Ở CÁC PHƯỜNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY - QUAN NIỆM VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
1.2.1. Quan niệm về chất lượng đội ngũ đảng viên là cán bộ chuyên trách
1.2.1.1. Chất lượng ĐNĐV
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ do nhà xuất bản Đà Nẵng phát hành năm 1999 - "chất lượng" là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một người, một sự vật, sự việc.
Chất lượng luôn là vấn đề quan trọng nhất trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người, việc phấn đấu nâng cao chất lượng bao giờ cũng được xem là nhiệm vụ quan trọng của bất kỳ một hoạt động nào. Mặc dù có tầm quan trọng như vậy, nhưng chất lượng vẫn là một khái niệm khó định nghĩa, khó xác định, khó đo lường và cách hiểu của người này cũng khác với cách hiểu của người khác.
Tại nhiều diễn đàn khác nhau, cuộc tranh luận xung quanh vấn đề chất lượng luôn trở thành "tiêu điểm" mỗi khi vấn đề này được đặt ra trong nội dung hội thảo. Nguyên nhân của tình trạng ấy chính là từ những góc độ khác nhau của người nghiên cứu mà cách hiểu còn chưa thống nhất về bản chất của vấn đề.
Vỡ thế, chất lượng là khái niệm được sử dụng rộng rói trong đời sống hàng ngày, nhưng cần phải được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Bởi theo triết học, chất lượng là tính quy định bản chất của sự vật, từ đó có thể phân biệt sự vật này với sự vật khác, qua đó có thể xem xét trong mối quan hệ biện chứng với số lượng, sự tác động biện chứng này tạo cho sự vật tồn tại, phỏt triển khụng ngừng. Cũn đối với nghĩa của kinh tế, chất lượng lại là tập hợp những tính chất của sản phẩm thể hiện mức độ thoả món những yêu cầu định trước cho nó, trong điều kiện xác định về kỹ thuật, kinh tế, xó hội...
Qua khái niệm của triết học và của kinh tế, có thể thấy rằng dù ở mỗi lĩnh vực khác nhau, phương pháp đánh giá khác nhau về chất lượng, nhưng đều có điểm chung là: chất lượng của đối tượng đánh giá là tổng hợp các yếu tố liên quan đến đối tượng đó, làm nên tác dụng, giá trị của đối tượng.
Thứ nhất, đó là tổng hợp những phẩm chất, tính chất (thuộc tính tạo nên cái giá
trị của một con người, một sự vật, hiện tượng).
Thứ hai, những phẩm chất đó đáp ứng đến đâu những yêu cầu đặt ra.
Nói cách khác, chất lượng là sự phù hợp với các tiêu chuẩn (thông số kỹ thuật) được quy định trước đó.
Do đó, chất lượng ĐNĐV không thể chỉ tập trung nghiên cứu ở tổng số giản đơn chất lượng của từng đảng viên mà cần phải nghiên cứu ở sự tổng hợp của nhiều yếu tố liên quan đến ĐNĐV, làm nên sức mạnh để ĐNĐV hồn thành được vai trị, trách nhiệm của mình. Vì vậy, chất lượng ĐNĐV khơng thể quan niệm chỉ là sự cộng lại chất lượng các đảng viên, cũng khơng thể quan miệm cứ có số lượng đụng thỡ ĐNĐV sẽ mạnh. Chất lượng ĐNĐV cũn phự thuộc vào cách thức xây dựng, sắp xếp, sử dụng sao cho phát huy cao nhất khả năng của từng người và của cả tập thể, tức là phải có một cơ cấu ĐNĐV hợp lý.
Từ những phân tích trên ta có thể hiểu: Chất lượng ĐNĐV là sự thống nhất giữa
phẩm chất và năng lực của từng thành viên với số lượng và cơ cấu các thành viên trong tổ chức đảng nhằm phỏt huy cao nhất kết quả lónh đạo hồn thành các nhiệm vụ theo phạm vi, chức năng và quyền hạn quy định cho từng cấp.
Do đó, khi xem xét, đánh giá chất lượng ĐNĐV cần phải xem xét đồng bộ, hợp lý cả ba mặt gồm: chất lượng đảng viên, số lượng ĐNĐV và cơ cấu ĐNĐV.
