Dân số, lao động và đơn vị hành chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải quyết việc làm trong quá trình phát triền kinh tế xã hội ở nghệ an (Trang 40 - 45)

Tính đến 31-12-2004, dân số trên địa bàn tỉnh Nghệ An ước đạt 3.003.170 người. Trong đó có 316.187 người thuộc khu vực thành thị (chiếm 10,53%) và 2.686.983 người thuộc khu vực nông thôn (chiếm 89,47%).

Cơ cấu dân số tỉnh Nghệ An năm 2001-2004.

Đơn vị tính: %

Năm

Tổng số Thành thị Nơng thơn

Tồn tỉnh Nghệ An có hiện có 19 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 01 thành phố, 01 thị xã, 17 huyện. Mật độ dân cư toàn tỉnh là 182 người/km2.

Cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2004 của Nghệ An là: nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 69,7%, công nghiệp - xây dựng chiếm 13,6%, dịch vụ và các ngành nghề khác chiếm 17,6%.

Lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế thời điểm 1/7/2004 phân theo ngành kinh tế là 1.445.926 lao động, chiếm 48,14% dân số.

Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nơng thơn

Năm 2000 2001 2002 2003 2004

Tỷ lệ sinh, chết và tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số Năm 2000 2001 2002 2003 2004

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An 2000 - 2004 2.1.3. Đặc điểm về kinh tế - xã hội

Điểm nổi bật của kinh tế Nghệ An là dựa trên sản xuất nông nghiệp lạc hậu, cơng nghiệp nhỏ, dịch vụ và giao lưu hàng hố chậm phát triển. Dân cư chủ yếu sống ở nông thôn, phần lớn làm nông nghiệp.

Thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước trong những năm qua kinh tế Nghệ An có những bước chuyển đáng kể. Cơ cấu kinh tế thay đổi, tỷ trọng nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ tăng lên, từng bước gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, người dân đã biết chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện sinh thái của từng vùng, thay đổi mùa vụ để tránh thiên tai thiệt hại mùa màng. Cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường, người dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng lợi thế của từng vùng, của từng loại cây, con để phát triển sản xuất hàng hố.

Trong lĩnh vực cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp ở Nghệ An đã hình thành khu công nghiệp Bắc Vinh với quy mơ 143 ha, bước đầu đã xây dựng hồn chỉnh kết cấu hạ tầng 30 ha, một số xí nghiệp đã đi vào sản xuất đạt hiệu quả cao; ở Nghệ An một số ngành chế biến được hình thành như chế biến hải sản, nhựa

thơng, đồ mộc, chè, mía đường, mây tre đan... Một số mặt hàng đủ tiêu chuẩn bán ra ngoài tỉnh và xuất khẩu như: đồ gỗ, tôm, cua, mực, chè, chanh, lạc.

Hệ thống giao thông và thông tin liên lạc được xây dựng và nâng cấp, nhiều cơng trình xây dựng được hồn thành làm thay đổi bộ mặt thành phố, thị xã, thị trấn và một số vùng nông thôn, tạo tiền đề cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Lĩnh vực thương mại và dịch vụ của tỉnh cũng phát triển, mạng lưới các chợ được mở rộng, các trung tâm bn bán được hình thành.

Nhờ biết tận dụng những lợi thế, khắc phục khó khăn liên tiếp những năm qua Nghệ An ln duy trì được mức tăng trưởng khá.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế Nghệ An 2001- 2004

Đơn vị tính %

Năm

Tốc độ tăng trưởng

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An 2001 - 2004.

Thu nhập bình quân đầu người tăng lên, đời sống nhân dân được cải thiện, từ 3 triệu đồng/ người/ năm vào năm 2001 lên 4,8 triệu đồng/ người/ năm vào năm 2004 (xem bảng 2.1).

Bảng 2.1. GDP Bình quân đầu người theo giá thực tế

Đơn vị: nghìn đồng

Năm

GDP/người/năm

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An 2001 - 2004

Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, lĩnh vực xã hội của tỉnh cũng có bước phát triển nhanh. Lĩnh vực văn hố, giáo dục, nâng cao dân trí có tiến bộ rõ nét. Vấn đề bảo vệ sức khoẻ, kế hoạch hoá dân số, tạo việc làm, thực hiện

xố đói giảm nghèo được quan tâm và có những thành tựu nhất định. Nhiều truyền thống văn hoá tốt đẹp của xứ Nghệ được khơi dậy, bồi đắp, công tác xây dựng đời sống mới, đời sống văn hoá ở cơ sở được chú trọng xây dựng.

Tóm lại, từ những khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

của Nghệ An, có thể nhận thấy những thuận lợi và khó khăn của Nghệ An trong q trình phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm là:

Về thuận lợi:

1. Nghệ An là một tỉnh có lực lượng lao động dồi dào.

2. Nghệ An là tỉnh ở vào vị trí trung độ của cả nước, nơi giao thoa các đặc thù lãnh thổ Bắc - Nam, dễ hội nhập, hội tụ những tiến bộ khoa học kỹ thuật của hai miền, có hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không thuận lợi để phát triển kinh tế.

3. Nghệ An có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là tài nguyên biển và nhiều danh thắng, là cơ sở để tỉnh phát triển kinh tế biển, du lịch sinh thái.

Về khó khăn:

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Nghệ An hiện nay tuy đã có sự tăng trưởng nhất định, song vẫn chưa ở thế ổn định, vẫn cịn những khó khăn thách thức, ảnh hưởng tới đời sống của người dân nói chung, lực lượng lao động ở Nghệ An nói riêng, điều này thể hiện ở chỗ:

1. Nghệ An là một tỉnh nghèo, chưa có truyền thống sản xuất hàng hố và kinh doanh thương mại. Có một bộ phận nhỏ dân cư có tư tưởng cam chịu với hồn cảnh kinh tế của mình. Một bộ phận khác lại có tư tưởng thích hoạt động trong các đơn vị hành chính sự nghiệp.

2. Cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém, cơ cấu kinh tế còn mất cân đối, sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động còn chậm, điều này gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3. Nghệ An có nguồn tài nguyên phong phú nhưng vẫn ở dạng tiềm năng, muốn khai thác triệt để các nguồn tài nguyên này cần có sự đầu tư lớn về vốn, trong khi đó nguồn vốn đầu tư của Nghệ An còn hạn hẹp.

4. Ngân sách của tỉnh cịn hạn hẹp do đó, việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cịn hạn chế.

Những thuận lợi và khó khăn trên đã tác động lớn tới vẫn đề giáo dục, đào tạo nghề, chăm sóc sức khoẻ, tập quán tâm lý địa phương, cũng như đầu tư vốn cho lao động Nghệ An trong vấn đề giải quyết việc làm và tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải quyết việc làm trong quá trình phát triền kinh tế xã hội ở nghệ an (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w