- Công việc Nhiệm vụ
3.2.4. Giải pháp 4: Kết hợp nhiều phương pháp đánh giá nhân viên
Cho dù là phương pháp đánh giá ưu việt, vẫn luôn có những hạn chế nhất định trong những điều kiện nhất định. Kết quả khảo sát ý kiến “Ket hop nhieu phuong phap danh gia se giup danh gia nang luc cua nhan vien chinh xac” cho thấy mức độ từ “Đồng ý
nhiều” (mức 5) đến “Hoàn toàn đồng ý” (mức 7) chiếm : 86,3% (Bảng 26 - Phụ
lục 1 - Kết quả khảo sát). Vì vậy, để có thể nâng cao hiệu quả công tác đánh giá nhân viên, người lãnh đạo cần kết hợp nhiều phương pháp đánh giá, cụ thể : phương pháp MBO, phương pháp BOS, phương pháp viết bản nhận xét, phương pháp định lượng.
Phương pháp MBO là phương pháp được lãnh đạo sử dụng đầu tiên trong việc
đánh giá nhân viên vì mục tiêu đầu tiên là kết quả hoàn thành công việc. Kết quả
khảo sát với tỷ lệ các mức độ từ “Đồng ý nhiều” (mức 5) đến “Hoàn toàn đồng ý” (mức 7) chiếm : 84% (Bảng 29 - Phụ lục 1 - Kết quả khảo sát) đã cho thấy phương pháp MBO rất được ưu chuộng. Phương pháp BOS và phương pháp viết bản nhận xét là những phương pháp được áp dụng tiếp theo để lãnh đạo có thể chọn ra những nhân viên làm việc hiệu quả, có những thành tích điển hình trong công việc.
Phương pháp định lượng (phân phối trọng số) sẽ giúp lãnh đạo dễ dàng lựa chọn những nhân viên nổi trội hơn trong số những nhân viên có kết quả thành tích gần ngang bằng nhau.
Phương pháp viết bản nhận xét chỉ là một phương pháp phụ, được thực hiện kết hợp với những phương pháp nêu trên. Đây là phương pháp mà lãnh đạo thường sử dụng để ghi nhận những đặc điểm nổi trội của nhân viên mà những nhân viên khác không thể có được (xem Phụ lục 9 - Mẫu biểu đánh giá nhân viên đề xuất áp dụng tại Viễn thông TP. Hồ Chí Minh).