Tổ chức đào tạo nghề cho nông dân bị THĐ nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp ở huyện từ liêm, thành phố hà nội (Trang 43 - 51)

Trên cơ sở thực hiện Chỉ thị 11/2006/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm và vay vốn GQVL cho người lao động bị THĐ nông nghiệp và Nghị quyết 1956/QĐ-TTg ngày 17-1-2009 của Thủ tướng về việc thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao

động nông thôn đến năm 2020”, UBND TP Hà Nội đã Quyết định phê duyệt

một số kế hoạch dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn trên địa bàn. Người nông dân bị THĐ được hưởng một số ưu đãi về dạy nghề như: được hỗ trợ hồn tồn chi phí học nghề tại các lớp dạy nghề do Phòng LĐ – TBXH quận, huyện tổ chức, được hướng dẫn tham gia tìm việc làm tại các phiên giao dịch việc làm, tư vấn những ngành nghề mới phù hợ với sở trường lao động của họ. Những ngành nghề đào tạo gồm điện dân dụng, gò hàn, sửa chữa xe máy, cắt may, nấu ăn...Nhiều quận, huyện đã phối hợp với chính quyền cơ sở mở các lớp dạy nghề tại đại phương theo hình thức lưu động tại xã, thơn để nơng dân bị THĐ có nhiều cơ hội học nghề hơn. Các lớp học có từ 25-30 người, kéo dài từ 1 tháng trở lên. Sau khi học xong được cấp thẻ học nghề, tạo điều kiện hỗ trợ vay vốn ở các ngân hàng chính sách xã hội để xin việc và tổ chức sản xuất.

Thực hiện Nghị quyết trên, huyện Từ Liêm đã triển khai Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Từ Liêm giai đoạn 2011-2020 ”, giao cho Phòng LĐ – TB&XH xây dựng kế hoạch dạy nghề trên địa bàn huyện, cụ thể là: Thực hiện chính sách hỗ trợ cho đối tượng ưu

tiên thuộc diện ưu tiên trên địa bàn quận khi tham gia học nghề ngắn hạn với 8 nhóm nghề; Kinh phí hỗ trợ 350.000 đồng/tháng cho lao động học nghề và 200.000 tháng/tháng cho cán bộ thực hiện GQVL từ nguồn ngân sách địa phương; Phòng LĐ – TB&XH đã mở được 53 lớp đào tạo nghề trình độ sơ cấp nghề 3 tháng với 1.817 người theo chính sách Quyết định 1956. Tỷ lệ lao động được tạo việc làm sau đào tạo đạt trên 70%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn Huyện:56% (thời điểm tháng 9/2013).

Phòng LĐ – TBXH Huyện thực hiện một số nhiệm vụ nâng cao hiệu quả công tác GQVL cho nông dân bị THĐ, cụ thể là:

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về lợi ích của hội chợ, các phiên giao

dịch việc làm và hướng dẫn nơng dân bị THĐ tham gia tìm cơ hội việc làm tại đó.

- Điều tra, rà sốt nhu cầu học nghề, phối hợp với chính quyền cơ sở, các tổ chính trị xã hội như hội nơng dân, hội phụ nữ các xã tham gia tư vấn chuyển đổi nghề nghiệp cho nông dân bị THĐ.

- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thất nghiệp của lao động bị THĐ, vừa thực hiện hỗ trợ thất nghiệp vừa tư vấn học nghề và việc làm cho họ.

Bảng 2.5. Kết quả đăng ký dạy nghề, học nghề 2011 tại Huyện Từ Liêm Ngành nghề đào tạo

Điện gia dụng Sửa chữa điện thoại Nghề may

Tin học văn phòng Nấu ăn

Kỹ thuật trồng rau

Tổng

Nguồn:[2, tr.75]

Mặc dù được hỗ trợ kinh phí nhưng tỷ lệ lao động đăng ký tham gia học nghề còn rất thấp. Ngành nghề được chọn chủ yếu là điện dân dụng, kỹ thuật trồng rau.

Lao động nơng nghiệp vẫn có thói quen canh tác với nghề nơng truyền thống, họ chưa biết lựa chọn ngành nghề phù hợp với nhu cầu thị trường. Thực tế là lao động mất đất có độ tuổi khá cao chiếm tỷ lệ lớn. Đây là những lao động có trình độ học vấn thấp, khả năng tiếp thu đào tạo nghề khơng cao, khó đáp ứng được yêu cầu của các ngành địi hỏi lao động có tay nghề, chun mơn cao. Đây cũng là một hạn chế về số lượng đăng ký tham gia học nghề. Nhà nước cần phân loại và nghiên cứu đối tượng để có thể đưa ra những biện pháp hỗ trợ phù hợp.

