Đặc điểm các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Hà Giang) (Trang 32 - 38)

1.2. Khái niệm, đặc điểm các tình tiết tăng nặng trách nhiệm

1.2.2. Đặc điểm các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về

nhắc nhân thân người phạm tội để quyết định hình phạt thì khơng được trừu tượng hóa và tách rời khỏi tội phạm do người đó thực hiện, bởi hình phạt chỉ áp dụng cho hành vi phạm tội đã được thực hiện chứ không phải cho nhân thân của người phạm tộị Xem xét nhân thân người phạm tội khi quyết định hình phạt khơng có nghĩa là xem xét nhân thân nói chung mà chỉ xem xét những đặc điểm nhất định liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội cũng như liên quan đến mục đích của hình phạt.

Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm sau: “Các tình tiết

tăng nặng thuộc về nhân thân người phạm tội là những tình tiết phản ánh những đặc điểm, đặc tính xã hội khác nhau của một con người cụ thể với tư cách là chủ thể của tội phạm làm ảnh hưởng nhất định đến hành vi phạm tội, làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội do đó làm tăng mức độ phải chịu trách nhiệm hình sự của họ”.

1.2.2. Đặc điểm các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội nhân thân người phạm tội

Các dấu hiệu nhân thân người phạm tội thuộc về tình tiết tăng nặng TNHS có các đặc điểm sau:

a) Các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc về nhân thân ngƣời phạm tội là tình tiết là tình tiết phán ánh những đặc điểm, đặc tính xã hội khác nhau của một con ngƣời cụ thể

Thứ nhất: Người phạm tội là một con người cụ thể.

Người phạm tội dù có phạm tội nghiêm trọng đến đâu thì cũng là một con người cho nên người phạm tội trước tiên phải mang đặc điểm của một con ngườị Mác - Lênin cho rằng: “Con người là sản phẩm của tự nhiên và xã

hộị Con người được tự nhiên sinh ra cho nên trước tiên mang các đặc tính của sinh vật. Cái sinh học trong con người qui định sự hình thành những hiện

Mỗi con người – một nhân thân, mặc dù các nhân thân có ý nghĩa và giá trị khác nhau: Một số là tích cực thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, số khác lại cản trở xã hội, số thứ ba giữ lập trường thụ động; nhưng cải tạo thành giá trị đích thực của nhân thân không phải là nguồn gốc xuất thân từ địa vị xã hội, của của cải, trình độ hiểu biết…. của con người, mà là ở lập trường xã hội, tính tích cực xã hội và những đóng góp của nó vào sự tiến bộ chung của xã hộị Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin nhân thân con người là một phạm trù xã hội- lịch sử. Nó là sản phẩm của một thời đại nhất định được quy định bởi những điều kiện lịch sử cụ thể của hiện thực xã hộị C.Mác viết:

“Bản chất của con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá

nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội” [20, tr.257]

Nhân thân con người là tổng thể các đặc điểm, dấu hiệu thể hiện bản chất của con người tham gia vào các mối quan hệ xã hộị Đó là các đặc điểm, dấu hiệu sinh học, nhân khẩu học, các đặc điểm về xã hội học, đạo đức – tâm lý. Để biết và hiểu được nhân thân người phạm tội thì những người có thẩm quyền điều tra, xét xử một con người phải quan tâm đến giá trị xã hội và các phương diện hiện thực của người đó như xã hội, những người xung quanh, gia đình, lao động, nghĩa vụ công dân…. Nội dung của các mối quan hệ đó đặc trưng cho định hướng của nhân thân. Đối với nhân thân, quan trọng hơn cả là có được các mối quan hệ sâu sắc, ổn định vì xuất phát từ đó mà hình thành nên quan điểm, lý tưởng, lập trường, quan điểm đạo đức của con ngườị Cách xử sự của con người trong xã hội – cái mà nhân thân thể hiện ra bên ngồi cũng gắn liền với lĩnh vực trí tuệ, cảm xúc và ý chí của nhân thân.

Bản chất xã hội của tâm lý nhân thân biểu hiện ở chỗ nó khơng bị quy về các đặc thù tâm lý cá nhân của con người mà là sự thống nhất giữa cái chung, cái đặc thù và cái riêng trong sự phát triển và hình thành của nó. Với

nghĩa đó thì nhân thân kế thừa và phản ánh kinh nghiệm xã hội của mọi thế hệ trước, tiếp xúc ở một chừng mực nào đó với các thành tựu văn hóa, lao động sáng tạo, ứng xử xã hội mang tính nhân loại chung của các dân tộc khác nhau và đồng thời nắm bắt lấy chúng. Ngoài ra nhân thân bao giờ cũng thể hiện trong mình các đặc điểm của một chế độ xã hội nhất định trong ý thức giai cấp, trong thể giới quan chung và lý tưởng chính trị của nó,… Cuối cùng, nhân thân con người là sự thể hiện các đặc điểm cá nhân khơng lặp lại, trong q trình phản ánh con đường sinh sống cá thể, sự tồn tại cá nhân của nó – tồn tại được quy định bởi một nội dung cụ thể của các mối quan hệ gia đình, sản xuất, sinh hoạt,… Đó là mơi trường vi mơ mà trong đó, con người sống, hoạt động hình thành với tư cách là một nhân thân.

