Hạn chế trong đầu tư công của tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả đầu tư công tại tỉnh lâm đồng (Trang 75 - 84)

1.1 .Vai trò của nhà nước đối với phát triển kinh tế xã hội

2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả đầu tư công trên địa bàn tỉnh Lâm

2.3.2. Hạn chế trong đầu tư công của tỉnh

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, cịn có những ngun nhân khách quan và chủ quan làm hạn chế tác động của đầu tư công, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh Lâm Đồng.

2.3.2.1. Bố trí đầu tư dàn trải, cơ cấu đầu tư chưa mang tính đột phá Việc

phân bổ vốn đầu tư cịn dàn trải, chưa tập trung cao theo cơ cấu, chưa gắn công tác quy hoạch với kế hoạch đầu tư phát triển. Trong phân bổ đầu tư còn dàn trải đều trên tất cả các lĩnh vực do xuất phát điểm kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh còn thấp nên nhu cầu đầu tư các ngành đều bức thiết như nhau. Trong lựa chọn đầu tư,chưa có phương pháp luận đúng đắn để đánh giá cụ thể và khách quan hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của dự án kết cấu hạ tầng để từ đó có cơ sở xác định thứ tự ưu tiên các dự án một cách thuyết phục; điển hình như: cơng trình đầu tư hạ tầng các Chợ ở Trung tâm cụm xã, một số nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số, hạ tầng Khu công nghiệp Phú Hội. Kết quả cuối cùng là việc đưa ra lựa chọn các dự án cần thực hiện chủ yếu phụ thuốc vào ý muốn chủ quan của những người có thẩm quyền nhiều hơn là dựa trên các lý luận, tính tốn một cách hợp lý. Hiện tại các dự

án đầu tư của tỉnh còn sơ sài, phạm nhiều nhược điểm, chưa có dự án đầu tư cơng nào phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội một cách thực sự khoa học.

2.3.2.2. Nhu cầu đầu tư lớn trong khi nguồn cân đối ngân sách tỉnh cho đầu tư phát triển còn hạn hẹp

Nguồn thu xổ số kiến thiết sử dụng theo đúng quy định tại Nghị quyết số 68/2006/NQ-QH11 ngày 31/10/2006 của Quốc hội, không được đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, chỉ phân bổ và sử dụng số thu này cho các cơng trình, dự án phúc lợi xã hội quan trọng của địa phương, trong đó tập trung đầu tư các cơng trình, dự án trong lĩnh vực y tế, giáo dục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư của địa phương (vì nguồn thu từ xổ số chiếm gần 6% tổng thu trên địa bàn), trong khi đó nguồn cân đối ngân sách tỉnh cho đầu tư phát triển cịn hạn hẹp, vì thế tỉnh rất khó khăn trong việc bố trí vốn đầu tư cho các dự án bức xúc, các cơng trình trọng điểm theo kế hoạch đề ra, nhất là các dự án về giao thông, về phát triển kinh tế của tỉnh như: đường quốc lộ 27, đường tỉnh lộ 722.

2.3.2.3. Cịn có sự thất thốt và lãng phí trong đầu tư cơng

Năng lực của chủ đầu tư và tư vấn còn hạn chế, chủ trương chuẩn bị đầu tư nhiều nhưng nguồn lực không đủ để cân đối dẫn đến lãng phí chi phí chuẩn bị đầu tư; công tác chuẩn bị đầu tư chưa tốt, thường kéo dài thời gian. Áp dụng phổ biến hình thức chỉ định thầu trên cơ sở tách nhỏ các hạng mục của dự án nên khơng tiết kiệm được vốn. Ngồi ra, chưa có biện pháp chế tài các hợp đồng xây dựng, nhiều dự án lớn có tiến độ chậm, làm mất đi hiệu quả kinh tế, làm mất đi cơ hội thu hút đầu tư. Cơ chế chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư còn nhiều bất cập; chưa thật sự kiên quyết đối với những hộ dân không chấp hành, chậm bàn giao mặt bằng, ảnh hưởng đến tiến độ thi cơng cơng trình, làm giảm hiệu quả đầu tư như đường cao tốc Liên Khương - chân đèo Prenn, đường tỉnh lộ 723 (Đà Lạt - Khánh Vĩnh).

