Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích, đối tượng, thời gian, địa điểm, phương pháp và nhiệm vụ thực
3.1. Mục đích, đối tượng, thời gian, địa điểm, phương pháp và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm nghiệm sư phạm
3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm
Mục đích của TNSP là kiểm tra đánh giá tính đúng đắn và khả thi của giả thuyết khoa học đã đưa ra “Nếu xây dựng và sử dụng được hệ thống bài tập sáng tạo trong dạy học chương “Các định luật bảo tồn” – Vật lí 10 một cách hợp lý thì sẽ phát triển được năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của HS ”.
Do đó, khi thực nghiệm sư phạm phải xem xét các vấn đề sau:
- Hệ thống bài tập đã xây dựng có hợp lý khơng? Các câu hỏi định hướng tư duy cho học sinh và các hướng dẫn giải đã tối ưu chưa?
- Việc đưa ra hệ thống bài tập, cùng những gợi ý định hướng tư duy có thúc đẩy hoạt động tư duy, hoạt động sáng tạo của học sinh hay không?
- Thời gian dùng cho việc dạy bài tập sáng tạo có quá dài so với thời gian phân phối chương trình theo quy định khơng?
- Cơ sở vật chất của trường lớp và điều kiện của học sinh có đáp ứng được u cầu cho việc dạy BTST khơng?
- Có thể dùng BTST để kiểm tra đánh giá trình độ học sinh không?
- Khi vận dụng hệ thống bài tập sáng tạo đã được xây dựng vào dạy học cho học sinh lớp 10 THPT đã nâng cao được chất lượng như thế nào?
3.1.2. Thời gian, đối tượng và địa điểm thực nghiệm sư phạm
Thời gian: Thực nghiệm sư phạm sẽ được tiến hành trong học kỳ II năm học 2017 - 2018, từ ngày 15 tháng 01 năm 2018 đến ngày 15 tháng 2 năm 2018.
Địa điểm: Trường Trung học phổ thông Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng: Học sinh lớp 10A4 trường Trung học phổ thông Củ Chi.
3.1.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành tổ chức cho HS học tập một số kiến thức chương “Các định luật bảo tồn” – Vật lí 10 theo tiến trình đã soạn thảo.Trong quá trình thực nghiệm, theo dõi hoạt
buổi học và các sản phẩm của HS để lấy căn cứ đánh giá và cho điểm. Trên cơ sở đó, phân tích, rút kinh nghiệm và đánh giá tính khả thi của tiến trình đã soạn thảo.
Sử dụng các bảng tiêu chí đánh giá và bài kiểm tra để đánh giá NLGQVĐ&ST của học sinh sau khi học xong chương “Các định luật bảo tồn”– Vật lí 10.
3.1.4. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm
Để đạt được mục đích đặt ra, thực nghiệm sư phạm có những nhiệm vụ sau: - Sử dụng hệ thống bài tập sáng tạo chương “Các định luật bảo tồn” – Vật lí 10 trong tiết học lý thuyết và tiết ơn tập . Hướng dẫn học sinh suy nghĩ để tìm kiếm lời giải cho mỗi bài tập bằng cách gợi ý định hướng hành động tư duy nhằm giúp cho việc nắm vững kiến thức hơn, rèn luyện kỹ năng giải bài tập, phát triển NLGQVĐ&ST
- Kiểm tra thái độ và khả năng của học sinh trong việc lĩnh hội các kiến thức và bồi dưỡng NLGQVĐ&ST thông qua việc giảng dạy các bài tập sáng tạo đã xây dựng. Từ đó đánh giá sơ bộ hệ thống bài tập sáng tạo chương “Các định luật bảo tồn” – Vật lí 10.
- Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng hệ thống BTST trong dạy học chương “Các định luật bảo tồn” – Vật lí 10 trong việc phát triển NLGQVĐ&ST của HS. Từ đó có sự bổ sung và hồn thiện hơn.
- Xử lý, phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm, rút ra kết luận.