7. Kết cấu khóa luận văn
2.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ BÊN NGỒI ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH
2.2.2. Các yếu tố thuộc môi trường ngành
Áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp
– Nguồn vật lực: Nguyên vật liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất của May 10 được mua ở cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên chủ yếu là các nhà cung ứng nước ngồi như Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kơng, Asean, Việt Nam… điều này đã làm giảm sức cạnh tranh các sản phẩm may mặc của May 10. Do vậy khi có biến động thị trường sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất như: nhà cung cấp đột ngột tăng giá hoặc giá nguyên vật liệu trên thế giới có những biến động bất thường, dẫn đến việc tăng giá nguyên vật liệu đầu vào, tiến độ cung cấp trễ, chất lượng không tốt,…. Điều này trở thành một áp lực và rủi ro tương đối lớn.
– Nguồn nhân lực: Một tình trạng chung của ngành dệt may là thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, sự phân bố ngu ồn nhân lực không đồng đều giữa các vùng, miền khiến công tác tuyển dụng nhân lực gặp rấ nhiều khó khăn. Tuy nhiên, từ sau khi công ty thành lập trường Cao đẳng nghề Long Biên thì cơng ty đã chủ động đào tạo được đội ngũ công nhân kỹ thuật phù hợp với nhu cầu.
Áp lực cạnh tranh từ khách hàng
100 triệu người và dân số tập trung về các thành phố ngày càng nhiều. Mỗi người dân là một khách hàng của ngành may cũng như là khách hàng hiện tại và tương lai của May 10. Đối với trong nước, càng phát triển thì nhu cầu về sản phẩm may càng gia tăng và ngày càng phong phú và đa dạng. Thị hiếu của họ luôn thay đổi, nếu như nhà sản xuất khơng đáp ứng được nhu cầu khách hàng thì họ sẽ nhanh chóng rời bỏ và tìm nhà cung cấp tốt hơn.
+ Khách hàng nội địa của công ty rất đa dạng. Với chiến lược phân biệt giá của mình, sản phẩm của công ty được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên công ty vẫn tập trung chủ yếu ở đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình khá.
Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn
Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mới gia nhập ngành may. Sự gia nhập ngành của các doanh nghiệp may mặc mới sẽ là gia tăng sức ép cạnh tranh giữa các cơng ty trên thị trường nội địa.
Ngồi ra, việc Việt Nam gia nhập WTO cùng với sự dỡ bỏ các hàng rào thuế quan sẽ thu hút sự tham gia các công ty hoạt động trong lĩnh vực may mặc từ nước ngồi có tiềm lực tài chính mạnh và cơng nghệ hiện đại. Từ đó, tạo ra mơi trường cạnh tranh khốc liệt hơn đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế
Tổng công ty May 10 chủ yếu sản xuất các sản phẩm áo sơ mi, quần âu, áo Jacket… Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng đang ngày càng có xu hướng thay đổi theo mốt, họ thích sự đa dạng trong kiểu cách, mẫu mã sản phẩm. Vì vậy trong chiến lược sản phẩm tổng cơng ty cần đưa ra đích cho sản phẩm của mình là sản phẩm thời trang ứng dụng, cải tiến liên tục, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới, phù hợp lứa tuổi, thời tiết…
Áp lực đối thủ c ạ nh trạnh trong ngành
Trong cơ chế thị trườ ng, sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt. Cơng ty có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển xong song song với nó là việc công ty phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh ngay trên địa bàn của mình. Đối thủ của Tổng cơng ty có thể được phân thành hai nhóm: đối thủ cạnh tranh trong nước và đối thủ cạnh tranh ngoài nước
– Đối thủ cạnh tranh trong nước: May 10 có sản phẩm chủ lực là áo sơ mi, quần âu, áo Jacket… Những đối thủ cạnh tranh chủ yếu có đặc điểm sản phẩm kinh doanh giống cơng ty
có thể kể đến là Tổng Công ty cổ phần Việt Tiến, Tổng Công ty may Nhà Bè –,... Họ cũng đã nhận thấy thị trường nội địa là một thị trường tiềm năng đầy sức hút và đang ra sức tăng doanh số bán, giành lại thị phần bằng sức cạnh tranh của sản phẩm.
Bảng 2.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của một số đối thủ trên thị trường nội địa
STT Công ty
1 Việt Tiến
2 Nhà Bè
3 An Phước
Các cơng ty này đều có s ản phẩm phong phú với nhiều mức giá khác nhau để phục vụ cho mọi đối tượng từ quần áo trẻ em đến người lớn. Để giữ vững thị trường hiện tại và phát triển thị trường mới các đối thủ cạ nh tranh của May 10 đều đưa ra các chiến lược riêng với hệ thống kênh phân phối, xúc tiến hỗn hợp, sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã kiểu dáng đẹp, phong phú. Ngoài ra các đối thủ cạnh tranh với May 10 đã rất chú trọng tăng cường thêm sức mạnh về cơ sở vật chất cũng như năng lực sản xuất, đặc biệt là rất chú trọng tạo cho mình một
thương hiệu riêng, với những đặc thù riêng cho từng dòng sản phẩm
– Đối thủ cạnh tranh nước ngoài: Hàng Trung Quốc vẫn đang chiếm lĩnh tới 60% thị trường tiêu dùng của Việt Nam. Hàng Trung Quốc dù chất lượng không cao nhưng với giá rẻ, hợp thời trang, màu sắc phong phú, mẫu mã thay đổi thường xuyên nên vẫn được đại bộ phận ngƣời tiêu dùng Việt Nam chấp nhận, nhất là tầng lớp dân cư có thu nhập thấp đến trung bình, đặc biệt ở khu vực nơng thôn. Ở khu vực này, hầu như không xuất hiện hàng may mặc nội địa mà chỉ có hàng Trung Quốc giá rẻ, chất lượng trung bình, thấp cùng với hàng may sẵn của các hộ gia đình địa phương. Ngồi ra, do Việt Nam phải mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ (từ tháng 1/2009) theo thỏa thuận khi gia nhập WTO nên doanh nghiệp may mặc của Việt Nam còn phải chịu nhiều áp lực từ phía đối thủ cạnh tranh đến từ Hàn Quốc, Asean,...