Thơng qua nhiều hình thức để chuyển sở hữu tư nhân thành sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất

Một phần của tài liệu vận dụng lý luận mác - lênin về sở hữu tư liệu sản xuất ở nước ta (Trang 59 - 74)

- Nguyên nhân của những sai lầm:

2.2.2. Thơng qua nhiều hình thức để chuyển sở hữu tư nhân thành sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất

hữu công cộng về tư liệu sản xuất

Quan niệm về sở hữu công cộng ở Việt Nam cho đến nay luôn nhất quán với quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đến văn kiện Đại hội Đảng lấn thứ IX đều xác định rõ: “Chế độ sở hữu công cộng (công hữu) về tư liệu sản xuất chủ yếu từng bước được xác lập và sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối khi chủ nghĩa xã hội được xây dựng xong về cơ bản”.

Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sở hữu toàn dân cùng với sở hữu tập thể phải trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.

Quá trình chuyển sở hữu tư nhân thành sở hữu công cộng ở nước ta được thực hiện thông qua các hình thức cơ bản sau đây:

Thứ nhất, hình thức chuyển sở hữu tư nhân của những người sản xuất nhỏ

sang sở hữu công cộng thông qua việc thành lập các hợp tác xã kiểu mới.

Trước thực trạng sa sút của sản xuất nông nghiệp và những biểu hiện yếu kém, khơng phù hợp của mơ hình hợp tác xã “kiểu cũ”, năm 1988 Bộ Chính trị đã đề ra Nghị quyết 10 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Nghị quyết 10 xác định:

Hợp tác xã, tập đoàn sản xuất là tổ chức kinh tế tự nguyện của nông dân, được lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự hướng dẫn giúp đỡ của Nhà nước, hoạt động theo nguyên tắc tự quản lý, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất - kinh doanh, có tư cách pháp nhân, bình đẳng trước pháp luật với các đơn vị kinh tế khác, có trách nhiệm phát huy tính ưu việt của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

Từ nội dung chỉ đạo trên, Nghị quyết 10 đề ra nhiệm vụ cụ thể:

Tiếp tục hồn thiện cơ chế khốn sản phẩm cuối cùng đến nhóm hộ và hộ xã viên, đến người lao động và đến tổ, đội sản xuất tùy theo điều kiện của ngành, nghề cụ thể ở từng nơi, gắn kế hoạch sản xuất với kế

hoạch phân phối ngay từ đầu. Trong trồng trọt, về cơ bản là khốn đến hộ hoặc nhóm hộ xã viên. Bảo đảm cho người nhận khốn canh tác trên diện tích có quy mơ thích hợp và ổn định trong khoảng 5 năm, chỉ sửa đổi mức khoán khi điều kiện vật chất - kỹ thuật đã thay đổi…bảo đảm cho hộ xã viên nhận khoán thu được khoảng trên dưới 40% sản lượng khoán trở lên tùy theo số lượng khâu do hộ xã viên đảm nhiệm.

Thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (5 - 4 - 1988), các loại hình hợp tác đã có những biến đổi sâu sắc: nhiều hợp tác xã quy mô lớn trên phạm vi tồn xã ở các tỉnh phía Bắc và Trung bộ đã diễn ra q trình chia tách thành các hợp tác xã có quy mơ nhỏ hơn: thơn, xóm, một số hợp tác xã tan rã. Ngược lại, ở một số vùng của Nam Bộ lại diễn ra q trình nhập các hợp tác xã, tập đồn sản xuất nhỏ để thuận tiện cho việc tập trung nguồn lực đáp ứng tốt hơn nhu cầu dịch vụ của hộ nơng dân. Trước thực trạng đó, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa VI (03 - 1989) đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách thực hiện đổi mới hợp tác xã với các nội dung cơ bản sau:

- Hộ xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ

- Kinh tế hợp tác có nhiều hình thức từ thấp đến cao, mọi tổ chức sản xuất - kinh doanh do người lao động tự nguyện góp vốn, góp sức được hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, khơng phân biệt quy mơ và trình độ kỹ thuật, mức độ tập thể hóa tư liệu sản xuất, đều là hợp tác xã.

- Hợp tác xã và tập đồn sản xuất nơng nghiệp là các tổ chức kinh tế hợp tác với nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất.