Bên cạnh đó, Huyện Từ Liêm đã thực hiện một số chính sách GQVL cho nơng dân bị THĐ như: Trong q trình giao đất cho doanh nghiệp chính quyền địa phương đã yêu cầu doanh nghiệp thực hiện cam kết tạo điều kiện việc làm cho những lao động bị THĐ tại doanh nghiệp.

- Một số kết quả GQVL cho lao động bị THĐ từ 2009-2013

Qua 3 năm thực hiện Đề án “GQVL cho người lao động 2011-2013” số lao động được đào tạo nghề của huyện Từ Liêm là 521.108 người. Các ngành nghề đăng ký chủ yếu : điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, cơ khí, xây dựng, lái xe, bảo vệ, may, giầy da, bán hàng...

Là một trong những địa phương có tốc độ đơ thị hóa nhanh nhất trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhiều điện tích đất nơng nghiệp tại huyện Từ Liêm bị thu hồi để xây dựng các khu đơ thị, khu cơng nghiệp.... Tính trung bình mỗi năm trên địa bàn huyện có hàng nghìn nơng dân bị mất việc làm. Theo thống kê từ năm 2000 đến 2013 huyện Từ Liêm đã thu hồi 2097,26 ha đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị và hạ tầng. Việc THĐ đã khiến hơn 19.804 hộ dân mất một phần hoặc toàn bộ đất ở, đất canh tác. Sau khi bị THĐ, có khoảng 54.333 lao động nơng thơng trong độ tuổi lao động mất hoặc thiếu việc làm. Thời gian tới đây, đất nông nghiệp ở nhiều địa phương trong huyện sẽ tiếp tục bị thu hồi để phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Số lượng nơng dân khơng cịn tư liệu sản xuất sẽ tiếp tục gia tăng, tạo sức ép lớn trong vấn đề giải quyết việc làm. Trước thực trạng đó, các cấp các ngành chức năng của huyện đã có nhiều chủ trương biện pháp giải quyết nhằm ổn định đời sống của nhân dân.

Từ năm 2000 đến nay trên cơ sở các nghị định của Chính phủ, thực hiện theo đúng chủ trương chủa Đảng, Nhà nước và của toàn thành phố Hà Nội, huyện Từ Liêm luôn theo sát và áp dụng khá linh hoạt trong q trình thực hiện cơng tác hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm, cụ thể:

Hình thức hỗ trợ chuyển đổi nghề cho các hộ gia đình cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp cơ bản là bằng tiền xác định theo m2 đất nông nghiệp thực tế thu hồi với mức chung là 25.000/m2 , 30.000/m2.

Một chính sách có tính “đột phá” được áp dụng đó là mơ hình “đổi đất lấy dịch vụ”. Quyết định số 18/2007/QĐ-UB ngày 30/11/2007 và Quyết định số 33/2008/QĐ-UBND ngày 9/6/2008 của UBND thành phố Hà Nội hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nơng nghiệp khi bị thu hồi trên 30% diện tích đất sản xuất nơng nghiệp bằng 03 hình thức: hình thức đất ở, căn hộ chung cư và bằng tiền và chỉ được hỗ trợ 01 lần.

Đây là một chính sách nhận được sự đồng tình, nhất trí cao của đơng đảo người dân có đất bị thu hồi, đất “dịch vụ” không những giải quyết việc làm cho một lực lượng lớn lao động mà cịn có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng. Khi thực hiện đa số người dân đều đăng ký nguyện vọng nhận đất. Huyện cũng giành một quỹ đất riêng để hỗ trợ cho chính sách này.

Đến ngày 29/09/2009 thành phố Hà Nội lại ban hành Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/09/2009 thay thế các Quyết định trên. Hình thức hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm cho người dân nơng nghiệp bị THĐ bằng hình thức hỗ trợ tiền gấp 5 lần giá đất nông nghiệp và khơng cịn bằng đất như trước.

Hiệu lực về đất “dịch vụ” chỉ trong một năm đã dẫn tới một cơ chế khơng đồng bộ trong q trình THĐ nơng nghiệp làm cho công tác thu hồi bồi thường hỗ trợ trên địa bàn Huyện gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt khi thực hiện các dự án có diện tích lớn, thời gian thực hiện kéo dài nhiều năm như dự án khu công nghệ cao sinh học với diện tích giai đoạn 1 là 280 ha tại 04 xã Liên Mạc, Thụy Phương, Cổ Nhuế, Minh Khai, dự án Thành phố giao lưu diện tích 30.08 ha tại xã Cổ Nhuế và Thị trấn Cầu Diễn , dự án Khách sạn 5 sao tại xã Mễ Trì diện tích 3,8 ha, dự án xây dựng tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco xã Trung Văn.

