CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐÀM PHÁN TRONG KINH DOANH
2.2. Đánh giá về thực trạng đàm phán trong kinh doanh
14)2.2.1. Ưu điểm
3 Ngày nay, với sự ra đời của các hiệp định thương mại, công tác đàm phán cũng có một bước tiến mới: hòa nhập hơn, hiệu quả hơn, đạt được những thành công lớn hơn.
3 Công tác đàm phán ngày càng quan trọng trong công viêc kinh doanh, đóng một vai trò hết sức lớn trong thành công của doanh nghiệp. Nhờ vào công tác đàm phán mà các doanh nghiệp ngày nay giảm thiểu được các sự cạnh tranh và đối đầu với các doanh nghiệp lớn.
3 Tạo môi trường thân thiện giữa các doanh nghiệp. Một cuộc đàm phán thành công có thể tạo ra được một mối quan hệ lâu dài, đôi bên cùng có lợi. Có thể học hỏi được kinh nghiệm, thành quả của các đối tác.
3 Nhờ công tác đàm phán mà quy mô hoạt động của doanh nghiệp được mở rộng.
3 Đàm phán là một chiến thuật không dùng bạo lực để giải quyết vấn đề nhưng vẫn đạt được thành công ở mức độ lớn nhất. Dù chỉ là một cuộc đàm phán nhỏ bé nhưng lợi ích của nó mang lại vô cùng lớn.
3 Đàm phán là thẻ tiền cuối cùng của các thương nhân trong thời đại tự động hóa phát triển nhanh như vũ bão, hầu hết các lĩnh vực hoạt động đều lấy việc giao tiếp và đàm phán với con người là chủ yếu.
14)2.2.2. Nhược điểm
1 Ngày nay, các doanh nghiệp khi đàm phán thường đặt nhiều lợi ích của cá nhân vì vậy nhiều cuộc đàm phán chiếm rất nhiều thời gian nhưng vẫn không đi đến thống nhất.
1 Phong cách đàm phán của nhiều nước vẫn còn những nhược điểm lớn trong cuộc đàm phán: đàm phán của người Mỹ theo phong cách đàn áp, gây áp lực cho đối phương, còn người Nhật thì ít xem trọng lời nói và giữ lời hứa của mình trong cuộc đàm phán. Chính vì những lí do trên mà gây bất hòa giữa các doanh nghiệp và lớn hơn là vấn đề dân tộc.
1 Ở Việt Nam, nguồn nhân lực đàm phán còn thiếu tính chuyên nghiệp và kỹ năng chuyên môn. Ngoài ra, Việt Nam luôn bị coi là một nước có nền kinh tế phi thị trường nên luôn bị các đối tác lớn lợi dụng điểm yếu này để đưa ra các yêu sách mà phía Việt Nam thường không có đủ luận cứ để bác bỏ, từ đó dẫn tới những bất lợi trong đàm phán.
1 Các quốc gia lớn trong các hiệp định thường đưa ra các yêu cầu mang tính áp đặt đối với các nước chưa phát triển, từ đó muốn tạo ra một sự lệ thuộc về kinh tế đối với họ. Với sự vượt trội về sức mạnh kinh tế cùng với rất nhiều kinh nghiệp quốc tế, những quốc gia này hoàn toàn áp đặt quyền chủ động của mình trên các lĩnh vưc hợp tác, do đó gây rất nhiều cản trở cho các nước đối tác trong quá trình phát triển.