2.2.5 .Đối tượng tác động của chính sách hợptác quốc tế về KHCN&ĐMST
3.5. Kinh nghiệm của Liên minh châu Âu
3.5.1. Mục tiêu chính sách hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST của Liên minh Châu Âu
Cộng đồng Châu Âu có các chiến lược khoa học, nghiên cứu vàđởi mới sáng tạo mạnh mẽ, tồn diện, dài hạn vàđược xây dựng rất tốt với hợp tác quốc tế là một thành tố chính của các chính sách này và được tuyên bố là một ưu tiên chiến lược (EC,2012b). Horizon Europe lần thứ tám và chín là chiến lược gần đây nhất của các quốc gia EU trong việc phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở hai chiều cạnh: (i) nâng cao năng lực phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nội địa; và (ii) mở rộng diện phạm vi hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Để thực hiện thành công nội dung này, các quốc gia EU lựa chọn những ngành, lĩnh vực ưu tiên sau đây: y tế và chăm sóc sức khoẻ của người dân,
lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật và một xã hội bao trùm, lĩnh vực về an ninh dân sự cho xã hội, lĩnh vực về công nghệ số, công nghiệp cơ bản và không gian lĩnh vực về khí hậu, năng lượng và di chuyển quốc tế.
3.5.2. Chủ thể chính sách hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST của Liên minh Châu Âu Âu
Liên minh Châu Âu là một nhóm các quốc gia ở châu Âu và có mơ hình tở chức chính quyền khá phức tạp, đan xen nhiều cấp độ khác nhau. Điều đó làm cho việc xác định chủ thể của chính sách hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST của Liên minh Châu Âu cũng không dễ dàng. Tuy nhiên, chúng ta có thể hình dung như sau:
Đối với quan hệ hợp tác quốc tế nói chung giữa Liên minh Châu Âu và các quốc gia khác trên thế giới thì chủ thể của chính sách hợp tác quốc tế sẽ là Ủy ban Liên minh Châu Âu. Đối với các chính sách hợp tác quốc tế chuyên sâu thì chủ thể của chính sách sẽ là Hội đồng Liên minh Châu Âu. Do đó, chủ thể của chính sách hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST của Liên minh Châu Âu sẽ là Hội đồng các Bộ trưởng về lĩnh vực KHCN&ĐMST của các quốc gia thuộc liên minh.
Do các quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu có mơ hình tở chức chính quyền khác nhau: (i) liên bang; và (ii) hợp nhất nên chủ thể của chính sách hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST của các quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu có thể giống nhau nhưng q trình tở chức triển khai là khác nhau. Chính phủ của các quốc gia là chủ thể của các chính sách hợp tác quốc tế nói chung và phân cấp cho các Bộ trưởng phụ trách về KH&CN& ĐMST thay mặt chính phủ để vận hành chính sách hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST.
Đối với các quốc gia vận hành theo mơ hình Liên bang, các chính sách HTQT về KHCN&ĐMST có sự phân biệt về phạm vi thực hiện. Nếu ở cấp quốc gia thì chủ thể của chính sách là chính quyền liên bang và cơ quan thực hiện sẽ là sự phối hợp của các Bộ chuyên ngành dưới sự điều hành chung của Bộ Khoa học và Công nghệ (tùy theo từng quốc gia mà có tên gọi khác nhau). Nếu ở cấp bang thì chủ thể của chính sách này sẽ là chính quyền cấp bang; và Bộ quản lý ngành về KHCN&ĐMST sẽ là cơ quan phối hợp với chính quyền bang để thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế này.
Đối với các quốc gia vận hành theo mơ hình hợp nhất, chủ thể của chính sách hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST là chính phủ của quốc gia đó. Bộ quản lý ngành về KH&CN& ĐMST được giao quyền phụ trách hoặc chủ trì một phổ các hoạt động hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST. Bộ quản lý ngành thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực KHCN&ĐMST nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lực và cơ sở hạ tầng cho hoạt động hợp tác quốc tế để gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực KHCN&ĐMST của quốc gia mình.