1.2.1.2. Chất lượng ĐNĐV là CBCT của các phường TPHN
Chất lượng ĐNĐV là CBCT là sự tổng hợp của các yếu tố: chất lượng đảng viên, số lượng ĐNĐV, cơ cấu ĐNĐV, được phản ánh trong quan hệ so sánh với tiêu chuẩn đảng viên, cũng như với các yêu cầu đó đặt ra và kết quả thực hiện nhiệm vụ của ĐNĐV là CBCT.
* Chất lượng đảng viên là CBCT ở các phường TPHN:
Chất lượng đảng viên là CBCT ở các phường TPHN là sự thống nhất giữa phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng và năng lực (đức và tài) được thể hiện ở kết quả hoàn thành nhiệm vụ. Do đó, có thể được hiểu là tổng hợp của bốn yếu tố: phẩm chất chính trị,
phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn và năng lực thực tiễn, với quy định mức độ đáp ứng yêu cầu của mỗi người đảng viên là CBCT.
Phẩm chất chính trị của ĐNĐV là CBCT là tổng hợp các đặc tính cá nhân về chính trị, bao gồm ý thức chính trị và hành vi chính trị của người đảng viên là CBCT.
+ ý thức chính trị của đảng viên là CBCT là sự giác ngộ về chính trị, ý thức về lý tưởng cộng sản, ý chí cách mạng, trong đó sự giác ngộ về chính trị là yếu tố quan trọng hàng đầu. Giác ngộ là sự hiểu biết, tin theo và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. Giác ngộ chính trị của đảng viên là CBCT là sự hiểu biết, tin tưởng và sẵn sàng phấn đấu hy sinh vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân. Để có sự giác ngộ chính trị, người đảng viên là CBCT phải trải qua quá trình tu dưỡng (tức là quá trình tự nhận thức), quá trình rèn luyện trong thực tiễn đấu tranh cách mạng một cách bền bỉ, lâu dài để xây dựng và củng cố niềm tin. Do đó, mới sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
Như vậy, khi có sự giác ngộ về chính trị thì mới hình thành ý thức về lý tưởng cộng sản và sẽ ni dưỡng được ý chí cách mạng của người đảng viên là CBCT. ý thức chính trị là điều kiện tiên quyết và quyết định hành vi chính trị của đảng viên là CBCT.
+ Hành vi chính trị là hành động mang tính chất chính trị của người đảng viên là CBCT. Điều ấy có nghĩa, trong mọi lĩnh vực công tác, chiến đấu, lao động và học tập, người đảng viên là CBCT ln hành động một cách có ý thức, có mục đích rõ ràng. Họ ln là người gương mẫu đi đầu trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tích cực tuyên truyền vận động nhân dân đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực về chính trị...
Trong thực tiễn, khi thực hành đánh giá phẩm chất chính trị của đảng viên, thường tập trung vào ba yếu tố sau:
- Là sự giác ngộ chính trị
- Là bản lĩnh chính trị - thể hiện ở lòng trung thành, đức hy sinh và sự kiên định lập trường vô sản.
Phẩm chất đạo đức của người đảng viên là CBCT bao gồm ý thức đạo đức và hành vi đạo đức
+ ý thức đạo đức được hiểu là toàn bộ những quan niệm về thiện, ác, tốt, xấu, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng ... và về những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với cá nhân trong xã hội.
Theo đó, ý thức đạo đức đảng viên là CBCT là những quan niệm của đảng viên là CBCT về những chuẩn mực sống, chuẩn mực quan hệ xã hội giữa người và người về tốt và xấu, thiện và ác, chân thật và giả dối ... Những quan niệm đó được khái quát thành hệ thống quy tắc đối nhân xử thế và hình thành hệ quan điểm về các phẩm chất đạo đức.
ý thức đạo đức bao gồm tri thức về giá trị và định hướng giá trị đạo đức tình cảm và lý tưởng đạo đức, ý chí đạo đức. Trong ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức có vị trí đặc biệt quan trọng. Bởi vì, một khi khơng có tình cảm đạo đức thì mọi quan niệm, mọi chuẩn mực, mọi định hướng giá trị về đạo đức đều không thể chuyển thành hành vi đạo đức.