Theo thống kê sơ bộ trong vòng 02 năm từ ngày 01/01/2008 đến 30/09/2009 số hộ bị THĐ nông nghiệp tại các xã như sau :

Bảng 2.6. Tổng hợp các hộ mất đất từ ngày 01/01/2008 đến 30/09/2009 trên địa bàn huyện Từ Liêm

Thụy Phương Phú Diễn Xuân Phương Đơng Ngạc Thượng Cát Liên Mạc Minh Khai Trung Văn Đại Mỗ Tây Mỗ Mễ Trì Cổ Nhuế Mỹ Đình Tây Tựu Xuân Đỉnh Tổng Cộng

Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng năm 2009 [21]

Tổng số hộ được giao đất nông nghiệp theo nghị định 64/NĐ-CP của Chính Phủ trên tồn huyện là 24.718 hộ. Từ ngày 1/1/2008 đến ngày 30/09/2009, trong vòng hai năm tổng số hộ bị THĐ nông nghiệp là 5.720 hộ. Trong đó số hộ bị thu hồi dưới 30% đất nơng nghiệp là 3.279 hộ chiếm 57,3%; số hộ bị thu hồi trên 30% là 2.441 hộ với 42.7%

Và các hộ đã đăng ký nguyện vọng và được hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm như sau :

Toàn huyện trong hai năm thực hiện 54 dự án tại 13 xã với tổng số hộ mất trên 30% diện tích nơng nghiệp được hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc

làm theo quy định là 2.312 hộ. Số hộ có nguyện vọng hỗ trợ chuyển đổi tạo nghề, tạo việc làm bằng hình thức nhận tiền là 1.887 hộ/112.547 m2 với số tiền hỗ trợ lên tới 525.890.666.826 đồng. Số hộ có nguyện vọng hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm bằng hình thức nhận đất là 425 hộ/31.320 m2.

Xã có số hộ được hỗ trợ lớn nhất là Mễ Trì với 684 hộ trong đó số hộ nhận bằng tiền là 653 hộ/38.113 m2 với số tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm 1 lần là 126.498.299.640 đồng, số hộ nhận bằng đất là 31 hộ/1.860 m2 . Xã có hộ nhận được trợ cấp thấp là Thụy Phương với 6 hộ trên diện tích 320m2 và các hộ đều có nguyện vọng hỗ trợ bằng hình thức nhận bằng đất ở.

Bảng 2.7: Hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm cho các hộ mất đất nông nghiệp trên 30% từ ngày 01/01/2008 đến 30/9/2009 tại Huyện Từ Liêm

Số dự án Thuỵ 2 Phương Phú 6 Diễn Xuân 2 Phương Đông 1 Ngạc Minh 3 Khai

Trung 6 Văn Đại Mỗ 2 Tây Mỗ 2 Mễ Trì 13 Cổ Nhuế 6 Mỹ Đình 10 Tây Tựu 2 Xuân 6 Đỉnh Cộng 54

Nguồn: Báo cáo thực hiện chính sách tạo việc làm năm 2009 [21]

Theo số liệu bảng 2.7 ta thấy đi liền với cơng tác hỗ trợ về kinh tế, Huyện cịn tổ chức hỗ trợ học nghề, đóng bảo hiểm xã hội và trợ cấp khó khăn cho 1.310 lao động bị THĐ nơng nghiệp trong 2.312 hộ.

Trong q trình thực hiện, để đảm bảo quyền lợi của nhân dân và để đồng bộ chính sách trong một dự án, huyện Từ Liêm đã có những cơ chế đặc thù (được sự chấp nhận của thành phố Hà Nội): đối với những dự án có diện tích lớn thực hiện giải phóng mặt bằng trong thời gian dài, một số dự án được phê duyệt quyết định THĐ trước ngày 29/9/2009 (trước khi Quyết định 108/2009/QĐ –UBND ngày 29/9/2009) tiếp tục được áp dụng chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm bằng tiền theo quy định tại Quyết định số 18/2008/QĐ – UBND cho các hộ bị THĐ nông nghiệp được giao trên 30% ví dụ dự án xây dựng nhà ở của văn phòng quốc hội tại xã Xuân Phương, xây dựng trường THCS tư thục Việt Úc tại xã Mỹ Đình, khu đơ thị Nam Thăng Long xã Xuân Đỉnh…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp ở huyện từ liêm, thành phố hà nội (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w