Thứ hai, Nhân thân con người là khởi nguồn cho nhân thân người

phạm tội

Nhân thân con người gắn chặt với xã hội, đặc tính sinh học, đạo đức - tinh thần; văn hóa - lịch sử. Nghiên cứu nhân thân con người là cơ sở, căn cứ pháp lý để nắm bắt được cấu trúc cần thiết trong con người của người phạm tội, nhằm xác định các đặc điểm, dấu hiệu, quan hệ nào đặc trung cho con người vi phạm pháp luật đã cấu thành nên nhân thân người phạm tộị Các đặc điểm, dấu hiệu này quy định và thể hiện mối nguy hiểm xã hội của nhân thân người phạm tộị Nhân thân người phạm tội là một hệ thống các đặc điểm, dấu hiệu mà trong tổng thể của mình đặc trưng cho chính cá nhân con người đã thực hiện hành vi phạm tội này hay hành vi phạm tội khác, đặc trưng cho các phương diện và biểu hiện khác nhau của sự tồn tại trong xã hội và thực tiễn sinh hoạt của con người phạm tội đó. Và các đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng này trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan đến hành vi chống lại xã hội của con người đó, đến việc thực hiện tội phạm hoặc là cho phép hiểu được các nguyên nhân dẫn đến việc phạm tội của người đó. Hệ thống các đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng đó có thể chia làm 3 nhóm:

Nhóm 1: Các dấu hiệu, biểu hiện nhân khẩu học – xã hội trong các lĩnh vực đời sống khác nhau, bao gồm: tuổi tác, trình độ học vấn, địa vị xã hội, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình, thành phần xuất thân trong xã hội và một số dấu hiệu khác (đời sống vật chất, điều kiện gia đình, nhà ở…);

Nhóm 2: Nhóm các dấu hiệu pháp lý – hình sự: Là các dấu hiệu về tính chất của hành vi phạm tội, về mục đích và động cơ phạm tội, phạm tội một mình hay có tổ chức, phạm tội lần đầu hay tái phạm… Các dấu hiệu này là tiêu chí quan trọng để phán xét về nhân thân người phạm tội, về mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tộị Nhưng cũng sẽ là sai lầm nghiêm trọng nếu tuyệt đối hóa ý nghĩa của tội phạm trong việc đánh giá nhân thân người phạm tội, xây dựng sự đánh giá đó chỉ dựa trên các dấu hiệu về tội phạm. Pháp luật đòi hỏi phải xem xét nhân thân người phạm tội đã thực hiện, đánh giá các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (Điều 46, 48 Bộ luật hình sự 1999). Tội phạm với động cơ và các dấu hiệu khác nhau của nó có thể phù hợp với các phẩm chất đạo đức ổn định của nhân thân người phạm tội, phù hợp với mục đích, định hướng giá trị của nó,… nhưng cũng có thể khơng phù hợp, mà đối với nhân thân phù hợp lại là những biểu hiện một cách ngẫu nhiên, khơng đặc trung, được ấn định bởi hồn cảnh bột phát đặc biệt, từ đó xác định trách nhiệm một các thích đáng đối với từng con người phạm tội cụ thể. Đối với nhân thân người phạm tội, động cơ, mục đích phạm tội thể hiện các đặc điểm, xác định của nhân thân trong một hoàn cảnh cụ thể, trong đó tội phạm được chuẩn bị và thực hiện. Cũng cần phải nhấn mạnh rằng bên cạnh các động cơ ổn định và bền vững, cịn có động cơ do diễn biến ngẫu nhiên của tình hình mà xuất hiện. Động cơ có thể là mâu thuẫn và không nhất quán, chẳng hạn động cơ có thể là một trạng thái nhất thời, không bền vững, gắn liền với phản ứng trước một hồn cảnh sinh hoạt cụ thể.

– tâm lý đóng vai trị chủ đạo trong việc đánh giá nhân thân người phạm tội, lột tả bản chất, nội dung bên trong, mô tả thế giới nội tâm của tội phạm và người phạm tộị Đối với nhân thân người phạm tội, các đặc điểm chủ yếu như nhu cầu, sở thích, hứng thú, ước muốn, nguyện vọng… đối với những hoạt động của họ nói chung được cụ thể hóa trong sự thay đổi biến dạng đặc trưng cho những dạng người phạm tội đó.

