KẾT QUẢ BIỆN LUẬN

Một phần của tài liệu khảo sát một số tác dụng dược lý của công thức phối hợp dược liệu thiên niên kiện (homalomena occulta) và bách bệnh (eurycoma longifolia) trên chuột nhắt trắng (mus musculus var albino) (Trang 38 - 40)

3.1. Độc tính cấp

Bảng 3.1 Kết quả khảo sát độc tính cấp đường uống của cao phối hợp

Liều cho uống (g cao/kg thể trọng) Số chuột thử Số chuột chết Phân suất tử vong (%) 25 10 6 60 24,15 10 3 30 21,5 5 0 0

Bảng kết quả ghi nhận phân suất tử vong sau 72 giờ cho thấy liều tối đa của cao đặc phối hợp Thiên niên kiện – Bách bệnh có thể bơm qua kim cho chuột nhắt trắng uống là 25 g/kg thể trọng chuột có phân suất tử vong là 60%. Do đó khơng

thể xác định được LD50 nhưng vẫn xác định được liều tối đa mà khơng có chuột nào chết, gọi là liều dưới liều chết LD0 = 21,5g cao/kg thể trọng chuột.

Nhận xét

Sau khi uống cao đặc phối hợp Thiên niên kiện – Bách bệnh liều 25 g/kg (liều cao nhất có thể bơm qua kim) chuột có biểu hiện đầu tiên là gãi mõm liên tục, hoạt động chậm, lơng hơi xù, khó thở khoảng 2 – 3 giờ. Sau 8 - 24 giờ thấy xuất hiện chuột chết (tỉ lệ chuột chết 60 %). Số con chuột còn lại vẫn hoạt động và ăn uống bình thường.

Chúng tơi tiếp tục pha lỗng cao thuốc với nước cất để tìm ra liều an tồn khơng gây chết chuột (liều này phải thấp hơn liều có độc tính 25 g/kg), sau khi pha loãng ta được liều 24,15 g/kg thể trọng. Những biểu hiện của chuột sau khi uống cao thuốc đều tương tự như lần thí nghiệm đầu tiên. Sau 72 giờ có 30 % tỉ lệ chuột chết, các con chuột cịn lại vẫn hoạt động bình thường. Vậy cao phối hợp Thiên niên kiện – Bách bệnh ở liều 24,15 g/kg cũng là liều có độc tính gây chết chuột.

Chúng tơi tiếp tục pha lỗng cao thuốc với nước cất được liều 21,5 g/kg. Sau 72 giờ uống cao thuốc tất cả con chuột đều ăn uống và hoạt động bình thường.

Cao phối hợp Thiên niên kiện – Bách bệnh liều 21,5 g/kg là liều tối đa cho chuột uống nhưng không làm chết chuột.

Bàn luận về độc tính cấp

Chuột biểu hiện khó thở trong thời gian 2 – 3 giờ đầu do chuột uống cao thuốc khá đặc lại ít tan trong nước cất. Khi cho chuột uống cao thuốc được đưa xuống cổ họng, thì chuột sẽ nuốt để đưa cao thuốc xuống dạ dày. Lúc này thanh quản nâng lên ép chặt vào sụn nắp thanh quản do đó trong lúc nuốt chuột tạm nín thở, cao khá đặc nên việc nuốt của chuột trở nên khó khăn và thời gian dài nên gây ảnh hưởng đến đường hô hấp biểu hiện trên tất cả số chuột thí nghiệm sau khi uống cao Thiên niên kiện – Bách bệnh.

Sau 8 – 24 giờ cho chuột uống cao thuốc có một số chuột di chuyển chậm và chết, lúc này thuốc đã có hoạt tính gây độc. Gan giữ vai trị quan trọng trong chuyển

hóa thuốc, khử độc tính hoặc thải ra trong nước tiểu. Trường hợp NH3 sinh ra trong phản ứng khử độc cao thuốc ở gan (khử amin) được tổng hợp thành ure và được bài tiết vào máu, một phần bài tiết vào máu dưới dạng tự do hoặc gắn với acid glutamic thành glutamin nhưng cuối cùng đều bài xuất ở thận. Độc tính của cao Thiên niên kiện – Bách bệnh khá cao nên lượng NH3 tăng nhiều trong máu gây rối loạn đến hoạt động thần kinh và hơ hấp (khó thở) là ngun nhân gây chết cho chuột [4], [6].

Bàn luận về liều tương đối an toàn

Liều tương đối an toàn Ds trên chuột nhắt trắng có thể được lấy giá trị bằng 1/5-1/10 hoặc nhỏ hơn (1/20 - 1/100) của LD0. Liều tương đối an toàn trên người được ngoại suy từ liều trên chuột nhắt trắng theo cách tính như sau: Liều trên chuột nhắt trắng x 0,085 (= hệ số ngoại suy liều có hiệu quả tương đương giữa chuột nhắt trắng và người) x thể trọng trung bình ở người trưởng thành (# 50 kg).

Do đó, liều thử nghiệm được chọn cho các thử nghiệm tiếp theo: 1/10 LD0 = 2,15 g/kg và 1/20 = 1,075 g/kg LD0.

Một phần của tài liệu khảo sát một số tác dụng dược lý của công thức phối hợp dược liệu thiên niên kiện (homalomena occulta) và bách bệnh (eurycoma longifolia) trên chuột nhắt trắng (mus musculus var albino) (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w