Ủy ban nhân dân

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá ở tỉnh thừa thiên huế (Trang 60 - 92)

làm thế nào để tất cả các ngành, các cấp và toàn thể nhân dân thấy rõ nhiệm vụ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản là trách nhiệm của tất cả mọi người. Chính quyền các cấp đặc biệt là cấp huyện, cấp xã thấy được vai trị trách nhiệm của mình xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Xây dựng và ban hành kịp thời quy định về quản lý bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn huyện xã mình. Xây dựng kế hoạch phối hợp với các ban hành chức năng có liên quan như: Cơng an, Bộ đội biên phịng, cơ quan thơng tin tun truyền, Sở Khoa học, công nghệ và mơi trường, các trường đại học... có trách nhiệm phối hợp với Sở Thủy sản, UBND 5 huyện và 31 xã vùng đầm phá tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật, pháp lệnh, các văn bản pháp quy có liên quan. Phối hợp tổ chức tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật. Xây dựng các dự án phục vụ quản lý nguồn lợi thủy sản, phát triển kinh tế vùng đầm phá.

Sự phối hợp của các ngành các cấp thể hiện qua sơ đồ sau:

ủy ban nhân dân nhân dân tỉnh Các ban ngành liên quan Sở thủy sản Phòng thủy sản Vùng đầm phá ủy ban nhân dân huyện ủy ban nhân dân xã

Sự phối hợp của Sở Thủy sản, các ban ngành, các huyện và xã hình thành nên các trạm, các đội tuần tra bảo vệ. Vấn đề đặt ra hiện nay là sự phối hợp chưa chặt chẽ, việc xử lý vi phạm chưa nghiêm minh do tình làng, nghĩa xóm, anh em bà con... Các đội tuần tra còn thiếu phương tiện hoạt động, hiện tượng chống đối người thi hành công vụ vẫn xảy ra thường xun. Nguồn kinh phí cho cơng tác này hoạt động vẫn cịn rất hạn hẹp do đó cơng tác kiểm tra thiếu tính thường xuyên liên tục, hiệu quả chưa cao. Một số nghề cấm khai thác hiện nay như: nghề xung điện, nghề te quệu, nghề xiếc, đánh bằng chất nổ vẫn tồn tại. Một số nghề hạn chế phát triển: nghề sáo mùng, nghề đáy... đang địi hỏi phải có sự phối hợp quản lý tốt.

- Phải tìm được điểm đột phá để phát triển kinh tế

Kinh tế vùng đầm phá được xác định là vùng kinh tế trọng điểm trong phát triển kinh tế của tỉnh. Vì vậy muốn phát triển tốt phải phát triển trên tất cả các mặt, các lĩnh vực, các ngành nghề. Thực hiện củng cố quan hệ sản xuất, nâng cao trình độ dân trí, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, sức khỏe của nhân dân. Gắn phát triển kinh tế với quốc phòng an ninh, củng cố nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị cơ sở. Định hướng phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá phải thể hiện được tính tối ưu trong tổng thể các mối tương quan, làm sao có thể huy động được đến mức tối đa các nguồn lực của nội vùng và ngoại vùng cho sự phát triển. Trong tất cả các ngành, các lĩnh vực liên quan và tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế hàng hóa của vùng, điểm nào là điểm đột phá cho kinh tế hàng hóa vùng phát triển đang là vấn đề cấp bách được đặt ra hiện nay. Chưa có câu trả lời cho vấn đề này.

- Một vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay là phát triển ngành thủy sản trong vùng đầm phá làm nảy sinh một số mâu thuẫn, đó là: mâu thuẫn giữa phát triển ngành thủy sản khai thác và nuôi trồng với việc bảo vệ nguồn lợi tự nhiên và giữ gìn mơi trường đầm phá. Mâu thuẫn giữa việc mở rộng diện tích ni trồng thủy sản với nhu cầu đất cho canh tác nông

nghiệp. Mâu thuẫn giữa khả năng tạo vốn hẹp với định hướng ưu tiên đầu tư sản xuất nhưng lại cần vốn lớn...Tất cả những mâu thuẫn này đang là vấn đề cần được giải quyết.

