Cửa Việt 30 km, diện tích khoảng 2,3 km2. Cồn Cỏ là đảo tiền tiêu có vị trí quan trọng về quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế biển ở khu vực cửa vịnh Bắc Bộ. Chính vì vậy trong phân định vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, đảo Cồn Cỏ được sử dụng làm một điểm đóng cửa vịnh và được hưởng 50% hiệu lực. Trong tương lai, Cồn Cỏ tiếp tục đóng một vai trị quan trọng trong phân định ranh giới biển giữa Việt Nam và Trung Quốc tại vùng biển ngồi cửa vịnh Bắc Bộ. Xuất phát từ vị trí quan trọng của đảo trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc, trên cơ sở kinh nghiệm xây dựng đảo Thanh niên Bạch Long Vĩ năm 2001, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị đồng trình và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho xây dựng đảo Cồn Cỏ thành đảo Thanh niên.
- Trung ương Đồn TNCS Hồ Chí Minh đang lập đề án thí điểm xây dựng đảo Thanh niên toàn quốc giai đoạn 2011 - 2020. Bao gồm: Tiếp tục xây dựng Đảo Thanh niên Bạch Long Vĩ, thành phố Hải Phòng; Đảo Thanh niên Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị và xây dựng mới Đảo Trần, tỉnh Quảng Ninh, Đảo Hòn Chuối, tỉnh cà Mau và Đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang.
5. Bạn cho biết thông tin về "Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương" do Trung ương Đồn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, chủ đề của "Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương" từ năm 2009 đến nay là Hồ Chí Minh tổ chức, chủ đề của "Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương" từ năm 2009 đến nay là gì?
Hành trình "Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương" là một trong những hoạt động nhằm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa X) của Đảng về "Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020"; Kết luận số 156KL/TWĐTN ngày 15/01/2009 của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn về một số giải pháp đẩy mạnh Cuộc vận động "Nghĩa tình biên giới hải đảo " giai đoạn 2008 - 2012; Biên bản ghi nhớ giữa Trung ương Đoàn và Bộ Tư lệnh Hải quân về việc phối hợp hoạt động giai đoạn 2008 - 2012.
Với chủ đề "Doanh nhân ra biển, sinh viên ra đảo", Hành trình đã thể hiện tình cảm, trách nhiệm của tuổi trẻ cả nước vì Trường Sa thân yêu; thể hiện tinh thần yêu nước và lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, tham gia ủng hộ, giúp đỡ xây dựng các điểm đảo, chung sức bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Tổ quốc.
Hành trình "Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương" là dịp để tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ về lịng u nước, tình u biển đảo, khơi dậy tình cảm và ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc, góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước. Đồng thời, động viên, cổ vũ quân và dân làm nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải
thiêng liêng của Tổ quốc.
Trong quá trình diễn ra Hành trình, các đại biểu sẽ được phân thành các Trung đội, cùng tổ chức và tham gia các hoạt động trên tàu và tại các điểm đảo, Nhà giàn DK1, được thăm, tặng quà và tìm hiểu cuộc sống và giao lưu với quân và dân trên các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, được tham gia các cuộc thi ảnh, thi kỹ năng, sáng tác văn, thơ, các bài hát, các hoạt động văn hóa văn nghệ... nhằm phát huy năng khiếu của các cá nhân, tập thể trên tàu; tham gia viết nhật ký "Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương"; tham gia các buổi nói chuyện chuyên đề, xem phim tư liệu, phát thanh trên hệ thống loa truyền thanh của tàu nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang của lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng và Công ước Luật Biển quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. Lê Đức An, 2008, Hệ thống đảo ven bờ Việt Nam: Tài nguyên và Phát triển, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
2. Ban chấp hành TW Đảng, 2008, Nghị quyết số 09/2007/NQ-TW khóa X về ban hành Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội.
3. Nguyễn Bá Diến (Chủ biên), 2006, Chính sách pháp luật biển của Việt Nam và chiến lược phát triển bền
vững, Sách chuyên khảo,Nxb.Tư pháp, Hà Nội.
4. Nguyễn Bá Diến (Chủ biên), 2012, Thềm lục địa trong pháp luật quốc tế, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
5. Nguyễn Chu Hồi, 2005, Giáo trình Cơ sở Tài nguyên và Môi trường biển, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Nguyễn Chu Hồi (Chủ biên), 2007, Tầm nhìn kinh tế biển và phát triển ngành thủy sản, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia, Hà Nội.
7. Nguyễn Chu Hồi (Chủ biên), 2007, Chính sách ngành thủy sản Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 8. Lê Quý Quỳnh (Chủ biên), 2012, Các hiệp định phân định biển giữa Việt Nam và các nước láng
giềng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Liên Hợp quốc, 1982, Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 (Bản dịch tiếng Việt), Nxb Hồng Đức, Hà Nội.
10. Quốc Hội CHXHCN Việt Nam, 2003, Luật Thủy sản, Hà Nội.
11. Quốc Hội CHXHCN Việt Nam, 2008, Luật Dầu khí (sửa đổi), Hà Nội. 12. Quốc Hội CHXHCN Việt Nam, 2012, Luật Biển Việt Nam, Hà Nội.
13. Trần Công Trục (Chủ biên), 2011, Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông, Nxb. Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
14. Đào Mạnh Sơn, Vũ Việt Hà, Đặng Văn Thi, Nguyễn Viết Nghĩa, Bách Văn Hạnh, Mai Công Nhuận, 2005, Nguồn lợi hải sản bị Việt Nam giai đoạn 2000 - 2005, Viện Nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng.
15. Lê Đức Tố và nhóm nghiên cứu, 2005, Quản lý biển, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
17. Ủy ban Hải dương học trên Chính phủ, 2010, Chính sách biển quốc gia (bản dịch tiếng Việt), Hà Nội. 18. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2009, Biển Đông: tập I, II III, IV. Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.