Ðây là cuốn tiểu thuyết viết bằng tiếng Bắc Kinh thuần tuý, một thứ ngôn ngữ phổ thơng lưu lốt uyển chuyển và đẹp đẽ, tránh được thổ âm, thổ ngữ địa phương. Nhà văn cũng chú ý biện pháp cá tính hố ngơn ngữ nhân vật .
Hai tác giả đều xuất thân quí tộc, đều là người Hán nhập tịch Mãn Châu, nhưng Tào Tuyết Cần thì sống nghèo túng, cơ độc và bất đắc chí, cịn Cao Ngạc đỗ tiến sĩ, làm quan với con đường công danh rộng mở…Hai hoàn cảnh khác nhau đó làm cho cách xử lí kết thúc khác nhau. Bản dự thảo của Tào Tuyết Cần là: Giả Bảo Ngọc uất hận bỏ nhà ra đi biệt tích ngay sau khi Lâm Ðại Ngọc chết, tức là ngay sau đám cưới. Cao Ngạc để cho nhân vật Giả Bảo Ngọc cưới vợ, sắp sinh con nối dõi tông đường, lại đi thi đỗ, rồi mới bỏ đi tu biệt tích. Cao Ngạc cịn để gia đình họ Giả được giảm tội nhằm cố gắng giảm bớt bi kịch, kéo dài số phận xế chiều đang ám ảnh những đại biểu của chế độ phong kiến. Tuy vậy, nhìn chung Hồng Lâu Mộng vẫn là một tác phẩm thống nhất và hoàn chỉnh.
Từ khi ra đời, Hồng Lâu Mộng đã được hoan nghênh rộng rãi. Tác phẩm mau chóng trở thành món ăn tinh thần thường xun khơng chán của quần chúng. Lâm Ngữ Ðường một học giả Trung Hoa đã nhận xét "Nếu một cuốn sách có thể huỷ diệt cả một quốc gia, như một số nhà phê bình Trung Hoa đã nói, thì Trung Hoa đã bị tiêu diệt từ lâu vì truyện Hồng Lâu Mộng rồi. Vì tồn thể dân Trung Hoa say mê Ðại Ngọc và Bảo Ngọc". Về sau có nhiều người
viết tiếp theo Hồng Lâu Mộng, nào là Hồng Lâu Mộng bổ (bổ túc), Hồng Lâu phục mộng, Hồng Lâu viên mộng, Tân Hồng lâu mộng” (tác giả Vũ Sơn Tuyết). v. v.... họ đều sửa lại cảnh tan rã của họ Giả thành cảnh đồn viên. Do đó khơng có cuốn nào đạt được giá trị tư tưỏng nghệ thuật cao như Hồng Lâu Mộng.
Hồng Lâu Mộng còn gợi lên bao cảm hứng nghiên cứu, bình phẩm của người Trung Quốc. Nảy sinh các trường phái nghiên cứu có tên Cựu Hồng học (cuối Thanh đến Ngũ Tứ 4.5.1919), Tân Hồng Học (sau Ngũ Tứ). Năm 1954, có phong trào nghiên cứu lại Hồng Lâu Mộng do học giả Du Đình Bá khởi xướng. (Khơng hiểu vì sao chủ tịch Đảng Mao Trạch Đông cao hứng yêu cầu tất cả tướng lĩnh quân đội phải đọc Hồng lâu mộng ?!!!) Từ năm 1983, Trung Quốc xuất bản tạp chí thường kỳ “Hồng lâu mộng học", gọi tắt là "Hồng học tạp chí".
Bộ tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng đã được dịch ra nhiều thứ tiếng Anh, Pháp, Nga, Ðức, Nhật, ... Bản tiếng Việt đáng tin cậy hơn cả do Vũ Bội Hồng, Nguyễn Thọ và Nguyễn Dỗn Địch biên dịch, Nhà xuất bản Văn hoá, Hà Nội 1963.
CÂU HỎI ÔN TẬP Tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa Tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa
1. Giá trị hiện thực của Tam quốc diễn nghĩa. 2. Phân tích tính cách nhân vật Tào Tháo. 3. Ðặc điểm nghệ thuật Tam quốc diễn nghĩa.
4.Tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa nông dân trong Thuỷ Hử. 5. Phân tích q trình phát triển tính cách của Tống Giang. 6. So sánh tính cách Tống Giang và Lý Q.
7. Nêu tư tưởng chủ đề của Tây du.
8. Ðặc trưng tính cách nhân vật Tơn Ngộ Khơng. 9. Phân tích hình tượng Trư Bát Giới.
10. Ðặc điểm nghệ thuật Tây du.
11. Hai chủ đề chính của Hồng Lâu Mộng ?
12. Trình bày tính cách của các nhân vật chính Giả Bảo Ngọc, Lâm Ðại Ngọc và Tiết Bảo Thoa
13. Vị trí của hai nhân vật Giả Chính, Phượng Thư.
14. Phân tích tính chất "hiện thực khơng tơ vẽ" của Hồng Lâu Mộng