Công dụng, cấu trúc chức năng và chế độ làm việc của ΓPEH

Một phần của tài liệu lý thuyết trca (Trang 30 - 32)

a) Công dụng : Hệ thống ΓPEM được sử dụng để duy trì điện áp U trên thanh cái 220 kV hoặc điện áp U trên thanh cái 500 kV phù hợp với mức đặt đã cho và để có được một sự phân bố tối ưu về cơng suất vô công giữa các MFĐ của nhà máy.

b) Cấu trúc và chức năng:

+ Bộ điều chỉnh trung tâm PC và Monitor.

+ Khối phân bổ nhiệm vụ và bộ điều chỉnh công suất.

- Khi tạo ra các nhiệm vụ trong ΓPEM có tính đến các hạn chế :

+ Công suất cực đại cho phép của TM. Mức đặt hạn chế theo công suất cực đại và vùng cấm sẽ tác động chuyển khi thay đổi cột nước.

Sơ đồ khối PEHΓ

+ Công suất Q min(nhỏ nhất) cho phép của TM được lấy bằng -160 theo đặc tính cơng suất TM.

+ Cơng suất Q min cho phép của NM có thể do nhân viên vận hành xác định xuất phát từ chế độ yêu cầu trong vận hành nối lưới.

Việc điều chỉnh điện áp U trên thanh cái được thực hiện theo đặc tuyến phi tuyến có vùng nhạy.

Sự phân bổ Q của nhà máy giữa các TM sẽ đảm bảo làm tăng tính ổn định của chúng và làm cải thiện các chỉ tiêu kinh tế của nhà máy. Việc điều chỉnh điện áp U thanh cái và Q của TM được thực hiện bằng tín hiệu điều độ dạng xung mà nó được tạo ra bởi ΓPEM. Các tín hiệu đã nêu sẽ nhập tới thiết bị điều khiển mức đặt APB, khi cắt APB của TM sẽ tự động chuyển sang khối điều khiển bằng tay của hệ thống kích thích.

Ranh giới trên của dải điều chỉnh TM theo công suất Q được xác định bằng trị số cho phép của Irotor và Istator . Sự tác động về phía làm tăng cơng suất Q của TM sẽ bị cịi liên động nếu như bộ hạn chế quá tải của APB tạo ra tín hiệu quá tải. Ranh giới dưới của dải điều chỉnh được xác định bằng cách chuẩn OMB của APB, khi xuất hiện tín hiệu "OMB làm việc" tác động về phía làm giảm cơng suất Q của TM sẽ bị còi liên động.

c) Các chế độ làm việc của ΓPEM:

Bằng thuật toán, việc phân bổ Q phát/tiêu thụ của nhà máy được thay đổi phụ thuộc vào các trị số và dấu của QNM cũng như số MFĐ được đóng vào làm việc. Trên biểu đồ P-Q (hình vẽ)của chế độ MFĐ đã chỉ ra 7 vùng mà mỗi vùng tương ứng với một sự phân bổ khác nhau. Ranh giới của vùng là các đường thẳng 0A, AB, BC…. Trên hình vẽ này đã biểu diễn các đường cong Irotor = 1 và Istator = 1 tương ứng với việc hạn chế của chế độ theo Irotor và Istator . Đường Pđm là Pđm của tổ máy.

+ Vùng thứ 1 miêu tả Q nhỏ mà nhà máy đang phát ra. Nó tiến hành giảm tải lần thứ 1 theo Q cho các MFĐ gần tới định mức, điều này có khả năng làm tăng tính ổn định. Trị số Q của TM sẽ được bố trí trên đường thẳng 0A1, khi QNM

tăng lên thì đường thẳng 0A1 sẽ quay quanh điểm 0 theo chiều kim đồng hồ cho đến khi trùng với đường thẳng 0A (hạn chế của vùng 1).

PMW Pđm H H1 A1 A C1 C IStator= 1 1 3 F1 PF IStator= 1 F 7 6 5 2 4 Q MVAR E1 D D1 0 B1 B

+ Vùng thứ 2 là vùng của các phụ tải Q trung bình, tiến hành giảm tải theo Q cho các MFĐ với phụ tải P nhỏ (trong số MF làm việc ở chế độ bù). Cơng suất Q của TM có phụ tải P lớn thực tế không thay đổi. Trị số của Q tổ máy sẽ được bố trí trên đường thẳng AB1, khi QNM tăng lên thì đường thẳng AB1 sẽ quay quanh điểm A ngược chiều kim đồng hồ cho đến khi trùng với đường thẳng AB (hạn chế của vùng 2), điểm tương ứng B được chọn trị số dưới phù hợp với QMax lúc P = 0.

+ Vùng thứ 3 là vùng của các phụ tải Q lớn, ở các chế độ tương ứng với vùng này sẽ thực hiện giảm tải tiếp theo Q của TM. Ranh giới của vùng thứ 3 là đường thẳng BC, công suất Q của điểm tương ứng C được chọn thấp hơn Q đm của TM.

+ Vùng thứ 4 là vùng của các phụ tải Q giới hạn. Ở vùng này có khả năng tác động bộ hạn chế quá tải ABP theo dòng điện Rotor hoặc Stator, trị số Q của các TM sẽ được bố trí trên đường thẳng song song với đường thẳng BC. Khi có tín hiệu về q tải ГРEM từ ABP thâm nhập vào thì tín hiệu đi làm tăng mức đặt ABP sẽ bị cài liên động (cản trở việc tăng Irotor và Istator của TM).

+ Vùng thứ 5 là vùng của Q tiêu thụ nhỏ, sự tiêu thụ của nó được đảm bảo bằng MFĐ đang làm việc với P nhỏ (ở chế độ bù).

+ Vùng thứ 6 là vùng tiêu thụ của Q trung bình, ranh giới của vùng này là đường gấp khúc EFH. Các tác động của nó được chọn gần các đặc tuyến tác động của OMB-ABP.

+ Vùng thứ 7 là vùng của Q tiêu thụ giới hạn mà có khả năng tác động OMB- ABP, trị số Q của các TM sẽ được bố trí trên đường gấp khúc song song với đường gấp khúc EFH. Khi có 1 tín hiệu hạn chế kích thích tối thiểu từ ABP thâm nhập vào thì ГРEM sẽ có liên động tín hiệu đi giảm mức đặt ABP.

Một phần của tài liệu lý thuyết trca (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w