.Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng một số chủ đề tích hợp kiến thức vật lí y học sinh học bậc trung học phổ thông (Trang 48 - 50)

Đây là bài thơ về tập thở của Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện: [34]

“Thót bụng thở ra Phình bụng thở vào

Hai vai bất động Chân tay thả lỏng Êm, chậm, sâu, đều

Tập trung theo dõi Luồng ra luồng vào Bình thường qua mũi

Khi gấp qua mồm Đứng ngồi hay nằm

Ở đâu cũng được Lúc nào cũng được.”

Có nhiều bài luyện tập để tăng dung tích phổi. Một cách đơn giản là chúng ta cần luyện tập hít thở theo chỉ dẫn dựa vào bài thơ trên. Cần luyện tập cách thở như trên và dần dần biến nó thành thói quen thường ngày cua chúng ta.

2.2.3.2 Một số lưu ý khi tham gia hoạt động dưới nước

Khi lặn xuống nước, áp suất tác dụng lên thành ngực tăng dần theo độ sâu. Nếu từ độ sâu đó đột ngột ngoi lên cao, áp suất khi đó sẽ giảm đột ngột. Áp suất trong các mạch máu khi đó cũng sẽ giảm đột ngột. Nếu ta xem lượng khí trong mạch máu (tồn tại dạng bọt nhỏ) là khí lí tưởng và áp dụng định luật Boyle – Mariotte cho lượng khí đó.

- Ở trạng thái (1) dưới độ sâu nào đó: áp suất khí 𝑝1, thể tích bọt khí 𝑉1. - Ở trạng thái (2) khi ngoi lên cao: áp suất khí 𝑝2, thể tích bọt khí 𝑉2.

Trạng thái (1), máu trong mạch xem như liên tục, do thể tích các bọt khí rất nhỏ. Khi ta đột ngột giảm áp suất, khi đó thể tích các bọt khí tăng lên nhanh làm cho máu trong mạch xuất hiện các bọt khí có thể tích lớn. điều này làm cản trở sự lưu thông của máu, đặc biệt là máu trong các mao mạch ở tim, não có thể dẫn đến tình trạng tắc mạch máu gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Vì vậy, để đảm bảo an tồn cho sức khỏe và tín mạng khi tham gia các hoạt động dưới nước, chúng ta cần phải giảm áp suất từ từ bằng cách ngoi lên dần dần hoặc dung các trang phục, các thiết bị hổ trợ.

2.2.4 KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI MỘT SỐ TAI NẠN 2.2.4.1 Tai nạn do đ́i nước

Khi bị đuối nước, cơ thể bị chìm trong nước và chúng ta sẽ cố ngoi lên để thở. Khi thở như vậy nước vẫn vào cơ thể qua miệng. Thanh quản khi đó sẽ co thắt lại, ngăn chặn nước vào phổi. Chính vì vậy, ta sẽ không thể phát ra âm thanh để kêu sự giúp đỡ.

Quá trình thở diễn ra khó khăn, vì thế lượng 𝑂2vào cơ thể giảm xuống, không đủ để cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể đặc biệt là tim và não. Trình trạng này

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng một số chủ đề tích hợp kiến thức vật lí y học sinh học bậc trung học phổ thông (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)