Các bước lập trình TD

Một phần của tài liệu LẬP TRÌNH VỚI PHẦN MỀM STEP7 MICRO WIN (Trang 39 - 49)

Bước 1: Khởi động chương trình STEP7 Microwin, chọn Menu/Tools/TD200 Wizard.

Hình 2.1: Thiết lập cấu hình TD 200 dùng Configuration Wizard

Bước 2: Chọn ngôn ngữ và kiểu kí tự hiển thị.

Hình 2.2: Thiết lập ngôn ngữ và kiểu ký tự hiển thị.

Bước 3: Lựa chọn có cho hiển thị các chức năng Time, Force, Password ?

Bước 4: Chọn các bit M tương ứng với các phím chức năng và chọn tốc độ giao tiếp giữa PLC & TD200. Giao tiếp giữa các bit M và các phím chức năng được thực hiện theo nguyên tắc như sau:

Bước 5: Thiết lập các bit nhớ điều khiển phím lệnh v à tốc độ cập nhật đối với các phím.

Hình 2.5: Các bit nhớ điều khiển các phím lệnh và tốc độ cập nhật. Tốc độ giao tiếp giữa PLC và TD200 nên chọn: As fast as possible

Bước 6: Chọn số Message hiển thị và số kí tự hiển thị trên 1 message.

Hình 2.6: Kích thước Message và số Messages

TD200 có thể cho hiển thị tối đa là 80 Message. Ta có thể định dạng số kí tự hiển thị trên 1 message là 20 hoặc 40 kí tự.

Hình 2.7: Khối địa chỉ, cờ cho phép và Vị trí Message

Ta cần quan tâm đến các thông số sau:

- Địa chỉ vùng định nghĩa cho các thông số của TD200. Vùng này thường chiếm 12 Byte hay 14 Byte (tùy vào kiểu kí tự ta chọn hiển thị trên TD200) trong vùng nhớ V.

- Địa chỉ vùng nhớ điều khiển hiển thị Message trên TD200. Mỗi message có 1 bit tương ứng để cho phép message có được hiển thị hay không. Khi bit được set bằng chương trình của PLC thì message tương ứng sẽ được hiển thị trên TD200, ngược lại khi bit được reset thì message tương ứng sẽ mất. - Địa chỉ vùng nhớ thông tin của message. Mỗi kí tự trên message sẽ có một

địa chỉ byte tương ứng trên PLC, điều này có nghĩa là nếu ta muốn cho hiển thị bao nhiêu kí tự trên message thì ta sẽ phải mất đi số byte tương ứng của vùng nhớ V trên PLC để lưu trữ thông tin của message.

Lưu ý: Ta không được chọn trùng địa chỉ của 3 vùng nhớ nói trên, nếu ta chọn trùng thì chương trình sẽ thông báo và không cho ta thực hiện những bước tiếp theo.

Ví dụ:

Giả sử ta chọn kiểu chữ hiển thị trên TD200 trong bước 2 là Latin 1. Khi đó vùng định nghĩa các thông số của TD200 sẽ chiếm 14 byte trong vùng nhớ V, giả sử ta chọn địa chỉ bắt đầu của vùng nhớ này là VB0, nghĩa là lúc này vùng nhớ định nghĩa cho TD200 chiếm từ địa chỉ VB0 đến VB13 (tổng cộng vùng nhớ này là 14 byte).

Giả sử số message ta muốn hiển thị là 1 và số kí tự hiển thị là 40. Ta chọn địa chỉ bắt đầu cho vùng nhớ điều khiển hiển thị message là byte VB14. Trong trường hợp này, vì chỉ có 1 message nên ta có 1 bit cho phép hiển thị message, vì vậy ta chỉ tốn 1 byte cho vùng nhớ này.

Vì ta có 40 kí tự hiển thị trên message nên ta sẽ tốn 40 byte trong vùng nhớ V để lưu trữ thông tin của message. Ta chọn địa chỉ bắt đầu cho vùng nhớ này là VB15. Tức là các byte từ địa chỉ VB15 đến VB54 l à dành cho vùng nhớ lưu trữ thông tin message.

Bước 7: Tạo các message. Mỗi message có thể có một trong các chức năng như sau: chỉ hiển thị text, hiển thị giá trị các biến trên PLC, cho nhập giá trị vào các biến của chương trình, yêu cầu xác nhận sự xuất hiện của message.

