Phân tích mô hình đặt hàng hiện tại của công ty CP KYVY

Một phần của tài liệu Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho sản phẩm tã giấy BINBIN 2010 của Công ty CP KYVY - LV Đại Học Bách Khoa (Trang 32 - 34)

CHƯƠNG III: TỔNG QUAN CÔNG TY CP KYVY

3.3.2.3. Phân tích mô hình đặt hàng hiện tại của công ty CP KYVY

3.3.2.3.1 Ưu điểm

 Mô hình hiện tại của KYVY mang lại mức độ an toàn cao hơn trong khâu vận chuyển. Phần lớn nguyên vật liệu dùng cho sản xuất tã giấy đều nhập khẩu từ nước ngoài. Quá trình vận chuyển bằng tàu biển chịu nhiều rủi ro dẫn đến hàng có thể bị giao trễ so với kế hoạch. Do đó, với mô hình đặt hàng hai tháng mua hàng một lần sẽ mang lại độ an toàn cho NVL dùng cho hai tháng mà không lo NVL dùng cho tháng thứ hai gặp bất cứ rủi ro gì.

 Giảm bớt sự ảnh hưởng của biến động về giá cả thị trường đang ngày càng

tăng cao. Mô hình mua hàng hai tháng mua một lần sẽ giúp công ty tiết kiệm được phần giá tăng lên của tháng thứ hai.

 Nhà cung cấp cho công ty hưởng chiết khấu trên mỗi lần mua hàng nếu đạt

trên mức quy định đối với từng loại nguyên vật liệu. Việc mua hàng một lần cho hai tháng giúp công ty dễ dàng đạt được chỉ tiêu đề ra. Tuy nhiên, đối với riêng các NVL dùng sản xuất tã giấy, nhà cung cấp đưa ra mức chiết khấu rất nhỏ, phần lợi ích mang lại từ các khoản chiết khấu này không đáng kể. Do đó đề tài không đi sâu vào phân tích từng mức chiết khấu của từng loại NVL để tính toán số liệu cụ thể phần lợi ích thu được này.

 Phòng sản xuất không phải mất nhiều thời gian cho công tác liên hệ đặt hàng với các nhà cung cấp so với việc phải hàng tháng liên hệ đặt hàng.

 Chi phí đặt hàng cho 6 lần trong năm được tiết kiệm đáng kể, chỉ bằng một

nữa so với mô hình đặt hàng mỗi tháng, 12 lần trong năm.

3.3.2.3.2 Nhược điểm

 Theo mô hình của công ty, mỗi lần đặt hàng cho hai tháng sử dụng. Mà vật

tư dùng trong sản xuất đều phải nhập từ nước ngoài nên thời gian chờ hàng từ 25 – 30 ngày. Do vậy để đảm bảo cho một đơn đặt hàng được triển khai thì vật tư cần cho sản xuất đơn đặt hàng đó phải được lên kế hoạch trước hai tháng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc hoạch định phải thực sự hữu hiệu để đảm bảo cho kế hoạch sản xuất luôn thực hiện tốt.

 Hơn nữa, chi phí tồn trữ theo mô hình hiện tại của công ty chiếm một tỉ lệ

khá lớn, chiếm khoảng 90-92% tổng chi phí. Do đó cần phải có mô hình hoạch định nguyên vật liệu tốt hơn để giảm thiểu chi phí tồn trữ cũng như đảm bảo tổng chi phí giảm xuống.

 Lượng vốn ứ đọng trong hàng tồn kho chiếm tỉ lệ khá lớn trong cơ cấu tài sản của công ty. Do đó dẫn đến khả năng quay vòng vốn chậm, đồng vốn chưa được sử dụng có hiệu quả. Trong khi lượng vốn dùng để trữ NVL tồn kho trong hai tháng đó có thể mang đầu tư vào những kế hoạch kinh doanh khác.

Tổng hợp các chi phí của mô hình KYVY cho tất cả các NVL từ mục 3.3.2.2 và phụ lục A1 – A10 được kết quả sau:

Tổng chi phí đặt hàng trong năm: 32.850.000 đồng Tổng chi phí tồn trữ trong năm: 726.715.030 đồng

Đây là một chi phí quá cao đối với một loại sản phẩm của công ty CP KYVY, do đó cần một phương án xác định nhu cầu nguyên vật liệu mua hàng phù hợp hơn để tiết kiệm chi phí cho công ty cũng như đảm bảo quy trình sản xuất luôn được hoạt động liên tục

Những vấn đề trên cũng là trung tâm giải quyết trong chương IV của đề tài. Nội dung của chương này sẽ trình bày các bước để xây dựng và áp dụng mô hình MRP cho công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho sản phẩm tã giấy BINBIN 2010 tại công ty CP KYVY.

Một phần của tài liệu Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho sản phẩm tã giấy BINBIN 2010 của Công ty CP KYVY - LV Đại Học Bách Khoa (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)