Tiêu chí đánh giá quản lýtrường mầm non tiếp cận quản lý chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý trường mầm non tư thục mẹ yêu con quận ba đình, thành phố hà nội theo tiếp cận quản lý chất lượng (Trang 47 - 52)

lượng

STT Vấn đề của quản lý trường mầm non theo tiếp cận quản lý chất lượng

Tiêu chí đánh giá quản lý trường mầm non theo tiếp cận quản lý chất lượng

1 Khách hàng của trường là ai ? Xác định rõ đối tượng khách hàng và những nhu cầu thực tế và tiềm ẩn của họ

2 Lãnh đạo nhà trường có cam kết thực hiện quản lý nhà trường theo tiếp cận quản lý chất lượng khơng ?

Có cam kết rõ ràng thành văn bản của lãnh đạo nhà trường.

3 Nhà trường có hoạch định được chính sách chất lượng khơng ? có cơng khai cam kết đảm bảo các chính sách đó khơng ?

Nhà trường có tun bố về chính sách chất lượng cho tồn thể thành viên và có hình thức cụ thể để tuyên truyền những cam kết về chất lượng tới khách hàng.

4 Nhà trường có minh chứng nào về việc thực hiện quản lý nhà trường theo tiếp cận quản lý chất lượng như là chiến lược dài hạn chứ khơng chỉ nhất thời ?

Nhà trường có hệ thống hồ sơ quản lý chất lượng thường xuyên được sử dụng đúng quy cách.

5 Đảm bảo chất lượng có trở thành phương thức lao động toàn thể đội ngũ giáo viên nhân viên trong trường hay không ?

Toàn thể giáo viên nhân viên trong trường được đào tạo về quản lý chất lượng và thực thi chính sách chất lượng đã đề ra.

6 Nhà trường xác định thước đo chất lượng như thế nào ?

Mục tiêu chất lượng được viết ra (bản mô tả chất lượng) và kết quả

(đặc điểm của sản phẩm) được đối chiếu với mục tiêu, nếu trùng khớp thì chất lượng được đảm bảo.

7 Các hoạt động thực tế trong công việc của nhà trường có thể hiện được hiệu lực của quản lý trường mầm non theo tiếp cận quản lý chất lượng không ?

Hệ thống quản lý chất lượng phải được thực thi trong các công việc cụ thể, hàng ngày của trường mầm non.

8 Minh chứng cho hiệu quả quản lý nhà trường theo tiếp cận quản lý lý chất lượng là gì ?

Thị phần giáo dục Uy tín thương hiệu

Sự phát triển năng lực đội ngũ Sự phát triển của trẻ

Kết luận chương 1

Trong sản xuất công nghiệp, sự lựa chọn của thị trường, những yêu cầu về chất lượng và yêu cầu về số lượng là nhân tố quyết định trong quản lý chất lượng. Ý tưởng sáng tạo nghệ thuật của nhà thiết kế cùng với giá cả là dữ liệu đầu vào cho quá trình thiết kế sản phẩm. Bản thiết kế sản phẩm là cơ sở để tạo khuôn mẫu sản phẩm và sản phẩm mẫu; trong thực tế, khách hàng đầu tiên (người mua buôn) chấp thuận khuôn mẫu, sản phẩm mẫu trước khi đưa vào sản xuất.Bản thiết kế cũng quy định kích cỡ, chủng loại, nguyên vật liệu, thiết bị, quy trình cơng nghệ.Khi sản phẩm được sản xuất xong sẽ được kiểm soát trước khi đưa ra thị trường.Mơ hình quản lý chất lượng trong sản xuất công nghiệp như trên cho thấy tầm quan trọng của chất lượng bản thiết kế và chất lượng sự tuân thủ bản thiết kế.

Trong giáo dục – đào tạo, sản phẩm là con người. Sự phức tạp và khó khăn trong việc xác định các đặc trưng chất lượng của sản phẩm giáo dục hay “Bản thiết kế” cho sản phẩm con người là vấn đề sâu rộng và hết sức khó khăn cho bất cứ nhà sư phạm nào bởi mỗi con người là một cá thể vừa lĩnh hội những giá trị chung của nhân loại vừa phát triển những nét cá tính riêng có của bản thân. Đối với trẻ mầm non ở nước ta, những yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, tình cảm xã hội để cho trẻ có thể bước vào Tiểu học đã được nghiên cứu và đề xuất trong bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.Các độ tuổi dưới 5 cũng có những tiêu chuẩn nhất định về thể chất, nhận thức, kĩ năng và tình cảm xã hội thẩm mỹ. Căn cứ vào những chuẩn đó, quản lý nhà trường tổ chức huy động các nguồn lực để đạt mục tiêu phát triển cho trẻ mầm non.

