Pleistocen thượng, phần trên (Q13)

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu tính chất xây dựng của đất loại sét yếu holocen vùng đồng bằng quảng trị thừa thiên huế (Trang 52 - 55)

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG NGHIÊN CỨU

2.5. Đặc điểm địa chất Đệ tứ

2.5.1. Pleistocen thượng, phần trên (Q13)

Gồm các trầm tích nguồn gốc sông-lũ (ap), sông (a), sông biển (am), sông- biển-đầm lầy (amb) và biển (m) được phân thành hệ tầng Phú Xuân (Q13px). Hệ tầng

do Phạm Huy Thông xác lập năm 1995. Năm 1997, Phạm Huy Thông và Vũ Quang Lân sử dụng để mơ tả các trầm tích đa nguồn gốc tuổi Pleistocen muộn, phần trên ở ĐB Huế. Năm 2000, Đỗ Văn Long đã sử dụng để mô tả các trầm tích đa nguồn gốc tuổi Pleistocen muộn, phần trên cho ĐB Quảng Trị. Các trầm tích hệ tầng phân bố ở ven rìa ĐB thành dải nhỏ tạo nên thềm bậc II, còn phần lớn gặp trong các lỗ khoan và bị phủ dưới các trầm tích Holocen sớm-giữa, điển hình là ở LKHU8 (Phú Xuân, Phú Vang, Thừa Thiên Huế). Trong đó, các trầm tích sơng-lũ, sơng và biển có diện lộ lớn hơn cả, chúng thường phân bố ở những địa hình khá bằng phẳng, cao 8-12m. Ở ĐB QT-TTH, tầng cát vàng nghệ nguồn gốc biển trước đây thuộc hệ tầng Đà Nẵng, nay chỉ là một tướng (nguồn gốc) thuộc hệ tầng Phú Xuân (hình 2.2).

Trầm tích sơng-lũ (apQ13px): Trầm tích này phân bố chủ yếu trong các thung

lũng, các suối ở bờ trái sông Hương như Khe Ly, Khe Thương..., chúng tạo nên thềm bậc II với độ cao tương đối 4-6m, rộng vài trăm mét. Trầm tích này lộ tốt nhất tại khu vực Khe Ly bao gồm các thành tạo sau:

mài trịn trung bình, cuội có thành phần chủ yếu là thạch anh, granit, chứa cassiterit, dày 3m.

- Lớp 2 (1.5-0m): Thành phần thạch học gồm cát, cuội, sỏi chứa ít cassiterit hạt nhỏ màu nâu đen, dày 1,5m.

Bề dày chung 2,5m-4,5m.

Trầm tích sơng (aQ13px): Trầm tích sơng phân bố ở khu vực Hịa Mỹ với diện

tích khá rộng và bằng phẳng, cịn ở ĐB QT-TTH chỉ gặp trong các lỗ khoan. Ở khu vực Hịa Mỹ, tại LKT 56 và 57 trầm tích nguồn gốc này gồm 2 lớp: - Lớp 1 (5-0,5m): Phủ trên bề mặt đá vôi hệ tầng Phong Sơn là cát sạn màu nâu vàng đến nâu đỏ. Dày >4,5m.

- Lớp 2 (0,5-0m): Bột sét màu vàng. Dày 0,5m. Bề dày tổng cộng >5m.

Ở ĐB Huế: Các trầm tích sơng gặp trong các lỗ khoan được thể hiện rõ nhất là LKHU7 (73,4-54m) gồm 2 lớp:

- Lớp 1 (73,4-56m): Cuội, sỏi, sạn cát lẫn ít bột, thành phần chủ yếu là thạch anh. Dày 17,4m.

- Lớp 2 (56-54m): bột, cát, sét, sạn sỏi màu xám vàng chứa mảnh vỏ động vật thân mềm. Dày 2m.

Tổng bề dày: 19,4m.