* Đánh giá chung về thực trạng kinh tế vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế

Từ sự phân tích thực trạng có thể đánh giá chung về kinh tế hàng hóa vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế đã và đang có những chuyển biến tích cực từ khai thác sang ni trồng thủy sản. Từ nền kinh tế tự cung tự cấp đã chuyển sang kinh tế hàng hóa. Cơ cấu kinh tế trong vùng đang có sự chuyển dịch đúng hướng. Chuyển đổi diện tích trồng trọt sang ni trồng thủy sản phù hợp với điều kiện tự nhiên khí hậu mơi trường sinh thái của vùng. Năng suất, chất lượng sản phẩm đã được người sản xuất quan tâm, cố gắng trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã lồng ghép được các chương trình, tạo nguồn lực phát huy đồng bộ tiềm năng thế mạnh của vùng. Nuôi trồng thủy sản được xác định là thế mạnh của vùng đang từng bước đi vào thế ổn định và phát triển. Hoạt động tín dụng ngân hàng đã được chấn chỉnh từng bước ổn định trong đó đã tích cực huy động vốn tại chỗ, nâng cao chất lượng tín dụng, chú trọng đến việc cho các hộ nông dân và người nghèo vay vốn trung hạn, dài hạn để phát triển kinh tế (nuôi trồng, chế biến... thủy sản). Sự tham gia của các thành phần kinh tế trong phát triển kinh tế đầm phá đang tạo điều kiện để phát huy năng lực sản xuất khai thác tiềm năng thế mạnh của từng thành phần. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, nhiều nhà ở được nâng cấp và xây dựng, trình độ dân trí, trình độ văn hóa của nhân dân được nâng lên. Sự nghiệp giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe, các hoạt động văn hóa thơng tin, cơng tác kế hoạch hóa gia đình và nhiều hoạt động xã hội khác có những mặt phát triển tiến bộ. Hệ thống chính trị được củng cố, cơng tác quốc phịng an ninh được bảo đảm. Tất cả sự tiến bộ đó đã tạo điều kiện, tiền đề cho kinh tế hàng hóa vùng đầm phá phát triển.

Tuy nhiên, bên cạnh sự chuyển biến tích cực đó kinh tế vùng đầm phá vẫn đang ở điểm xuất phát thấp của nền kinh tế hàng hóa. Phần lớn dân cư cịn nghèo, đời sống khó khăn, trình độ dân trí thấp; tỷ lệ sinh còn ở mức cao, mật độ dân cư lớn, kết cấu hạ tầng chậm phát triển. Chính sách đầu tư chưa thỏa đáng. Lãi suất tín dụng cịn cao, cơ chế cho vay chưa thuận lợi, đầu tư thấp, dàn trải huy động vốn từ các nguồn còn thấp. Quan hệ sản xuất chưa được quan tâm củng cố thường xuyên. Các thành phần kinh tế tham gia sản xuất

nhưng chưa phát huy hết tiềm năng thế mạnh. Tình hình ơ nhiễm và hủy diệt mơi sinh mơi trường, nguồn lợi thủy sản đang có nguy cơ báo động. Tập qn sản xuất cịn lạc hậu, việc áp dụng tiến bộ mới vào sản xuất cịn chậm, thiếu đồng bộ, khơng đồng đều ở các vùng, năng suất chưa cao. Mơ hình kinh tế trang trại chậm phát triển. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành các cấp trong quản lý khai thác và nuôi trồng thủy sản. Thị trường chưa ổn định, chế biến chưa kết hợp chặt chẽ với nguồn nguyên liệu, chưa đầu tư tạo mặt hàng mới có giá trị cao để tham gia thị trường xuất khẩu.