+ Hành vi đạo đức, tất cả những yếu tố cấu thành ý thức đạo đức, một mặt là sự phản ánh của hành vi đạo đức; mặt khác, chúng được biểu hiện và thực hiện thông qua hành vi đạo đức - tức là sự ứng xử thực tế của con người chịu ảnh hưởng của niềm tin đạo đức trong mối quan hệ giữa người với người dưới hình thức trực tiếp lẫn hình thức gián tiếp.
Hành vi đạo đức là hành động của người đảng viên là CBCT trong các hoàn cảnh cụ thể khác nhau, trước cái tốt và cái xấu; cái đúng, cái sai; cái thiện, cái ác lại do ý thức đạo đức cùng với thái độ đạo đức quy định.
Thái độ đạo đức là thái độ yêu hay ghét, ủng hộ hay phê phán đối với cái thiện, cái ác; cái đẹp, cái xấu; cái tiến bộ, cái lạc hậu ..., là thái độ đối với đồng chí, đồng nghiệp, đối với gia đình, bạn bè và quần chúng ...
Thái độ và hành vi đạo đức khi được thiết lập ổn định thì trở thành một bộ phận của lối sống của đảng viên là CBCT. Lối sống là cung cách sinh hoạt, hoạt động, ứng xử
đã ổn định, trở thành đặc điểm riêng (hay phong cách riêng) của cá nhân ... lối sống là phần biểu hiện rõ nét nhất đạo đức cá nhân, do vậy, khi nhận xét đánh giá phẩm chất đạo đức đảng viên là CBCT phải chú trọng xem xét lối sống của họ.
ở người đảng viên là CBCT, quan hệ phẩm chất đạo đức và phẩm chất chính trị là biểu hiện dưới hình thức bổn phẩn, lương tâm và trách nhiệm trong ứng xử của họ.
Phẩm chất chính trị quy định phẩm chất đạo đức. Phẩm chất đạo đức là biểu hiện của phẩm chất chính trị. Người đảng viên là CBCT là người có giác ngộ chính trị, có niềm tin vào lý tưởng cộng sản thì có thái độ đạo đức và hành vi đạo đức đúng, có lối sống trong sạch, có tình cảm u thương đồng chí, đồng nghiệp và kính trọng nhân dân, biết quan tâm chăm lo, giúp đỡ mọi người, đồng thời sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung của cách mạng.
Ngược lại, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như yêu nước thiết tha, yêu thương con người, sống tình nghĩa, thuỷ chung ... sẽ hỗ trợ cho sự phát triển phẩm chất chính trị của người đảng viên là CBCT như kiên định lập trường, vững tin vào chiến thắng ...
Quan hệ phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức nêu trên là quan hệ biện chứng và tạo nên phẩm chất đạo đức cách mạng của người đảng viên là CBCT.
Trình độ học vấn của đảng viên là CBCT bao gồm trình độ văn hố phổ thơng, trình độ chun mơn, trình độ lý luận chính trị.
+ Trình độ văn hố phổ thơng (từ lớp 01 đến lớp 10 (cũ) hoặc đến lớp 12 (mới)) là mức độ kiến thức văn hố phổ thơng được đào tạo của người đảng viên, được xác định bằng các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là phần kiến thức cơ bản giữ vai trò là nền tảng, là điều kiện tiên quyết để tiếp tục học tập, nâng cao trình độ chun mơn và trình độ lý luận chính trị.
+ Trình độ chun mơn là mức độ kiến thức và kỹ năng thực hành chuyên môn của người đảng viên là CBCT, được xác định bằng bằng cấp đào tạo hay chứng chỉ đạo tạo do các cơ sở đào tạo đại học, sau đại học và các cơ sở dạy nghề ở trong và ngồi nước cấp. Nhưng trên thực tế, có hiện tượng trình độ thực của người học khơng tương xứng
với bằng cấp, chứng chỉ được cấp, cho nên khi xem xét, đánh giá đảng viên là CBCT ở các phường TPHN phải căn cứ vào hiệu quả cơng việc và uy tín trong cơng tác chun mơn mà người đảng viên là CBCT của các phường TPHN đang đảm nhiệm.
+ Trình độ lý luận chính trị là mức độ kiến thức lý luận chính trị của người đảng viên, được xác định bằng bằng cấp đào tạo do các trường chính trị ở Trung ương và địa phương cấp.
