Giới thiệu hệ điều hành Windows

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị mạng Viện Công Nghệ Thông Tin (Trang 31 - 47)

1. Giới thiệu tổng quan về Windows

.1.1. Công ty Microsoft và hệ điều hành Windows

Sự ra đời của công ty Microsoft gắn liền với tên tuổi của Bill Gates, người đứng đầu và sáng lập công ty.

Tiểu sử Bill Gates

Bill Gates tên thật là William Henry Gates III sinh ngày 28/10/1955 trong một gia đình trung lưu ở Seattle, Washington. Ở tuổi thiếu niên, Bill đã sớm bộc lộ khả năng toán học và khoa học của mình. Ơng ln đứng đầu lớp ở trường tiểu học. Sau đó ơng học ở trường Lakeside, ở đây lần đầu tiên ông được tiếp xúc với máy tính ở tuổi 13. Khi trường bắt đầu có những chiếc máy tính, Bill cùng với người bạn thân nhất của ơng - Paul Allen - có niềm đam mê mạnh mẽ đối với máy tính. Hai ơng được đánh giá cao khi các cơng ty th tìm lỗi trong hệ thống máy tính. Sau đó hai ơng làm lập trình viên cho Viện Khoa Học Thông Tin. Trong thời gian này, hai ơng khơng những có được một số lương kha khá mà cịn tích luỹ thêm được nhiều kỹ năng hơn về máy tính.

Mùa thu 1973, Gates vào học cử nhân luật ở đại học Harvard. Tại đây, ông đã phát triển một phiên bản của ngôn ngữ BASIC cho một công ty máy tính (Altair 8800). Ơng cùng Paul Allen thường nói chuyện về những đề tài kinh doanh trong tương lai.

Sự ra đời của Microsoft

Một năm sau, Allen đọc được trên một tạp chí về cơng ty máy vi tính đầu tiên. Ông lập tức đến với Bill và ngay trong năm này Bill nghỉ học ở Harvard để thành lập công ty Microsoft (1975).

Sau những năm đầu khá suôn sẻ, công ty của hai ông được công ty IBM đặt viết một hệ điều hành cho máy tính cá nhân. MS-DOS ra đời năm 1981, máy tính cá nhân IBM lan rộng cùng với thành công của Microsoft. Microsoft tiếp tục viết phần mềm cho các doanh nghiệp và các sản phẩm thương mại.

Giáo trình quản trị mạng - Viện Cơng Nghệ Thơng Tin

Hình P1.I.1. Giao diện dịng lệnh của MS-DOS trên Windows 98. Hệ điều hành Windows

Tất nhiên, giao diện text của một chương trình hay một hệ điều hành không hấp dẫn người sử dụng. Một giao diện đồ hoạ với nhiều màu sắc hơn thì đẹp hơn, dễ sử dụng hơn. Tháng 11/1985, Windows 1.0 ra đời với các chương trình tích hợp như: MS-DOS Executive, Calendar, Cardfile, Notepad, Terminal, Calculator, Clock, Control Panel, PIF (Program Information File) Editor, Clipboard, RAMDrive, Windows Write, Windows Paints. Windows 1.0 khởi đầu cho dịng Windows có giao diện cửa sổ đơn giản.

Hình P1.I.2: Giao diện Windows 1.0.

Năm 1986, Gates trở thành tỷ phú ở tuổi 31. Mùa thu năm 1987, Windows 2.0 ra đời với những khả năng mới, hỗ trợ được nhiều ứng dụng mới (Excel, Word for Windows, Corel Draw, Page Maker, …).

Tháng 5/1990, Windows 3.0 ra đời với khả năng đồ hoạ cao hơn. Năm 1992, các phiên bản nâng cấp Windows 3.1 và Windows 3.11 của Windows 3.0 hồn thiện hơn các tính năng mạng.

Giáo trình quản trị mạng - Viện Công Nghệ Thông Tin

Cuối năm 1992, Windows for Workgroup 3.1 ra đời với các chức năng của mạng ngang hàng và khả năng chia sẻ tài nguyên trong mạng. Đến năm 1993, mỗi tháng một triệu bản được bán hết.