Quan hệ trên trầm tích chuyển tiếp lên trầm tích sơng-biển cùng hệ tầng.

Trầm tích sơng - đầm lầy (abQ13px): Theo Vũ Quang Lân (2003) [4], trầm tích

này phân bố trên diện hẹp, chỉ gặp ở LK3QT từ độ sâu 53,6 đến 48,6m, trầm tích gồm 2 lớp:

Lớp 1: 53,6-51,4m: Bột sét chứa ít cát màu xám đen, lẫn di tích thực vật màu đen, dày 2,2m. Hệ số địa hóa mơi trường Kt:0,49; pH:4,7; Eh-5mv.

Bề dày trầm tích 5m.

Trầm tích sơng - biển (amQ13px): Trầm tích sơng-biển lộ với diện nhỏ ở ven

rìa ĐB và bị phủ ở trung tâm ĐB, cịn lại chủ yếu gặp trong các lỗ khoan ở độ sâu 9- 68m. Thành phần gồm: bột, sét, cát màu xám vàng, lẫn ít sạn cát kết, với bề dày 4,5m. Trầm tích nguồn gốc này chỉ xuất hiện trong các lỗ khoan như LKHU8, LKHU7 và LKHU6, LK2BQT bao gồm chủ yếu các thành phần thạch học sau: bột sét, sét bột màu xám xanh, xen lớp mỏng bột cát. Dày 13,3m. Quan hệ trên trầm tích chuyển tiếp lên trầm tích sơng-biển-đầm lầy hoặc trầm tích biển.

Trầm tích sơng - biển - đầm lầy (ambQ13px): Các trầm tích này ít phổ biến, tại

LKHU7 (ở độ sâu 49,6-47,4m), thành phần thạch học chủ yếu là bột, sét, cát lẫn di tích thực vật màu xám đen, than bùn màu đen, thân và lá thực vật đang phân hủy, dày 2,2m. Phía trên bị các trầm tích sơng hệ tầng Phú Bài phủ lên.

Trầm tích biển (mQ13px): Trầm tích biển hệ tầng Phú Xn ngồi phân bố ven

rìa ĐB và trong một số hố khoan ở độ sâu khoảng 21-66,5m. Chúng chuyển tiếp liên tục từ các thành tạo trầm tích sơng-biển, cịn phần trên lại bị phủ bởi các trầm tích sơng, sơng-biển hệ tầng Phú Bài. Đặc trưng chủ yếu là cát bột màu vàng nghệ, vàng sẫm, xám vàng nén khá chặt. Tại khu vực Đàn Nam Giao từ 0-9m các trầm tích lộ ra gồm cát lẫn sét, ít sạn màu vàng sẫm, nâu đỏ, chặt xít, dày 9m. Trong cát bột màu vàng chứa vi cổ sinh có tuổi Pleistocen muộn. Cịn trong các lỗ khoan, đặc biệt là tại LK HU6 bao gồm các thành tạo sau:

Lớp 1 (32-26m): cát, cát bột màu nâu vàng, vàng, dày 4m. Lớp 2 (26-23,7m): bột cát màu xám vàng, nâu vàng, dày 2,3m.

Lớp 3 (23,7-22,8m): bột sét màu xám vàng, khơng phân lớp, trong đó có chứa vi cổ sinh có tuổi Pleistocen muộn, dày 0,9m.

Lớp 4 (22,8-21,8m): bột, sét, cát màu nâu vàng, vàng, vàng sẫm, bị ép thành những lớp mỏng khá cứng, dày 1m. Bề dày mặt cắt 10,2m. Các trầm tích hệ tầng phủ bất chỉnh hợp trên đá gốc và trầm tích hệ tầng Quảng Điền, cịn phía trên bị trầm tích hệ tầng Phú Bài phủ lên.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu tính chất xây dựng của đất loại sét yếu holocen vùng đồng bằng quảng trị thừa thiên huế (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)