Ví dụ: tạo 3 message, mỗi message có 40 kí tự.

Địa chỉ vùng định nghĩa cho các thông số của TD200: VB0 đến VB14. Địa chỉ vùng nhớ điều khiển hiển thị Message tr ên TD200: VB14. Địa chỉ vùng nhớ thông tin của message: VB40 đến VB159.

- Message 1: chỉ cho hiển thị Text.

Message 1 gồm 40 kí tự bắt đầu từ địa chỉ VB40, bit điều khiển cho message hiển thị là V14.7 như hình vẽ:

Hình 2.8: Luồng tin 40-ký tự.

Sau khi định dạng xong message 1, nhấn nút Next Message để vào message 2. - Message 2: cho hiển thị giá trị các biến trên PLC và nhập giá trị vào các biến

của chương trình.

Message 2 gồm 40 kí tự bắt đầu từ địa chỉ VB80, bit điều khiển cho message hiển thị là V14.6 như hình vẽ:

Hình 2.9: Đưa dữ liệu vào Message

Muốn hiển thị giá trị một biến trong PLC thì ta thực hiện như sau: đặt con trỏ ở vị trí muốn hiển thị (ví dụ vị trí mũi tên như hình vẽ), sau đó nhấn nút Embedded Data. Màn hình sẽ xuất hiện hộp thoại như sau:

Hình 2.10: Tạo một Word dữ liệu nạp (Embedded Data) Trên hộp thoại này, ta phải khai báo các phần như sau:

+ Định dạng kiểu dữ liệu: ở đây ta có 3 lựa chọn là không có dữ liệu, dữ liệu dạng Word và dữ liệu dang Double Word.

+ Kiểu hiển thị là có dấu hoặc không dấu. + Chọn số kí tự hiển thị bên phải dấu chấm.

+ Cho phép nhập giá trị (User is allowed to edit this data) hay yêu cầu xác nhận message hay không (User must acknowledge message)?

Ngoài ra, hộp thoại còn cho ta biết địa chỉ của dữ liệu cần hiển thị.

Ở hộp thoại trên thì kiểu dữ liệu dạng Word, hiển thị có dấu và có 1 chữ số hiển thị sau dấu chấm, không yêu cầu xác nhận message và không cho phép nhập giá thị, địa chỉ của dữ liệu cần hiển thị là VW98.

Sau khi đã khai báo xong thì nhấn OK xác nhận và trở về hộp thoại trước đó.

Hình 2.11: Giá trị dữ liệu đã được nạp đặt trong Message

Lúc này ta quan sát thấy từ vị trí con trỏ (vị trí mũi tên) có 4 ô (4 byte) bị bôi xám. Tiếp theo, muốn nhập giá trị vào một biến của chương trình thì ta cũng đặt cho trỏ vào vị trí muốn nhập, sau đó nhấn Embedded Data, hộp thoại như trên lại xuất hiện.

Hình 2.12: Tạo mãng dữ liệu có thể thay đối và Password bảo vệ.

Như hộp thoại trên; ta chọn kiểu dữ liệu Double Word, kiểu hiển thị Real, có 1 chữ số hiển thị sau dấu chấm, địa chỉ của dữ liệu là VD116.

Ngoài ra, muốn nhập giá trị vào biến của chương trình thì ta check vào lựa chọn cho phép nhập dữ liệu (User is allowed to edit this data). Sau khi check vào lựa chọn này thì hộp thoại thông báo cho ta biết bit xác nhận sau nhập dữ liệu (trên hộp thoại là V114.2).

Nếu ta muốn người vận hành cần nhập password khi thay đổi biến của chương trình thì ta check vào lựa chọn Should the user edit or data be Password -protected?

Sau khi thực hiện xong các khai báo ta nhấn OK xác nhận và trở về hộp thoại trước đó.

Hình 2.13: Hoàn thành việc thiết lập cho Message thứ 2. Lúc này trên hộp thoại sẽ có thêm 6 ô (tức là 6 byte) được bôi xám.

Lưu ý: khi ta muốn cho hiển thị hay nhập một giá trị vào các biến của PLC thì trước tiên ta phải gắn các giá trị này vào message bằng cách đặt con trỏ ở vị trí thích hợp và nhấn nút Embedded Data trên hộp thoại. Sau đó ta khai báo kiểu dữ liệu, kiểu hiển thị và các chọn lựa; TD200 sẽ dành 2 byte để lưu những khai báo này.