Đặc trưng của nhân thân người phạm tội là một tập hợp các dấu hiệu, đặc điểm tạo thành một thể thống nhất không tách rời, giữa chúng có sự phụ thuộc, có mối quan hệ nhất định, bổ sung, hỗ trợ liên hoàn cho nhaụ Các điều kiện đời sống cụ thể của mỗi cá nhân – nhân khẩu học – xã hội ở một chừng mực nào đó đã xác định địa vị của chính cá nhân đó trong lĩnh vực đời sống xã hội khác nhau, và cũng với địa vị đó là các nhân tố mang tính quyết định trong việc hình thành và phát triển các phẩm chất, đạo đức của nhân thân. Sự tác động qua lại giữa các mặt của nhân thân thể hiện khá rõ trong nhiều trường hợp phạm tộị Con người trở thành tội phạm là do ảnh hưởng của các điều kiện và tác động không tốt từ bên ngồi (mà người đó tự tạo ra hoặc tìm thấy nhờ các đặc điểm đạo đức, tâm lý của mình); các điều kiện và tác động không tốt này được con người tiếp nhận và phản ánh trong nhận thức của họ một cách phù hợp với quan niệm đạo đức, đặc điểm trí tuệ, cảm xúc và ý chí vốn có của người đó.

Thứ ba, Nhân thân người phạm tội là nhân thân của người có lỗi trong việc thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự nghiêm cấm và trừng trị.

Thực chất, Nhân thân người phạm tội là sự cụ thể hóa nhân thân con người một cách quá mức thông qua những hành vi và gây nguy hiểm cho xã hội nhằm đạt được mục đích cá nhân – thỏa mãn yếu tố về tuổi tác, thực hiện sở thích, nâng cao trí tuệ, thực hiện thói quen, sĩ diện, đạt được địa vị xã hội, đáp ứng nhu cầu cuộc sống,… trong một hoàn cảnh xã hội nhất định.

Mỗi con người luôn tồn tại hai mặt tích cực và mặt tiêu cực của bản chất xã hội, mặt tích cực thúc đẩy sự phát triển của xã hội, mặt tiêu cực đẩy lùi, ngăn chặn, chống đối lại sự phát triển xã hộị Nhân thân người phạm tội là sự thể hiện mặt tiêu cực của con người bên trong người phạm tội thông qua lăng kính của người đó nhìn nhận về xã hội theo khuynh hướng tiêu cực.

b) Các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc về nhân thân ngƣời phạm tội làm tăng tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội

Tính nguy hiểm cho xã hội của nhân thân người phạm tội thường được hình thành trước thời điểm thực hiện tội phạm. Việc xuất hiện dần tính nguy hiểm được thể hiện qua hành vi vi phạm. Những hành vi đó được thực hiện nhiều lần thì tính nguy hiểm cho xã hội của nhân thân người đó tăng dần tạo tiền đề khuynh hướng chống đối xã hội có khả năng thực hiện tội phạm [38, tr.161].

Khi đánh giá tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội phải xem xét hành vi đó trong mối quan hệ của tổng thể các tình tiết sau đây: Tính chất của khách thể là các quan hệ xã hội bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại; tính chất của hành vi khách quan, bao gồm cả tính chất của phương pháp thủ đoạn, công cụ, phương tiện phạm tội; mức độ thiệt hại gây ra hoặc bị đe dọa gây ra cho quan hệ xã hội bị xâm hại; tính chất và mức độ lỗi; mục đích và động cơ phạm tội; nhân thân người phạm tội; hồn cảnh chính trị xã hội cụ thể nơi có hành vi phạm tội xảy rạ

c) Đƣợc quy định bởi Bộ luật hình sự

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nói chung cũng như tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc nhân thân người phạm tội nhất thiết phải được nhà làm luật ghi nhận, quy định trong Bộ luật hình sự thì mới được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tịa án khơng được căn cứ vào bất kỳ văn bản pháp lý khác (trừ Bộ luật hình sự) hoặc tự cân nhắc, xem xét các tình tiết khác làm tình tiết tặng nặng trách nhiệm hình sự.

Bộ luật hình sự năm 1999 quy định 14 tình tiết tăng nặng TNHS quy định tại khoản 1 Điều 48 BLHS. Như đã phân tích ở trên, phân loại căn cứ vào tính chất của tình tiết tăng nặng TNHS và đối chiếu với các tình tiết tăng nặng TNHS tại khoản 1 Điều 48 BLHS ta xác định được các tình tiết tăng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Hà Giang) (Trang 32 - 38)