Hình P1.I.3: Giao diện cửa sổ của Windows 3.1

Microsoft Windows là một môi trường cửa sổ và giao diện người-máy theo ứng dụng (API), nhằm bổ sung thêm các thao tác đa nhiệm cho DOS, và đưa vào q trình diện tốn theo quy cách IBM một số tính năng giao diện người-máy theo đồ hoạ của Macintosh, như các trình đơn kéo xuống, các kiểu chữ đa dạng, các dụng cụ văn phòng, và khả năng di chuyển tài liệu từ chương trình này sang chương trình khác thơng qua Clipboard. Vì Windows có tất cả các chức năng cần thiết cho việc bổ sung thêm các tính năng như các trình đơn, các cửa sổ, và các hộp hội thoại, cho nên tất cả các trình ứng dụng Windows đều có một giao diện trợ giúp.

Năm 1995, hệ điều hành Windows 95 và Windows NT 4.0 ra đời đánh dấu một bước phát triển mới về hệ điều hành mạng. Hiện nay Microsoft là cơng ty phần mềm máy tính lớn nhất thế giới trên các lĩnh vực:

Phần mềm cho doanh nghiệp: Microsoft Office (Word, Excel, Access,

Publisher, Powerpoint,…), Microsoft Exchage, Microsoft Project,

Microsoft Business Solutions, Microsoft SQL Server…

Hệ điều hành và máy chủ : Microsoft Windows,…

Công cụ phát triển : Microsoft MSDN® (Library, Enterprise,

Operating Systems, Professional, Universal), Microsoft Visual Studio®,

Microsoft Visual Basic/C++/FoxPro, cơng nghệ .NET…

Cơng nghệ Internet : Microsoft Internet Explorer, Microsoft Windows

Media Technologies, Microsoft FrontPage, Microsoft MSN Explorer,…

Trò chơi : Microsoft Age of Empires, Microsoft Age of Mythology,

Microsoft MechWarrior, Microsoft Zoo Tycoon, Microsoft Dungeon Siege,… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giáo trình quản trị mạng - Viện Cơng Nghệ Thơng Tin

Phần mềm gia đình : Microsoft Greetings, Microsoft MSNBC,

Microsoft Money, Microsoft Digital Image,…

.1.2. Windows 9x và Windows NT

Năm 1994, công nghệ NT (New Technology) xuất hiện. Các phiên bản đầu tiên (Windows NT 3.1/3.5/4.0) thích hợp cho các máy chủ và các trạm làm việc trên mạng. Windows NT 3.1/3.5 có giao diện giống như Windows for Workgroup 3.1 nhưng dựa trên hệ thống tập tin mới NTFS mang tính bảo mật cao hơn.

.1.3. Các đặc điểm nổi bật của Windows 9x và Windows NT

Năm 1995, Windows 95 là hệ điều hành 32-bit đầu tiên của dòng Windows 9X ra đời. Dịng Windows 9X và Windows NT 4x có các đặc điểm nổi bật như: tính đa người dùng cho phép mỗi người sử dụng có một tài khoản

(account) sử dụng riêng độc lập; màn hình desktop cho phép bạn chọn

phơng nền (background) cho riêng mình. Chương trình quản lý tập tin và thư mục Window Explorer mạnh mẽ. Bộ phần mềm Microsoft Office thống lĩnh thị trường phần mềm văn phòng. Khả năng hỗ trợ phần cứng và phần mềm mạnh mẽ. Khả năng hỗ trợ mạng cục bộ và Internet mang tính cách mạng cùng với trình duyệt Web Internet Explorer hiệu quả… Tất cả đều thống nhất với các đặc tính chung của Microsoft.