Nguyên nhân của những tồn tại trên là do: nguyên nhân khách quan điều kiện tự nhiên, khí hậu rất khó khăn, thiên tai xảy ra liên tục gây hậu quả nặng nề. Hạ tầng cơ sở tuy có tăng thêm nhiều nhưng vẫn còn nhiều yếu kém, lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới. Cơ chế chính sách đối với vùng cịn thiếu đồng bộ, chưa kịp thời. Ngun nhân chủ quan: do trình độ dân trí thấp nhận thức quan điểm đường lối pháp luật của nhà nước chưa đầy đủ, còn nhiều lúng túng. Trong công tác lãnh đạo quản lý, tổ chức thực hiện thiếu năng động sáng tạo chưa dám nghĩ, dám làm. Có những lúc cịn chủ quan, nóng vội, thiếu thống nhất, chưa phát huy tính chủ động sáng tạo của cơ sở trong quản lý. Công tác khảo sát, điều tra về tiềm năng thế mạnh của vùng vẫn còn hạn chế. Trong đầu tư phát triển chưa thấy hết vai trò và tiềm năng to lớn của vùng cả về sản xuất và du lịch, từ đó chưa thấy rõ được lợi thế so sánh của vùng. Trong tổ chức quản lý còn thiếu sự quy hoạch tổng thể, thiếu sự phối hợp chặt chẽ. Bộ máy quản lý thiếu ở cấp tỉnh, huyện, thiếu ở chi cục thuộc sở, yếu ở cấp cơ sở xã, cụm dân cư... Xử phạt vi phạm chưa nghiêm minh nặng tình cảm hơn pháp luật.

Một số nguyên nhân hạn chế trên đã cản trở đến sự phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế.

Chương 3

Quan điểm định hướng và những giải pháp nhằm đẩy nhanh q trình phát triển kinh tế

hàng hóa vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế

3.1. Những quan điểm định hướng về phát triển kinh tế hàng hóa ở vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế

3.1.1. Phát triển nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình kinh tế để khai thác thế mạnh toàn diện theo lợi thế so sánh vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế

Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII đã đề ra mục tiêu "từ nay đến năm 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp" [18, 80].

Để đạt được mục tiêu này nhiệm vụ của nhân dân ta là phải tập trung mọi lực lượng, tranh thủ thời cơ vượt qua những khó khăn thử thách để tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Nhằm phát huy mọi tiềm năng thế mạnh của các thành phần, huy động mọi nguồn lực để phát triển lực lượng sản xuất, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực hiện đổi mới và phát triển đa dạng các hình thức kinh tế hợp tác từ thấp đến cao. Mở rộng các hình thức liên doanh liên kết giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư nhân trong và ngoài nước. Phát huy khả năng của kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân để thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, đồng thời để hoàn thành những mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra. Hội nghị Trung ương lần thứ tư khóa VIII đã nêu "Tiếp tục đẩy mạnh cơng cuộc đổi mới, khơi dậy và phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, ra sức cần kiệm để đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế" [20, 54].

Nghị quyết Trung ương 6 (lần 1) khóa VIII, Nghị định của chính phủ về kinh tế trang trại đã nêu rõ vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn, khai thác tiềm năng trong dân cư, tạo việc làm cho lao động nơng thơn, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thêm sản phẩm hàng hóa.

Đối với tỉnh Thừa Thiên - Huế thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trong các nhiệm kỳ của đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ X, XI đã xác định thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, tạo động lực và môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp phát triển nhanh và có hiệu quả. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trị chủ đạo, bảo đảm sự hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần theo đúng pháp luật. Năm 2000 là năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm (1996 - 2000), là năm toàn tỉnh đứng trước những thách thức to lớn, toàn diện để khắc phục hậu quả nặng nề do cơn lũ lụt lịch sử gây ra. Hội nghị lần thứ 14 Ban chấp hành tỉnh Đảng bộ khóa XI ngày 7/1/2000 đã đề ra mục tiêu: "Huy động cao nhất mọi nguồn lực để vừa khôi phục nhanh những thiệt hại trong lũ lụt vừa bảo đảm phát triển sản xuất và ổn định đời sống nhân dân với nhịp độ cao không để tụt hậu về kinh tế - xã hội. Bảo đảm ổn định chính trị xã hội, tăng cường quốc phịng an ninh tạo thế và lực mới cho sự phát triển vững chắc vào đầu thế kỷ XXI" [2, 2].