Trình độ lý luận chính trị là cơ sở để tạo nên và phát triển phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo chính trị của người đảng viên là CBCT. Khơng có hiểu biết về lý luận chính trị ở một trình độ nhất định thì khơng thể nói là đã có giác ngộ lý tưởng cộng sản chủ nghĩa một cách đầy đủ, khơng thể có bản lĩnh chính trị vững vàng và cũng không thể biết lãnh đạo quần chúng làm cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Lý luận như bó đuốc soi đường, khơng có lý luận thì như người đi trong đêm tối, lần mãi mà mà khơng thấy đường ra. Và: "Khơng có lý luận về chủ nghĩa xã hội thì khơng thể có lập trường giai cấp vững vàng".
Năng lực thực tiễn của đảng viên là CBCT là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó, đối với con người, đó là khả năng hồn thành một hoạt động nào đó.
Năng lực của đảng viên là CBCT là tổng hợp các yếu tố chủ yếu tạo nên khả năng cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ đảng viên, các yếu tố chủ yếu đó là: năng lực trí tuệ, năng lực chun mơn, năng lực lãnh đạo chính trị.
+ Năng lực trí tuệ là khả năng nhận thức, tiếp cận tri thức, là khả năng phân tích tổng hợp, khả năng tổng kết thực tiễn ...
+ Năng lực chuyên môn là tổng hợp tri thức chuyên môn - kỹ thuật, là khả năng xử lý những vấn đề về chuyên mơn - kỹ thuật đạt u cầu cao về tính thời gian, độ tinh xảo và tính hiệu quả.
+ Năng lực lãnh đạo chính trị là khả năng dự báo và định hướng chính trị, là khả năng tuyên truyền, vận động, hướng dẫn và tổ chức quần chúng thực hiện đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên.
Năng lực của đảng viên là CBCT ở các phường TPHN được hình thành và phát triển chủ yếu thông qua hoạt động thực tiễn, gắn với yêu cầu nhiệm vụ của mỗi thời kỳ cách mạng. Do vậy, năng lực của đảng viên là CBCT ở các phường TPHN luôn luôn biến đổi và phát triển khơng ngừng, đảm bảo cho đảng viên ln thích ứng và đủ sức hồn thành nhiệm vụ được giao.
Tóm lại, bốn yếu tố hợp thành chất lượng đảng viên là CBCT ở các phường TPHN, tuy mỗi yếu tố có vai trị quan trọng riêng, nhưng chúng có quan hệ gắn bó mật thiết, tác động, tương hỗ và bổ sung cho nhau.
* Số lượng đảng viên là CBCT ở các phường TPHN:
Chất lượng ĐNĐV là CBCT ở các phường TPHN phụ thuộc trước hết ở chất lượng đảng viên là CBCT. Tuy vậy, vẫn không thể xem nhẹ mặt số lượng. Phải có một số lượng đảng viên nhất định mới xây dựng được tổ chức, mới có đủ lực lượng tổ chức thực hiện nhiệm vụ, mới phát huy được sức mạnh của từng đảng viên và của cả ĐNĐV, nhất là đối với ĐNĐV là CBCT ở các phường TPHN.
Số lượng đảng viên là CBCT ở các phường TPHN q ít sẽ khơng đáp ứng yêu cầu xây dựng tổ chức, bố trí lực lượng để thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng; của các đảng bộ phường của TPHN; khơng có mơi trường để giáo dục, rèn luyện và phát huy sức mạnh của ĐNĐV, gây khó khăn khi xây dựng cơ cấu ĐNĐV hợp lý. Ngược lại, số lượng đảng viên q đơng cũng đặt ra nhiều khó khăn cho cơng tác tổ chức, giáo dục, rèn luyện đảng viên, từ đó sẽ ảnh hưởng khơng tốt đến chất lượng ĐNĐV, trung tâm trước hết sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới ĐNĐV là CBCT ở các phường TPHN.
Số lượng đảng viên góp phần tăng cường và bảo đảm sự lónh đạo vững chắc của Đảng đối với tồn bộ xó hội. Xỏc định số lượng hợp lý trong xõy dựng ĐNĐV là một vấn đề khoa học, có tác dụng to lớn tăng cường sự lónh đạo của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đó chỉ rừ: Đảng khơng chỉ cần con số nhiều, tuy nhiều là tốt, nhưng phải có cái chất