Tuy nhiên, để đạt được những tiêu chí chất lượng thơng qua đánh giá chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, mỗi nhà trường cần nghiên cứu, tổ chức quản lý các quá trình diễn ra trong nhà trường tạo ra mơi trường và những hoạt động đủ điều kiện đảm bảo các mặt phát triển của trẻ tương ứng hoặc vượt các yêu cầu của Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. Vì vậy, luận văn đề cập chủ yếu đến quản lý trường mầm non như là một hoạt động nhằm đảm bảo chất lượng của

các quá trình tạo ra sản phẩm để những đối tượng thụ hưởng (khách hàng của nó) là trẻ em, giáo viên, phụ huynh học sinh và cộng đồng xã hội được thỏa mãn những nhu cầu hiện hữu hoặc tiềm ẩn. Quản lý trường mầm non tiếp cận quản lý chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng của dịch vụ chăm sóc ni dạy trẻ. Nghĩa là thừa nhận rằng mỗi hoạt động trong trường mầm non đều diễn ra dưới dạng một q trình, mỗi q trình đó đều tạo ra sản phẩm của nó, và các sản phẩm đó đều phải được đảm bảo chất lượng để đảm bảo chất lượng của sản phẩm cuối cùng là trẻ 5 tuổi. Từ chất lượng của từng khâu, từng quá trình hoạt động của nhà trường sẽ đảm bảo được chất lượng phát triển con người thể hiện trên trẻ, tập trung nhất là ở trẻ 5 tuổi khi ra trường sẽ đạt đầy đủ và có thể vượt các tiêu chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi.

Quản lý chất lượng là phương thức mới trong quản lý nhà trường. Chất lượng hệ thống quản lý nhà trường quyết định chất lượng nhà trường và do đó quyết định trực tiếp đến chất lượng học sinh khi ra trường và vào học lớp Một. Do là phương thức mới nên quản lý chất lượng vừa là một cơ hội để đổi mới nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non nhưng đồng thời cũng là một thử thách đối với người Hiệu trưởng. Phải có một tầm nhìn và quyết tâm kiên định để áp dụng phương thức quản lý mới vào nhà trường trước những rào cản của lối làm việc cũ, tư duy cũ, quan niệm cũ.

Các bộ tiêu chuẩn hiện hành có tác dụng định hướng quản lý nhà trường tiếp cận quản lý chất lượng: bộ tiêu chí đánh giá trường mầm non đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I, II. Chuẩn chất lượng giáo viên mầm non. Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi… Người hiệu trưởng cùng với ban giám hiệu trước hết cần quản lý theo hướng đối chiếu với chuẩn, tổ chức vận hành hoạt động nhà trường đạt chuẩn, đánh giá thường xuyên nhà trường theo chuẩn, liên tục cải tiến để đạt và vượt chuẩn, tiếp xúc lắng nghe thường xuyên ý kiến của phụ huynh học sinh, của các tầng lớp xã hội, thông tin trên các diễn đàn giáo dục, nghiên cứu, phân tích các xu thế, các nhu cầu, đề xuất các tiến bộ vượt bậc trong khả năng đáp ứng các nhu cầu tương lai, các kì vọng của khách hàng và xã hội.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC “MẸ YÊU CON”QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

2.1. Vài nét về trường mầm non tư thục “Mẹ Yêu Con” quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

2.1.1. Quá trình hình thành và sự phát triển của nhà trường trong giai đoạn hiện nay

Cơ sở mầm non tư thục “Mẹ Yêu Con” được thành lập ngày 25 tháng 10 năm 2007 theo quyết định của UBND phường Giảng Võ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Hình 2.1. Logo nhận diện thương hiệu của trường

Tác giả luận văn chính là người thực hiện quyết định này và chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý cơ sở mầm non tư thục “Mẹ Yêu Con” từ ngày thành lập đến nay.Ban đầu, đây chỉ là một nhóm lớp mầm non độc lập, hoạt động chăm sóc ni dạy trẻ với quy mơ 30 – 40 trẻ. Tính đến thời điểm đầu năm học 2013 – 2014, sau 6 năm hoạt động và phát triển, cơ sở đã phát triển quy mô trường mầm non tư thục với 160 - 185 học sinh, 35 cán bộ giáo viên nhân viên. Nhà trường có bộ máy quản lý với đầy đủ các tổ nhóm chun mơn: tổ mẫu giáo, tổ nhà trẻ, tổ nuôi, tổ hành chính – văn phịng và cơ cấu cán bộ quản lý. Trường có 2 điểm trường nhỏ, 1 điểm trường thuộc phường Giảng Võ và 1 điểm trường thuộc phường Ngọc Khánh của quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Các số liệu so sánh giữa 2 năm học gần đây cho thấy sự phát triển về số lượng lớp học, số học sinh cũng như số cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý trường mầm non tư thục mẹ yêu con quận ba đình, thành phố hà nội theo tiếp cận quản lý chất lượng (Trang 47 - 52)