Với Windows NT, phiên bản 32 bit giao diện đồ hoạ người – máy thơng dụng của Microsoft, nó tạo khả năng đa nhiệm thực sự cho những máy tính cá nhân có cơ sở Intel và các trạm cơng tác chun dụng. Phiên bản này của Windows có thể bỏ qua DOS và có khả năng thâm nhập tốt hơn vào bộ nhớ hệ thống so với Windows 3.1. Nó cịn chạy được trong chế độ bảo vệ không loại trừ trường hợp nào, cho phép những lập trình viên có thể sử dụng đến 4GB RAM mà không cần phải sắp xếp lại để đánh lừa máy. Cùng với những ưu điểm đó, Windows NT cịn có khả năng chấp nhận trục trặc, quản lý tập tin, thâm nhập mạng, và bảo vệ an tồn được cải thiện tốt hơn. Khơng lệ thuộc vào sự giới hạn của DOS, Windows NT nhằm vào những nhược điểm của Windows 3.1 để khắc phục, nên đã trở nên hấp dẫn đối với các hệ điện toán nhiều người sử dụng, là các hệ hay dùng UNIX hoặc OS/2. Tuy nhiên, với địi hỏi bộ nhớ lớn, 70 M khơng gian đĩa cứng và 16M RAM chưa dùng đến, Microsoft Windows NT chỉ được sử dụng trong các hệ máy tính mạnh nhất.

Giáo trình quản trị mạng - Viện Cơng Nghệ Thơng Tin

Hình P1.I.5. Window Explorer 98.

Với Windows 9X chủ yếu dành cho các máy đơn (single user), Microsoft

đồng thời phát triển công nghệ NT chuyên phục vụ cho các mạng máy tính và nhóm làm việc (workgroup). Microsoft dựa vào Windows 9X và Windows NT làm nền tảng cho các phiên bản Windows sau này như:

Windows CE, Windows Me, Windows 2000, Windows 2002, Windows XP, Windows Server 2003, …

Kể từ Windows 95, các phiên bản của Windows 32 bit liên tục được thay thế và Windows trở thành hệ điều hành thống trị với giao diện người dùng thân thiện, dễ sử dụng. Cùng lúc đó số lượng máy tính cá nhân (PC) cũng tăng với tốc độ kinh ngạc. Trong năm 2000, số lượng máy PC đã vượt quá con số 130 triệu và hệ điều hành Windows được sử dụng trong khoảng 90% số đó.

Windows 2000 và các cải tiến kỹ thuật - công nghệ mới

Được xây dựng trên nền tảng bảo mật, tính ổn định của Windows NT, có thêm các đặc điểm dễ sử dụng và tính tương thích cao của Windows 98, Windows 2000 ra đời năm 1999 là một hệ điều hành được nhiều người ưa chuộng. Nó được sử dụng rộng rãi trên các máy đơn desktop lẫn trong việc điều hành và quản trị mạng máy tính. Hiện nó đang là hệ điều hành PC mạnh nhất trên thị trường, mở ra cánh cửa hồn tồn mới dẫn vào mơi trường máy phục vụ và trạm làm việc, đồng thời giới thiệu những khái niệm quản trị và quản lý hệ thống mang tính cách mạng.

Các cải tiến kỹ thuật và công nghệ mới so với phiên bản Windows NT

Việc kết hợp Windows 98 và Windows NT 5 để tạo nên Windows 2000 làm cho Windows 2000 mạnh mẽ hơn rất nhiều trong toàn bộ lĩnh vực, như:

Giáo trình quản trị mạng - Viện Cơng Nghệ Thơng Tin

• Các phương thức xác thực tài khoản và bảo mật dữ liệu. • Khả năng tích hợp phần cứng và phần mềm rộng rãi. • Khả năng liên kết mạng máy tính mạnh mẽ.

Họ phần mềm Windows 2000 gồm có các thành viên sau: Professional,

Server, Advanced Server, Datacenter Server. Ta sẽ chú trọng nghiên cứu

bản Advanced Server cho máy Server, và bản Professional cho máy Client.

Tên sản phẩm cũ Sản phẩm mới

Windows NT WorkStation 5.0

Windows 2000 Professional

Windows NT Server 5.0 Windows 2000 Server Windows NT Server 5.0

Enterprise Edition Windows 2000 Advanced Server N/A Windows 2000 Datacenter Server (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng P1.I.6. Tên cũ và mới các sản phẩm được thiết kế dựa trên công nghệ NT

Windows 2000

Professional

Thay thế Microsoft Windows 95/98, Microsoft Windows NT Workstation 4.0 trong một môi trường doanh nghiệp, là hệ điều hành thích hợp cho tất cả máy tính để bàn.