2.3.2.4. Chưa huy động hết được các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư, chính sách xã hội hóa đầu tư chưa phát huy, tổng nguồn vốn chi đầu tư công phần lớn do nhà nước đảm nhận

Chi đầu tư hàng hóa cơng của tỉnh phần lớn do ngân sách nhà nước đảm nhận, chưa thu hút các thành phần kinh tế khác tham gia xây dựng, nhất là chưa thực hiện được dự án BOT, BT; vận động, thu hút vốn ODA còn hạn chế; xã hội hóa tren các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội cũng cịn hạn chế. Đây là một trong những nguyên nhân làm chậm đi tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh do ngân sách nhà nước không cân đối được cung cầu trong đầu tư.

2.3.2.5. Hiệu quả kinh tế đầu tư công chưa cao thể hiện qua hệ số ICOR ln cao hơn ICOR chung của tồn tỉnh và khu vực tư

Cơng thức tính ICOR trong giai đoạn nhiều năm:

Tỷ lệ vốn đầu tư / GDP bình quân hàng năm

ICOR =

Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm

Bảng 2.5. Hệ số ICOR qua các giai đoạn

Giai đoạn 1996 - 2000 Nội Vốn dung đầu tư Tồn 2.961 tỉnh KV. 1.695 cơng

IC O R (% ) 6 5 4 3 2 1 0

1996-2000 2001-2005 2006-2010 Thời kỳ Toàn tỉnh Khu

vực công Khu vực tư

Biểu đồ 2.6. Hệ số ICOR từng khu vực

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2001, 2006, 2011 và tính tốn của

tác giả

Kết quả cho ta thấy hệ số ICOR chung trên địa bàn tỉnh có chiều hướng tăng dần qua các giai đoạn : 1,84 (1996-2000), lên 3,51 (2001-2005) và 3,27 (2006-2010), điều này cho ta thấy hiệu quả đầu tư trên địa bàn tỉnh ngày càng giảm: nếu như trong giai đoạn 1996 - 2000 để tăng 01 đồng GDP thì vốn đầu tư chỉ phải bỏ ra là 1,84 đồng, thì trong giai đoạn 2001-2015 phải bỏ ra đến 3,51 đồng và giai đoạn 2006 - 2010 là 3,27 vốn đầu tư để tạo thêm 1 đồng GDP. Cũng qua các giai đoạn này, ICOR của khu vực tư cũng tăng dần 0,98 - 2,85 (1996 - 2005) và giảm nhẹ 2,61( 2006 - 2010); khu vực

nhiên, hệ số ICOR khu vực công trong cả giai đoạn 1996 - 2010 luôn cao hơn hệ số ICOR chung toàn tỉnh và khu vực tư ; theo lý thuyết tức là hiệu quả đầu tư công đạt hiệu quả thấp hơn khu vực tư và chung của toàn tỉnh. Nhất là trong thời gian gần đây, hệ số ICOR của khu vực cơng có xu hướng tăng trở lại, cho thấy hiệu quả đầu tư cơng cũng có xu hướng giảm dần so với giai đoạn trước đó.

Trong giai đoạn 1996 - 2000, hệ số ICOR của khu vực công cao hơn nhiều so với khu vực tư do đầu tư khu vực công trong giai đoạn này chủ yếu là hàng hóa cơng cộng, có vốn đầu tư lớn và thời gian thu hồi vốn chậm.

Bảng 2.6. Hệ số ICOR giữa hai tỉnh Lâm Đồng, Tây Ninh và cả nước

Địa bàn Tỉnh Tây Ninh - Khu vực công - Khu vực tư Tỉnh Lâm Đồng - Khu vực công - Khu vực tư Cả nước - Khu vực công - Khu vực tư Nguồn:

-Tính tốn của tác giả từ niên giám Thống kê tỉnh Tây Ninh năm 2001, 2006, 2011

-Tính tốn của Bùi Trinh từ số liệu của Tổng cục Thống kê

* So sánh hiệu quả vốn đầu tư :

- Qua bảng số liệu ta thấy hệ số ICOR khu vực cơng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có xu hướng giảm dần trong thời gian gần đây, cho thấy hiệu quả vốn đầu tư có xu hướng tăng lên (4,61 - 3,63), đồng thời khu vực tư lại có xu hướng tăng nhẹ ( 2,07 - 2,22) và hiệu quả đầu tư từ khu vực này cũng cho kết quả ngược lại. Nhìn chung trong 15 năm qua, hệ số ICOR chung của toàn tỉnh Lâm Đồng cao hơn tỉnh Tây Ninh, cho thấy mức đầu tư được quan tâm chú trọng nhiều hơn ; tác động của mức đầu tư có ảnh hưởng đến nền kinh tế nhiều hơn trong dài hạn thông qua hệ số ICOR trong 10 năm trở lại đây có xu hướng giảm dần (3,51 - 3,27), trong khi tỉnh Tây Ninh có xu hướng tăng dần

(2,49 - 2,52) ; nhưng xét riêng theo khu vực cơng thì tỉnh Lâm Đồng có mức độ hiệu quả đầu tư kém hơn tình Tây Ninh ( 3,82 - 4,37 và 4,61 - 3,63), cho thấy lượng tiền bỏ ra từ đầu tư cơng của Lâm Đồng ngày càng ít tham gia vào q trình sản xuất hơn tỉnh bạn.