Nghị quyết cũng đã nêu rõ việc khắc phục hậu quả bão lụt khơi phục lại diện tích ni trồng thủy sản để tiếp tục phát triển sản xuất. Căn cứ vào nghị quyết của tỉnh Đảng bộ, nhiệm vụ kinh tế xã hội của tỉnh, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế thủy sản trong những năm vừa qua Sở Thủy sản đã xây dựng kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 với mục tiêu: huy động mọi nguồn lực cho xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển kinh tế thủy sản nhằm khai thác tiềm năng vùng biển, vùng đầm phá. Tạo sự chuyển biến về năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh thủy sản, góp phần giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân vùng nông thôn ven biển đầm phá. Xây dựng ngành thủy sản thực sự trở thành ngành mũi nhọn, xây dựng vùng đầm phá thành vùng trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực hiện tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2005 gấp hai lần so với năm 2000. Nâng mức thu nhập bình quân đầu người vùng đầm phá lên 450 USD/năm vào năm 2005. Chấm dứt tình trạng du canh, du cư trên đầm phá góp phần bảo vệ mơi trường sinh thái vùng đầm phá.

Xuất phát từ quan điểm chung của Đảng, của ngành, của tỉnh trong phát triển kinh tế, để khai thác thế mạnh toàn diện theo lợi thế so sánh của vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế, quan điểm phát triển nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình kinh tế là đối với doanh nghiệp nhà nước cần tiếp tục củng cố, sắp xếp lại trong doanh nghiệp chế biến và

nuôi trồng thủy sản theo hướng tinh gọn hướng vào nhiệm vụ xuất khẩu là chủ yếu. Thực hiện cổ phần hóa đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản. Doanh nghiệp (xí nghiệp) ni ươm tơm giống chuyển sang hoạt động cơng ích nhằm cung cấp giống cho ni trồng thủy sản thực hiện chương trình khuyến nơng. Thực hiện liên doanh liên kết kêu gọi vốn đầu tư trong nước và nước ngồi vào đổi mới cơng nghệ chế biến, liên doanh giữa chế biến với nuôi trồng thủy sản tạo nguồn nguyên liệu. Phát triển mạnh và rộng khắp các hình thức kinh tế hợp tác trong đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Phát triển các tổ hợp ni tơm thành các nghiệp đồn hướng vào hình thức hợp tác xã. Đặc biệt khuyến khích kinh tế hộ khai thác các vùng đất có khả năng ni trồng thủy sản, đất trồng rừng phòng hộ, đất trồng các loại cây cơng nghiệp ngắn ngày nhanh chóng hình thành kinh tế trang trại trong vùng đầm phá. Mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản của các hộ để phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý để phát triển nông nghiệp bền vững. Phân bố lại lao động, dân cư, tạo việc làm, tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đơi với xóa đói giảm nghèo, xây dựng nơng thơn mới. Khuyến khích kinh tế hợp tác, kinh tế cá thể tham gia vào hoạt động chế biến thủy sản, đóng tàu nhỏ, tiêu thụ sản phẩm. Từng bước vận động kinh tế cá thể đi vào làm ăn hợp tác một cách tự nguyện có hiệu quả. Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ giúp đỡ về vốn, khoa học công nghệ, thông tin, thị trường. Thành phần kinh tế tư nhân nông thôn tiếp tục hoạt động trong thu mua, gia công chế biến thủy sản xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng giống cho nuôi trồng thủy sản, thành lập các xí nghiệp tư nhân ni trồng

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá ở tỉnh thừa thiên huế (Trang 60 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)