Luật Đất đai năm 1993 với những quy định cụ thể hộ nông dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất lâu dài và được hưởng 5 quyền: sử dụng, chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế và thế chấp đã tạo ra nhiều thuận lợi to lớn cho phát triển kinh tế nông nghiệp. Về mặt sở hữu, thành cơng to lớn nhất đó là đã xác lập được vai trị kinh tế nơng hộ với tư cách là đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp, nông thơn. Tư duy sản xuất hàng hóa của người nơng dân ngày một nâng cao, làm phát sinh nhu cầu hiệp tác dưới nhiều hình thức.

Sau khi Luật Hợp tác xã ra đời và có hiệu lực thi hành từ 1 - 1 - 1997, tình hình chuyển đổi hợp tác xã nơng nghiệp ở nước ta có những biến đổi mới. Ở các tỉnh miền núi phía Bắc, đến cuối năm 1999, quá trình chuyển đổi hợp tác xã diễn ra như sau: Trong 14 tỉnh (trừ Bắc Ninh và Vĩnh Phúc) tổng số hợp tác xã còn lại thuộc diện chuyển đổi là 2.840 hợp tác xã, trong đó số hợp tác xã đã làm xong thủ tục chuyển đổi là 963 hợp tác xã, chiếm tỷ lệ hơn 33%. Số hợp tác xã đã chuyển đổi và được cấp đăng ký kinh doanh là 644 hợp tác xã, chiếm tỷ lệ hơn 22% so với tổng số hợp tác xã cịn lại.

Nhìn chung, mơ hình hợp tác xã sau chuyển đổi thường gồm hai loại:

Thứ nhất, hợp tác xã có đơng xã viên. Hầu hết xã viên hợp tác xã mới là xã

viên hợp tác xã cũ chuyển sang theo phương thức đăng ký danh sách. Vốn góp của xã viên là phần giá trị vốn quỹ còn lại của hợp tác xã cũ được phân bổ cho từng xã viên và chuyển sang hợp tác xã mới. Một số hợp tác xã còn quy định mức góp vốn tối thiểu lớn hơn mức vốn đã được phân bổ từ hợp tác xã cũ chuyển sang nên mỗi xã viên phải góp thêm từ 20.000 đến 50.000 đồng. Tài sản đang sử dụng là tài sản từ hợp tác xã cũ chuyển sang. Việc phân phối lãi của hợp tác xã thực hiện theo quy định của Luật Hợp tác xã, chủ yếu là phân phối theo cổ phần.

Thứ hai, hợp tác xã có ít xã viên. Người tham gia hợp tác xã mới phải viết

đơn tự nguyện xin gia nhập hợp tác xã. Số lượng xã viện hợp tác xã chiếm từ 1 - 5% tổng số lao động nông thôn trên địa bàn, thường là những cán bộ của hợp tác xã cũ và những hộ có điều kiện kinh tế khá. Phần lớn tài sản hợp tác xã mới đang sử dụng như: hệ thống điện, hệ thống thủy nông, máy móc các loại,v.v.. là tài sản của hợp tác xã cũ được Uỷ ban nhân dân xã giao khoán, cho thuê theo định mức đã định. Hầu hết các hợp tác xã loại này thực hiện phân phối lãi theo mức vốn đóng góp.

Nhìn chung, số hợp tác xã sau chuyển đổi, loại có đơng xã viên chiếm tỷ lệ cao hơn loại hợp tác xã có ít xã viên. Tuy nhiên về hiệu quả hoạt động thì loại hợp tác xã có ít xã viên lại hoạt động tốt hơn.

Bên cạnh hình thức hợp tác xã chuyển đổi, trước yêu cầu thực tế của kinh tế hộ, ở nhiều nơi trong cả nước đều có hợp tác xã mới được thành lập. Tính từ 1 - 1 -

1997 đến đầu năm 2000, số hợp tác xã mới thành lập ở vùng trung du, miền núi phía Bắc là 115 hợp tác xã, đưa tổng số hợp tác xã hiện có lên 3.804 hợp tác xã; vùng Tây Nguyên là 178 hợp tác xã; duyên hải miền Trung là 767 hợp tác xã, Đông Nam Bộ là 305 hợp tác xã, khu IV cũ là 1.568 hợp tác xã; đồng bằng sông Hồng là 414, đưa tổng số hợp tác xã hiện có lên 2.638 hợp tác xã; đồng bằng sông Cửu Long 393, đưa tổng số hợp tác xã hiện có lên 431.