Windows 2000

Server

Có đủ các đặc điểm của Windows 2000 Professional, cung cấp thêm một số dịch vụ để đơn giản hoá việc quản lý mạng, là hệ điều hành lý tưởng cho các máy chủ (file, print servers, và Web server) và các nhóm làm việc (workgroup). Nó cung cấp khả năng truy cập mạng tiên tiến cho các nhánh văn phịng.

Windows 2000

Advanced Server

Có đủ các đặc điểm của Microsoft Windows 2000 Server, cung cấp thêm các khả năng mở rộng phần cứng và khả năng đảm nhiệm công việc của hệ thống, là hệ điều hành thích hợp cho các mạng máy tính lớn quy mơ xí nghiệp, và các cơng việc địi hỏi cơ sở dữ liệu lớn. Windows 2000 Có đủ các đặc điểm của Microsoft

Giáo trình quản trị mạng - Viện Cơng Nghệ Thông Tin

Datacenter Server Windows 2000 Server, hỗ trợ nhiều CPU và bộ nhớ trên một máy tính, là hệ điều hành máy chủ mạnh nhất, thích hợp cho các máy chủ chứa dữ liệu rất lớn, xử lý giao dịch trên mạng, các giả lập mô phỏng trên quy mô lớn, và các dự án lớn khác...

Bảng P1.I.7. Các hệ điều hành Windows 2000.

Windows 2000 hỗ trợ nhiều loại ứng dụng chạy trên các môi trường khác như MS-DOS, POSIX 1.x, OS/2 1.x, Windows 95/98 thông qua kiến trúc phân tầng của mình.

.1.4. Kiến trúc tầng của Windows 2000

Kiến trúc tầng của Windows 2000 bao gồm tầng người dùng (user mode),

tầng hạt nhân (kernel mode) và mơ hình bộ nhớ ảo. User mode không trực tiếp truy cập tới phần cứng. Ngược lại, toàn bộ mã chạy dưới tầng kernel mode mới có thể trực tiếp truy cập đến phần cứng và bộ nhớ. User mode là

môi trường các hệ thống con (subsystem) trong đó các mơi trường ứng dụng khác thơng qua các hệ thống con này để tích hợp vào kernel mode.

Hình P1.I.8. Kiến trúc tầng của Windows 2000.

.2 Giới thiệu tổng quan về UNIX .2.1. Dẫn nhập

UNIX là một hệ điều hành mở, ra đời từ đầu thập niên 1970 trên các máy tính mini họ DEC PDP. Nhưng phải hơn mười năm sau, nhờ sự đóng góp bền bỉ và to lớn của hai giới khoa học - công nghiệp, UNIX mới trở nên thật sự tốt và có

Giáo trình quản trị mạng - Viện Cơng Nghệ Thông Tin

thể thay thế được hầu hết các hệ điều hành cũ, kể cả của các máy lớn

(mainframe). Rất nhiều phần mềm ứng dụng trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, kỹ thuật, quốc phòng, v.v.. đã được viết dưới UNIX và tạo ra một thị trường mới. Khơng may, vì lợi nhuận ngắn hạn, một số công ty đã phát triển UNIX chệch ý tưởng ban đầu, đưa ra nhiều bản phát hành "thương mại" chạy trên các máy đắt tiền và đóng kín làm của riêng nên khó dùng chung và tự làm cho sau này khó cạnh tranh với dịng Microsoft Windows NT/200x đẻ muộn. tuy vậy đến nay, phần lớn các bản phát hành UNIX đều thuộc hai dịng chính thống là System V và BSD với rất nhiều điểm tương đồng hoặc hội tụ, cho nên người sử dụng vẫn quen gọi gộp là UNIX. Cần nói tới một dịng các hệ điều hành gọi là "như UNIX" (UNIX -like), thường được người dùng tự cài đặt trong các máy vi tính hoặc thiết bị cơng nghiệp nhờ sự nhỏ gọn hoặc ổn định. có thể kể tên rất nhiều hệ điều hành như thế, ví dụ: Minix, Xenix,

FreeBSD,QNX, OS9, Linux, v.v... Đặc biệt, nhờ hưởng của các bản "như UNIX" nhưng có nguồn mở đang lan tràn rất nhanh trong các công ty, trường học, viện nghiên cứu... và qua Internet, vượt xa UNIX "thương mại".

