sản phẩm với chất lượng tốt. Đây cũng là yếu tố giúp công ty gây được thiện cảm với các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc.
b) Chính sách giá
Vì phần lớn sản phẩm của cơng ty là hàng xuất khẩu, nên cơng ty lựa chọn chính sách giá cho từng loại khách hàng khác nha. Hiện công ty đang áp dụng mức chiết khấu giá như sau:
- Đối với các khách hàng quen, lâu năm, công ty lựa chọn mức chiết khấu từ 20% – 25% tùy theo từng loại sản phẩm khăn và sản lượng khăn mà khách hàng lựa chọn
- Đối với các khác hàng mới, công ty lựa chọn mức chiết khấu từ 10 -15% tùy theo từng loại sản phẩm khăn và sản lượng khăn khách hàng lựa chọn.
Đây là mức giá khá cạnh tranh so với thị trường dệt may đã bão hòa như hiện nay.
c) Chính sách xúc tiến thương mại
Hiện nay, do tính đặc thù của sản phẩm, hiện công ty chỉ đang thực hiện giới thiệu và chào bán sản phẩm tại các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, cơng ty cịn tích cực tham gia các buổi hội thảo do Hiệp hội bông sợi Việt Nam tổ chức nhằm có thể tìm kiếm đối tác mới và giới thiệu được sản phẩm của công ty. Tuy nhiên đây chưa phải là chính sách tối ưu nhất. Hiện nay, các kênh xúc tiến thương mại của công ty mới chỉ là các hội chợ triển lãm và các buổi hội thảo. Nếu muốn giới thiệu sản phẩm của công ty rộng hơn công ty cần tiếp cận với mạng lưới Internet. Bởi hiện nền kinh tế chung của thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các công cụ quảng cáo trên mạng lưới Internet có thể giúp cơng ty dễ tiếp cận với khách
hàng. Cơng ty có thể giới thiệu sản phẩm của mình trên các diễn đàn kinh tế hay trên chính Website của cơng ty mình.
2.2.2. Đánh giá về các thách thức và cơ hội tại các thị trường của Công ty Cổ phần Dệt may Sơn Nam
a) Cơ hội
Với mạng lưới hơn 30 bạn hàng trên thế giới, công ty hồn tồn có thể dễ dàng tiếp cận với nhiều thị trường hơn nữa. Có thể thấy rằng, bạn hàng chủ yếu của công ty là các doanh nghiệp và đại lý phân phối tại Nhật Bản. Trong khi đó, Nhật Bản được nhận định là một thị trường khá khó tính và có u cầu rất cao về chất lượng sản phẩm. Điều này giúp nâng cao được vị thế sản phẩm của cơng ty với thị trường nước ngồi. Từ đó, cơng ty có thể tiếp cận với nhiều thị trường hơn như các nước EU, các nước Châu Mỹ,…
Ngành dệt may nói chung là sản xuất khăn mặt nói riêng đang đứng trước cơ hội phát triển rất lớn từ các hiệp định thương mại tự do vừa được ký kết, đặc biệt là tiềm năng mở rộng xuất khẩu đến các thị trường lớn trên thế giới. Trong đó Hiệp định Đối tác Kinh tế Tồn diện Khu vực (RCEP) vừa được kí kết hồi giữa tháng 11/2020 được kỳ vọng tạo ra động lực, cơ hội cho dệt may Việt Nam và thay thế một số thị trường mà đại dịch Covid-19 vẫn chưa kiểm soát được và đang ảnh hưởng lớn đến thị trường của dệt may Việt Nam như châu Âu. Đây là yếu tố hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của dệt may Việt Nam trong năm 2021 và các năm tiếp theo. Theo Bộ Công Thương, trong thời gian tới, ngành dệt may cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu Việt Nam, liên kết chuỗi cung ứng, phát triển công nghiệp phụ trợ. Đồng thời, tiếp tục tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, kể cả những yếu tố mới mà hiệp định RCEP mang lại, nhất là phát triển, mở rộng ngành sản xuất nguyên liệu, tăng tỷ lệ giá trị gia tăng, chủ động hơn trong chuỗi cung ứng.
Đây chính là cơ hội phát triển thị trường sản phẩm khăn mặt của Công ty Cổ phần Dệt may Sơn Nam. Với hiệp định RCEP, cơng ty có thể dễ tiếp cận được với thị trường mới và đưa sản phẩm của mình ra thị trường nước ngồi.
b) Thách thức
Bên cạnh những cơ hội mà cơng ty có được, thì cũng tồn tại song song những thách thức về thị trường mà công ty phải vượt qua.
Thứ nhất, thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là Nhật Bản và Hàn Quốc. Đây là hai thị trường cực kỳ khó tính và u cầu cao về chất lượng của sản phẩm. Chính vì vậy, cơng ty phải khơng ngừng nâng cao về chất lượng sản phẩm, sáng tạo về mẫu mã và không ngừng cải tiến trang thiết bị, khoa học công nghệ hiện đại, nâng cao năng suất lao động để có hể gây được ấn tượng với các doanh nghiệp và đại lý phân phối không chỉ hai thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc mà cịn với các thị trường nước ngồi khác.
Thứ hai, hiện nay, dệt may nhất là sản xuất khăn mặt là một thị trường đang bị bão hịa do có rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia sản xuất mặt hàng này để xuất khẩu. Chính vì vậy, để có thể cạnh tranh với doanh nghiệp trong và ngồi nước, cơng ty cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình bằng cách: nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động, cải tiến và đầu tư trang thiết bị cơng nghệ
hiện đại, nâng cao trình độ kỹ thuật và tay nghề của người lao động. Như thế, cơng ty mới có thể mở rộng thị trường và cạnh tranh được với các doanh nghiệp cùng ngành.
Thứ ba, chính sách xúc tiến thương mại của cơng ty hiện đang chưa tối ưu. Bên cạnh việc giới thiệu sản phẩm qua các hội chợ triển lãm, cơng ty cần có những chính sách tiếp cận với khách hàng mới như: tham gia các các diễn đàn kinh tế do chính phủ tổ chức hoặc do Hiệp hội bơng sợi Việt Nam tổ chức. Bên cạnh đó, cơng ty cần tham gia tổ chức các hoạt động từ thiện nhằm nâng cao hình ảnh của công ty trong mắt các đối tác và khách hàng.