3.5.3. Lĩnh vực hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST của Liên minh Châu Âu
Các quốc gia EU chưa xây dựng một chiến lược chung cho việc hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Thay vào đó, họ có những định hướng cho chính sách hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở các lĩnh vực: (i) y tế và chăm sóc sức khỏe người dân; (ii) văn hóa, nghệ thuật và xã hội bao trùm; (iii) an ninh dân sự cho xã hội; (iv) công nghệ số, công nghiệp cơ bản và không gian; (v) khí hậu, năng lượng và di chuyển quốc tế; và (vi) lương thực, kinh tế sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
3.5.4. Cách thức tổ chức thực hiện chính sách hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMSTcủa Liên minh Châu Âu
3.5.4.1. Phát triển xây dựng nguồn nhân lực và hạ tầng KHCN&ĐMST
Liên minh Châu Âu khơng có chính sách thống nhất về thu hút nhân lực về KHCN&ĐMST mà từng quốc gia sẽ triển khai các chính sách riêng (Cerna và Czaika, 2016). Hầu hết các nước châu Âu đã nới lỏng khả năng tiếp cận các cơ sở giáo dục đại học của họ đối với sinh viên nước ngoài và cung cấp các quyền rộng rãi hơn để tiếp cận thị trường lao động trong quá trình học tập và sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra, một số quốc gia đã phát triển các chiến lược để thu hút số lượng lớn hơn sinh viên nước ngoài (như Ireland và Phần Lan). Sau cuộc khủng hoảng thế giới năm 2008-2010, hầu hết các quốc gia Châu Âu đã tăng cường nỗ lực để cải thiện sức hấp dẫn của họ đối với các nhà đầu tư và doanh nhân bằng cách cung cấp các thủ tục nhập cảnh nhanh chóng và ưu đãi cũng như nới lỏng giấy phép cư trú theo diện (dài hạn). Phần lớn các Chính phủ châu Âu có xu hướng coi việc tuyển dụng những người có tiềm năng cao, là một phần của chương trình kích thích kinh tế.
Để mở ra cơ hội di chuyển của nhân lực chất lượng cao ngày càng tăng và các quốc gia ở phía Nam như Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ và một vài nước vùng vịnh bắt đầu thu hút và tuyển dụng nhân lực có chất lượng cao, đặc biệt là về KH&CN, Liên minh Châu Âu đã triển khai chương trình“Thẻ Xanh EU” theo chỉ thị 2009/05/EC và các thành viên của Liên minh có 2 năm để chuyển đởi bên cạnh các chính sách nhập cư đang đượng áp dụng. Bên cạnh Chương trình Thẻ xanh, Liên minh đã xây dựng và triển khai chương trình EU Talent Pool (Nhóm nhân tài của EU) dựa trên mơ hình EoI (expression of interest) đã được triển khai tại Canada, Newzeland, và Úc với để phù hợp những lao động có kỹ năng muốn chuyển đến EU với nhu cầu của các nhà tuyển dụng EU (OECD, 2019).
3.5.4.2. Hỗ trợ tài chính và thu hút đầu tư nước ngoài vào KHCN&ĐMST
Mặc dù Liên minh Châu Âucũng tài trợ cho R&D và các sáng kiến chính sách khác để đạt được Chiến lược Tăng trưởng 2020 thông qua Khung Tài chính Đa chiều (MFF) với hơn 500 tỷ Euro để hỗ trợ sự tăng trưởng tồn diện, thơng minh và bền vững ở EU và sự gia tăng đáng kể về kinh phí cho nghiên cứu, đởi mới và giáo dục so với chương trình khung cũ đã phản ánh chính sách hiện tại của EU nhưng Liên minh Châu Âu khơng có một chính sách chung để thu hút đầu tư đầu vào R&D mà việc đó phụ thuộc vào từng quốc gia. Các hỗ trợ này đa phần là hỗ trợ tài chính như thuế. Thực tế, các số liệu thống kê của OECD về ưu đãi tài chính cho R&D của doanh nghiệp cho thấy sự gia tăng đáng kể ở hầu hết các nước EU từ năm 1999 đến năm 2015 (OECD, 2015). Một số các quốc gia Trung Âu như Séc, Hungary, Ba Lan và Slovakia ưu tiên sử dụng các cơng cụ hỗ trợ tài chính. Ví dụ Cộng Hịa Czech đưa ra khuyến khích thuế (có thể lên tới 5 năm), trợ cấp khi tạo thêm ra việc làm, trợ cấp đào tạo và đào tạo lại (hỗ trợ tài chính để đào tạo và đào tạo lại nhân viên mới). Các quốc gia phát triển hơn như Pháp, Tây Ban Nha cũng sử dung các biện pháp này với trợ cấp với tỷ lệ trợ cấp nói chung chiếm khoảng 25% đối với các công ty lớn và vừa và 40% đối với các công ty nhỏ. Những khoản hỗ trợ này có thể được kết hợp với tín dụng thuế R&D (Worldwide R&D, 2013).
