0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Quá trình khử nitrate.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG SINH LÝ THỰC VẬT - CHƯƠNG 3 (Trang 30 -31 )

- Chịu hạn: Hạn hán thúc đẩy các quá trình thủy phân trong cây, làm yếu quá trình tổng hợp protid và dẫn tới sự tích lũy nhiề u acid amine t ự do

3. Dinh dưỡng Nitơ (nitrogen) của thực vật 1 Vai trò của Ni tơ đối với thực vật.

3.2. Quá trình khử nitrate.

N dạng NO3- có nhiều trong đất, là dạng thực vật hấp thu dễ dàng và có thể tích tụ một lượng khá lớn mà không gây độc cho cây. Tuy nhiên trong thực vật N tồn tại chủ yếu trong các đơn vị cơ bản là các acid amine dưới dạng khử (NH2). Vì vậy, sau khi hút NO3- trong cây xảy ra sự chuyển hóa mạnh để biến đổi từ dạng ni tơ oxi hóa sang dạng ni tơ khử. Đó là quá trình khử nitrate hay còn gọi là quá trình amine hóa.

Thực chất đây là quá trình khử với nhiều giai đoạn và được xúc tác bằng các enzyme tương ứng.

1 2 3 4

HNO3 HNO2 ( HNO)2 NH2OH NH3

(nitrate) (nitrit) (hyponitrit) (hydroxylamine) (amoniac) Trong đó:

(1) Enzyme nitratereductase (2) Enzyme nitritreductase (3) Enzyme hyponitritreductase (4) Enzyme hydroxylaminereductase

- Có các enzyme đặc hiệu xúc tác cho các phản ứng khử mà đặc biệt quan trọng nhất hoạt động mạnh nhất là enzyme nitratereductase. Đây là một enzyme cảm ứng chỉđược hình thành khi có một lượng cơ chất NO3-

nhất định. Sự hình thành và hoạt động của enzyme này phụ thuộc vào ánh sáng, nồng độ CO2 và sự khử nitrate tiến hành chủ yếu là ở lá, nhưng cũng có thể thực hiện ngay trong rễ. Nếu quá trình khử nitrate chậm thì nitrate bị tích lại trong cây. Bón nhiều phân đạm cũng là nguyên nhân làm hàm l- ượng nitrate bị tích lũy nhiều. Hàm lượng nitrate tự do trong cây là một tiêu chuẩn quan trọng đánh giá độ an toàn của nông phẩm. Vì vậy, trong kỹ thuật trồng rau an toàn phải có các biện pháp tác động nhằm làm giảm thiểu hàm lượng nitrate tự do trong sản phẩm dưới ngưỡng qui định, nhất là các loại rau và quả tươi.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG SINH LÝ THỰC VẬT - CHƯƠNG 3 (Trang 30 -31 )

×