Các hợp tác xã mới này thành lập theo hai hướng. Thứ nhất, một số tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả rõ rệt, cán bộ quản lý có năng lực, nhạy bén, quản lý dân chủ…được các thành viên ủng hộ và tự nguyện chuyển thành hợp tác xã. Thứ hai, hợp tác xã thành lập mới, chủ yếu ở những vùng “trắng” - hợp tác xã cũ đã tan rã hoàn toàn.

Ưu điểm của hợp tác xã mới thành lập là tính tự nguyện cao. Cơ sở của sự tự nguyện là xã viên nhận thức được sự khác nhau về bản chất giữa hợp tác xã kiểu cũ và hợp tác xã kiểu mới, thấy được lợi ích và vai trị của hợp tác xã. Chính vì vậy, xã viên tự nguyện góp vốn và tham gia tích cực vào các hoạt động của hợp tác xã. Đại hội xã viên đảm bảo thực hiện các nguyên tắc tập trung dân chủ, vì vậy bộ máy quản lý được xã viên bầu lên có năng lực thực sự, nội dung hoạt động có tính khả thi cao.

Nét nổi bật ở các hợp tác xã mới là đã áp dụng phương thức phân phối lãi cho vốn góp dưới dạng cổ phần (lợi nhuận sau khi được trích lập quỹ, trả thù lao, phần cịn lại được chia lãi cổ phần). Bên cạnh đó, hợp tác xã mới đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vì lợi ích thiết thân của mỗi xã viên và sự sống còn của hợp tác xã. Ở những nơi hợp tác xã xây dựng mới hình thành và đi vào hoạt động đã bước đầu giải quyết được những vấn đề xã hội. Một số hợp tác xã đã phát triển ngành nghề phụ, tuy chưa nhiều nhưng đã giải quyết được cơng ăn việc làm, giảm hộ nghèo, xóa hộ đói thơng qua việc giúp người nghèo vay vốn, tạo cho hộ nghèo có nguồn thu nhập và từng bước ổn định cuộc sống.

Thứ hai, thực hiện các hình thức chủ nghĩa tư bản nhà nước - một hình thức

kinh tế quan trọng và phổ biến để chuyển sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất ở nước ta sang sở hữu công cộng.

Chủ nghĩa tư bản nhà nước ở Việt Nam được hình thành và phát triển thơng qua các hình thức:

Một là, kinh tế nhà nước hợp tác liên doanh với kinh tế tư bản tư nhân trong nước.

Trong hình thức này, tổ chức kinh tế nhà nước liên doanh với các chủ thể kinh tế tư bản tư nhân hình thành pháp nhân kinh tế mới có tên gọi là Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty cổ phần.

Ở Hà Nội có Cơng ty cổ phần bảo hiểm dầu khí (PJICO), Cơng ty cổ phần Tắc xi, Cơng ty cổ phần xây dựng và kinh doanh chợ Đồng Xuân…Ở thành phố Hồ Chí Minh có hơn 20 cơng ty trách nhiệm hữu hạn có vốn của Nhà nước trong số 2670 cơng ty và 30 cơng ty cổ phần có vốn Nhà nước trong số 62 công ty được thành lập như công ty trách nhiệm hữu hạn vận tải ô tô số 2, Công ty cổ phần Fideco, Công ty cổ phần phát triển Nam Sài Gịn… Hải Phịng có cơng ty trách nhiệm hữu hạn Sao Biển. Các doanh nghiệp có vốn nhà nước nêu trên có nguồn gốc ban đầu khác nhau, cơ bản là:

+ Chuyển đổi xí nghiệp cơng tư hợp doanh thành cơng ty trách nhiệm hữu hạn có vốn Nhà nước, như Cơng ty Vận tải hàng hóa số 1, 2, 5 (Thành phố Hồ Chí Minh).

+ Từ xí nghiệp hợp doanh chuyển thành cơng ty cổ phần có vốn Nhà nước như Cơng ty TRIBECO - thành phố Hồ Chí Minh.

+ Chuyển từ hợp tác xã thành Cơng ty cổ phần với sự góp vốn của Nhà nước nhằm hỗ trợ sản xuất, cứu vãn hợp tác xã khỏi nguy cơ phá sản. Đó là con đường hình thành Cơng ty cổ phần cơ khí Đồng Tâm, Cơng ty 30/4 (Thành phố Hồ Chí Minh).

+ Thành lập doanh nghiệp mới trên cơ sở các chủ thể kinh tế khác nhau, trong đó có các danh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân và cá nhân các

nhà kinh doanh như Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh chợ Đồng Xuân - Hà Nội.