Biểu đồ 3.1. Tài trợ trực tiếp từ chính phủ và hỗ trợ thuế cho R&D của doanh nghiệp năm 2019 (tính theo %GDP)
Nguồn: OECD, 2021 Nhìn chung Liên minh Châu Âu có xu hướng sử dụng công cụ thuế hơn là tài trợ trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu phát triển của các doanh nghiệp. Tầm quan trọng tương đối của các ưu đãi thuế trong tổng nỗ lực tài chính mà các chính phủ dành cho R&D là lớn nhất trong trường hợp của Ireland (44%), Vương quốc Anh (38%), Bồ Đào Nha (37%) và Pháp (31%), tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ (24%) và Bỉ và Ý (23%). Ở những quốc gia này, ưu đãi thuế cho R&D khơng chỉ là cơng cụ chính sách chính để hỗ trợ R&D của doanh nghiệp mà còn đóng vai trò đầu tiên trong tởng thể chính sách R&D.Điều này khá trái ngược với Nga khi ưu đãi thuế chỉ chiếm 13% và phần lớn tài trợ đến từ ngân sách liên bang (OECD, 2020).
3.5.4.3. Bảo vệ sở hữu trí tuệ
Là một khu vực có các quốc gia thực thi luật sở hữu trí tuệ khá sớm và nghiêm chỉnh nhưng đến tận năm 1994, Liên minh Châu Âu mới thành lập Văn phịng Sở hữu trí tuệ Liên minh Châu Âu (EUIPO). EUIPO chịu trách nhiệm quản lý nhãn hiệu của EU và thiết kế Cộng đồng đãđăng ký vàlàm việc với các văn phòng sở hữu trí tuệ của các nước thành viên EU và các đối tác quốc tếđể cung cấp một trải nghiệm đăng ký tương tự cho thương hiệu và thiết kế trên khắp châu Âu và thế giới.
Trong một thế giới mà các công ty của EU cạnh tranh nhiều hơn vềđổi mới, sáng tạo và chất lượng hơn về giá cả, sở hữu trí tuệ là một cơng cụ mạnh mẽđể các
doanh nghiệp EU trở nên cạnh tranh hơn. Ủy ban Châu Âu đã thiết kế khuôn khổ pháp lý và hệ thống sở hữu trí tuệ cung cấp các ưu đãi cho các công ty của EU đầu tư vào việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ với tiêu chuẩn cao về chất lượng, sựđổi mới, thiết kế và sự sáng tạo. Cuối năm 2017, trong báo cáo Chiến lược thị trường duy nhất (Single Market Strategy) và Chiến lược thị trường số duy nhất (Digial Single Market Stratey), Ủy ban đã thơng qua một gói các biện pháp để cải tiến hơn nữa việc áp dụng và thực thi quyền sở hữu trí tuệ vàđẩy mạnh cuộc chiến chống lại hàng giả và vi phạm bản quyền. Với nhóm biện pháp này, Uỷ ban đề cập vàgiải quyết các vấn đề liên quan đến việc thực thi pháp luật, và nhìn rộng hơn về tiềm năng và giá trị gia tăng của các sáng kiến do ngành công nghiệp dẫn đầu, vai trị của các cơ quan cơng quyền và cách chống lại các vi phạm về sở hữu trí tuệ trong EU, ở biên giới của chúng ta và trên bình diện quốc tế. Các biện pháp được thơng qua bao gồm: Đẩy mạnh cuộc chiến chống lại hàng giả vàvi phạm bản quyền: Ủy ban tìm cách loại bỏxâm nhập vào quy mô thương mại điện tử của các dòng thu nhập, điều hấp dẫn với hoạt động tội phạm. Cách tiếp cận được gọi là“tiền theo dõi”sẽtập trung vào "cá lớn" hơn làcác cá nhân tội phạm. Nó cũng đảm bảo rằng các hành động cưỡng chếđược điều chỉnh theo yêu cầu của thời đại kỹ thuật số hiện nay.