.2.2. Các họ UNIX phổ biến ở Việt Nam

Cho đến nay, trong các loại UNIX du nhập nước ta, có thể có những họ sau đây đã vào sớm nhất hoặc nhiều nhất:

- Họ SCO UNIX, chủ yếu cài trên các máy tính kiểu PC (khong 1988); - Họ Sun solaris, cài trên các máy chủ hoặc trạm làm việc sử dụng các chip thuộc nhóm Sparc (1992) và trên các máy tính kiểu Pc (1995);

- Họ các hệ điều hành nguồn mở thuộc dòng "như UNIX", cài trên các máy tính kiểu PC và Mac (có lẽ bắt đầu vào nước ta từ 1994 bằng các bản miễn phí);

- Họ IBM AIX, cài trên các máy chủ hoặc trạm làm việc sử dụng các chip thuộc nhóm PowerPC (1993) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các hệ điều hành UNIX cài đặt sẵn trên các máy cao cấp và hạng lớn vừa (midrange) đã xuất hiện vài chục năm nay, nhưng thực tế chỉ được biết đến ở Việt Nam từ những năm 1990, sau khi có chính sách mở cửa. Có thể kể thêm nhiều họ UNIX khác đã đến nước ta, ví dụ: họ Apple Mac OSX sử dụng nhóm chip Motorola PowerPC (1999), DEC Digital UNIX sử dụng nhóm chip DEC alpha (xuất hiện từ 1993, sau đó thuộc về Compaq và nay chuyển sang chủ HP), HP UX sử dụng nhóm chip HP PARISC (1995), SGI sử dụng nhóm chip R5000 và R10000 (1996), v.v... Cũng như nhóm chip Sun Sparc (MicroSparc, UltraSparc), mọi nhóm chip nói trên đều dùng cơng nghệ RISC (hay "tập lệnh giảm thiểu") có độ dài dữ liệu 32 hoặc 64 bít, khác với nhóm chip Motorola 68xxx và Intel x86 thuộc loại CISC ("tập lệnh phức tạp") có độ dài dữ liệu 16 hoặc 32 bít.

những năm gần đây, để giảm giá, nhiều hãng sản xuất máy UNIX đã chuyển sang sử dụng các chip CISC có bổ sung cơng nghệ RISC như Intel Pentium (hoặc tưng đương của AMD, Cyrix). Nhưng các máy chủ "nhỏ" dùng những chip đó và chạy với dịng Microsoft Windows 200x, đặc biệt với dòng "như

Giáo trình quản trị mạng - Viện Cơng Nghệ Thơng Tin

UNIX" đang tăng nhanh hơn. Các máy UNIX "thương mại" bị giảm thị phần, mặc dù sản lượng và trị giá tuyệt đối vẫn ổn định do phần lớn là máy đắt tiền nhiều CPU. Theo thống kê, tốc độ tăng số lượng máy chủ toàn cầu năm 2001 là: Linux 30,1%, Windows 4,7% và UNIX 3,6%. IDG dựa báo năm 2005 sẽ có hơn 12 triệu máy chủ Windows, hơn 10 triệu máy chủ Linux, gần 5 triệu máy chủ với những hệ điều hành "như UNIX: khác và gần 1 triệu máy chủ UNIX. Sau đây chúng ta sẽ giới thiệu qua về một số họ UNIX đaz phổ biến ở nước ta và những ứng dụng tiêu biểu của chúng.

IMB AIX

AIX được bán kèm trên những máy cao cấp của IBM (chủ yếu thuộc dòng RS/6000) và của Bull (dòng Escala). Cuối những năm 1990, những máy chủ mạnh của dịng này đã có đến 8 CPU và 4 GB RAM, nhờ vậy có thể phục vụ hàng nghìn máy trạm bằng những phần mềm ứng dụng lớn. IBM cũng bán

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị mạng Viện Công Nghệ Thông Tin (Trang 31 - 47)