Thực tế cho thấy, hình thức tổ chức doanh nghiệp dưới dạng cơng ty, đặc biệt là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn cho phép dịch chuyển vốn của các nhà kinh doanh, thay đổi cơ cấu sở hữu, sáp nhập, liên doanh, tập trung và huy động vốn…thuận lợi dễ dàng và linh hoạt hơn các hình thức tổ chức doanh nghiệp khác nhằm đáp ứng được những nhu cầu của thị trường và nền kinh tế thị trường. Đặc biệt nhờ liên kết với kinh tế tư nhân mà Nhà nước có thể kiểm soát và định hướng được sự phát triển của kinh tế tư nhân, đồng thời hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của thành phần kinh tế này. Tuy nhiên không thể phủ nhận ở nước ta hiện nay, sự phát triển của hình thức hợp tác liên doanh giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư bản tư nhân còn chậm chạp và với quy mơ cịn rất nhỏ bé, chỉ chiếm chưa tới một phần nghìn số vốn liên doanh với tư bản nước ngồi.

- Hình thức hợp tác liên doanh giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư bản tư nhân trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng thể hiện qua việc thành lập các ngân hàng thương mại cổ phần.

Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng thương mại được thành lập dưới hình thức cơng ty cổ phần trong đó một cá nhân hoặc một tổ chức khơng được sở hữu sở hữu cổ phần của ngân hàng quá tỷ lệ do Ngân hàng Nhà nước quy định. Việc hình thành loại ngân hàng thương mại cổ phần này vừa nhằm đa dạng hóa các kênh huy động và cung ứng vốn, vừa nhằm phát huy vai trò chủ đạo của Ngân hàng thương mại quốc doanh và sự kiểm soát của Nhà nước.

Hiện nay, cả nước ta có 51 ngân hàng thương mại cổ phần, trong đó miền Bắc có 13 và miền Nam có 38 ngân hàng. Riêng ở thành phố Hồ Chí Minh đến đầu 1997 có 18 ngân hàng và hai cơng ty tài chính với tổng số vốn điều lệ thực có 1.004,9 tỷ đồng đã thu hút vốn tư nhân từ phát hành cổ phiếu là 676 tỷ đồng. Sau 5 năm thực hiện Pháp lệnh ngân hàng (24 - 5 - 1990) đã có 14 ngân hàng cổ phần với sự tham gia của doanh nghiệp nhà nước với số vốn cổ phần 328 tỷ đồng. Kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần đã góp phần vào việc huy động

vốn của dân cư và các tổ chức kinh tế, cho vay phục vụ kinh doanh và góp vào ngân sách.

- Hình thức gia cơng, đặt hàng, đại lý

Đây là những hình thức phù hợp với ngành sản xuất kinh doanh sử dụng nhiều lao động, phù hợp với điều kiện nước ta. Hiện nay, việc doanh nghiệp tư bản tư nhân và tư nhân gia công chế tạo sản phẩm cho doanh nghiệp nhà nước trong một số ngành chủ yếu là may mặc xuất khẩu, khai thác thủy hải sản. Như trường hợp doanh nghiệp nhà nước nhận được lô hàng gia cơng cho nước ngồi, với năng lực hiện có của mình thì khơng thể bảo đảm kịp thời hạn đã thỏa thuận với khách hàng nên doanh nghiệp nhà nước này đã giao một phần lô hàng cho doanh nghiệp tư nhân gia công với những điều kiện thỏa thuận. Đây là hình thức mà Cơng ty may Sài Gịn 3 đã thực hiện trong những năm qua với một số cơng ty trách nhiệm hữu hạn ở Thành phố Hồ Chí Minh. Với hình thức này, cơng ty có thể thực hiện được hợp đồng với khách hàng nước ngồi mà khơng phải đầu tư mở rộng sản xuất, trong khi đó các doanh nghiệp tư nhân cũng có thêm việc làm. Hình thức này chưa chuyển đổi sở hữu tư nhân, nhưng các tài sản thuộc sở hữu tư nhân đã được huy động để thực hiện công việc kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước.

- Hình thức hợp tác trong lĩnh vực thu mua chế biến và xuất khẩu nông thủy

Một phần của tài liệu vận dụng lý luận mác - lênin về sở hữu tư liệu sản xuất ở nước ta (Trang 59 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w