Nếu ta chọn kiểu dữ liệu là Word thì ta cần thêm 2 byte để lưu giá trị và nếu ta chọn kiểu dữ liệu là Double Word thì ta cần 4 byte để lưu giá trị. Điều này có nghĩa là nếu ta muốn gắn 1 giá trị Word v ào message thì ta sẽ cần 4 byte (2 byte định nghĩa+2 byte giá trị), nếu ta muốn gắn 1 giá trị Double Word vào message thì ta sẽ cần 6 byte (2 byte định nghĩa+4 byte giá trị).

- Message 3: Yêu cầu người vận hành xác nhận khi message xuất hiện.

Message 3 gồm 40 kí tự bắt đầu từ địa chỉ VB120, bit điều khiển cho message hiển thị là V14.5 như hình vẽ:

Hình 2.14: Embedding Data to Require Acknowledgement

Đặt con trỏ vào vị trí mũi tên, sau đó nhấn Embedded Data, hộp thoại xuất hiện.

Hình 2.15: Requiring Acknowledgement of Message

Ta check vào lựa chọn yêu cầu xác nhận (User must acknowledge message), sau đó nhấn OK để quay về hộp thoại trước đó.

Hình 2.16: Message Requires Acknowledgement

Lúc này ta thấy trên hộp thoại có 2 ô (2 byte) được bôi đen, đây chính là 2 byte dùng để định nghĩa. Và trên hộp thoại cũng cho ta biết bit xác nhận là V158.1, bit này sẽ được set lên 1 khi ta nhấn Enter để xác nhận message.

Bước 8: Ta nhấn Finish để kết thúc.

Các bước thiết lập ở trên nhằm tạo một Data Block trong bộ nhớ V. Ta cũng có thể soạn thảo Data Block này sử dụng một trình soạn thảo văn bản hoặc soạn thảo trực tiếp vào Data Block mà không dùng cách trên.

Sau khi hoàn thành các bước trên định dạng cho TD200, để TD200 có thể hoạt động theo ý muốn thì ta phải viết chương trình điều khiển trên PLC. Các ví dụ trong mục 3 sẽ hướng dẫn cách lập trình trong PLC để điều khiển TD200.

Ví dụ 1: Tạo 3 message như đã thực hiện trong mục 2. Viết chương trình điều khiển TD200 như sau:

- Khi bật CPU sang chế độ Run thì message 1 xuất hiện - Nhấn F1 để cho hiển thị message 2

- Nhấn Enter để nhập giá trị SETPOINT, sau đó nhấn Enter để xác nhận giá trị nhập và hiển thị message 3

- Nhấn Enter để xác nhận message 3 đồng thời hiển thị message 1 - Nhấn F2 để cho hiển thị cả 3 message

Tham khảo thêm tài liệu : TD 200 Operator Interface của Siemens để biết thêm về cách dùng TD 200

Ví dụ 2:Tạo một đồng hồ dùng TD 200

Chương trình sau dùng một Message để tạo một đồng hồ dùng một CPU 224 và một TD 200. Message text được tạo bằng cách dùng lệnh Hex To ASCII

(HTA) và kết quả của việc chuyển đổi này sẽ được đặt vào ô nhớ V tương ứng để hiển thị ngày và giờ dưới dạng: month–day-year hour:minute:second

Dùng lựa chọn STEP 7 MicroWIN TD200 Configuration Wizard Chọn Tools /TD200 Wizard... dùng các gợi ý sau tạo khối dữ liệu tham số (TD 200 parameter block ) trong vùng nhớ V.

1. Select English, select original TD 200 character set

2. Enable time-of-day menu, disable force menu, and disable password protection.

3. Reserve marker byte M0 for function keys, update as fast as possible. 4. Select one 20-character message.

5. Select parameter block starting byte at 0, message enables at 12, message information at 20.

6. Set message text: bb-bb-bbbbbbbb:bb:bb, where “b” is a blank space. Soạn thảo chương trình sau và download xuống PLC :

Một phần của tài liệu LẬP TRÌNH VỚI PHẦN MỀM STEP7 MICRO WIN (Trang 39 - 49)