- Theo tính tốn của tác giả Bùi Trinh thì trong giai đoạn 2001 - 2005, cả nước bỏ ra gần 5 đồng mới có thể tạo ra 1 đồng GDP tăng thêm thì đến giai đoạn 2006 - 2010, phải bỏ ra đến 7,4 đồng mới tạo ra được 1 đồng GDP tăng thêm. Theo Tiến sĩ Nguyễn Hồng Nga và Nhật Trung thì đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, hệ số ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững. Do vậy, xét hiệu quả đầu tư của cả nước so với tỉnh Lâm Đồng trong 10 năm qua (giai đoạn 2001 - 2010) thông qua hệ số ICOR cho thấy hiệu quả kinh tế - xã hội mang lại luôn thấp hơn nhiều so với địa phương Lâm Đồng, đặc biệt là đầu tư từ khu vực công ( hệ số 6,94 - 9,68, trong khi Lâm Đồng 3,82 - 4,37). Theo báo cáo Kinh tế vĩ mô thường niên năm 2012 vừa được Nhóm Tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô thực hiện trong khuôn khổ Dự án hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mơ đánh giá : kinh tế Việt Nam tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng, dựa phần lớn vào việc liên tục gia tăng các nguồn lực đầu vào, đặc biệt là thâm dụng vốn đầu tư, trong khi hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp và chậm được cải thiện. Điều này cũng thể hiện qua sự gia tăng liên tục của hệ số ICOR toàn nền kinh tế : 4,89 (2001 - 2005) lên 7,43 (2006 - 2010).

Kết luận chương 2

Với những đặc thù và những điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội riêng biệt của tỉnh Lâm Đồng, cùng với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, sự nổ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng lịng của người dân ; trong thời gian qua, Lâm Đồng đã đạt được những thành tựu nhất định về tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội, góp phần thực hiện tốt chính sách phát triển bền vững chung của cả nước ; cụ thể : Lâm Đồng đã giữ vững được nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế có bước chuyển đổi đúng hướng, hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện đáng kể, thu hút được nhà đầu tư ; sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế đều phát triển, thu nhập bình qn đầu người tăng, góp phần ổn định đời sống nhân dân, xóa đói giảm nghèo, ...

Có nhiều nguyên nhân, nhiều nhân tố góp phần làm nên những thành tựu này, trong đó phải kể đến nhân tố đầu tư của khu vực công. Thực trạng và cơ cấu đầu tư của tỉnh Lâm Đồng qua các giai đoạn nhìn chung phù hợp với lý thuyết đầu tư trình bày ở Chương 1, trong thời kỳ đầu thực hiện chiến lược cơng nghiệp hóa, quy mơ chi đầu tư công chiếm tỷ lệ khá lớn so với tổng đầu tư xã hội. Tuy nhiên, hệ số ICOR khu vực cơng cịn cao, hiệu quả của đầu tư cơng cịn hạn chế so với hiệu quả của đầu tư khu vực tư, điều này gợi cho các nhà lãnh đạo của tỉnh phải suy nghĩ, xem xét lại chính sách và cơ cấu đầu tư công trong giai đoạn tới sao cho hiệu quả hơn, tạo ra một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn và bền vững trong tương lai.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỔNG

Từ phân tích thực trạng và kết quả phản ánh hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư dẫn đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh ở Chương 2 cho thấy, tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong thời gian qua phụ thuộc chủ yếu vào vốn đầu tư. Với mục tiêu : “Nâng chất lượng trong phát triển, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế ; đổi mới mạnh mẽ khoa học và công nghệ ; nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và y tế, văn hóa, thể dục thể thao ; đến năm 2020 Lâm Đồng trở thành tỉnh phát triển của vùng Tây Nguyên, có kinh tế phát triển ổn định và bền vững, có hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân được nâng cao, quốc phịng - an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, GDP bình quân đầu người bằng mức bình qn cả nước”, trong đó vốn đầu tư cơng đóng vai trị quan trọng trong việc thực hiện chủ trương chiến lược này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả đầu tư công tại tỉnh lâm đồng (Trang 75 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w