Chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa:

Một phần của tài liệu gt_duongloicm (Trang 55 - 56)

II. ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC, THỐNG NHẤT TỔ QUỐC (1954 – 1975)

1. Chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa:

a. Mục tiêu và phương hướng của cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa:

Đường lối công nghiệp hóa đất nước đã được hình thành từ Đại hội III của Đảng (9/1960). Trước thời kỳ đổi mới, nước ta có khoảng 25 năm tiến hành cơng

nghiệp hóa qua 2 giai đoạn: từ 1960 – 1975 triển khai ở miền Bắc và từ 1975 – 1985 thực hiện trên phạm vi cả nước.

Ở miền Bắc: Trên cơ sở phân tích một cách sâu sắc đặc điểm miền Bắc, trong

đó đặc điểm lớn nhất là từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ

nghĩa xã hội không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đại hội III của

Đảng khẳng định: muốn cải biến tình trạng kinh tế lạc hậu của nước ta, khơng có con đường nào khác, ngồi con đường cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Tức là khẳng định tính tất yếu của cơng nghiệp hóa đối với cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đại hội cũng chỉ rõ, để thực hiện được mục tiêu trên thì vấn đề quan trọng

có tính chất quyết định là thực hiện trang bị kỹ thuật cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, thực hiện cơ giới hóa sản xuất, từ đó nâng cao năng suất lao động.

Ngay từ đầu quá trình cơng nghiệp hóa, Đảng đã xác định cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

nước ta. Quan điểm đúng đắn này được khẳng định nhiều lần trong tất cả các Đại hội

của Đảng.

Mục tiêu cơ bản của cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa được Đại hội III xác

định là xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại; bước đầu xây

dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đó là mục tiêu cơ bản, lâu dài, phải thực hiện qua nhiều giai đoạn.

Để chỉ đạo thực hiện công nghiệp, hội nghị Trung ương lần thứ 7 (khóa III) nêu phương hướng chỉ đạo xây dựng và phát triển công nghiệp là:

- Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý.

- Kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với phát triển nông nghiệp. - Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ song song với việc ưu tiên phát triển

công nghiệp nặng.

- Ra sức phát triển công nghiệp trung ương đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp địa phương

Trên phạm vi cả nước: Sau Đại thắng mùa xuân 1975, cả nước độc lập, thống

nhất và quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở phân tích một cách tồn diện đặc

điểm, tình hình trong nước và quốc tế, Đại hội IV của Đảng (12/1976) đề ra đường

lối cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là: “Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa xã hội chủ

nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Ưu tiên phát triển công

nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp thành một cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp; vừa xây dựng kinh tế trung ương vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất”. Đường lối này nhất trí với những nhận thức cơ bản về công nghiệp hóa

miền Bắc trước đây đồng thời có sự phát triển thêm.

Từ thực tiễn chỉ đạo cơng nghiệp hóa 5 năm (1976 – 1981), Đảng rút ra kết

luận: từ một nền sản xuất nhỏ đi lên, điều quan trọng là phải xác định đúng bước đi của cơng nghiệp hóa cho phù hợp với mục tiêu và khả năng của mỗi chặng đường.

Với cách đặt vấn đề như trên, Đại hội lần thứ V của Đảng (3/1982) đã xác định trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ ở nước ta phải lấy nông nghiệp làm mặt

trận hàng đầu, ra sức phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; việc xây dựng và phát triển công nghiệp nặng trong giai đoạn này cần làm có mức độ, vừa sức, nhằm phục vụ thiết thực, có hiệu quả cho nơng nghiệp và cơng nghiệp nhẹ. Đại hội

V coi đó là nội dung chính của cơng nghiệp hóa trong chặng đường trước mắt. Đây

là sự điều chỉnh đúng đắn bước đi của cơng nghiệp hóa, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Tiếc rằng, trên thực tế chúng ta không làm đúng sự điều chỉnh chiến lược quan trọng này.

Một phần của tài liệu gt_duongloicm (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)