Doanh nghiệp liên doanh

Một phần của tài liệu Luận án SOMSACK SENGSACKDA (Trang 52)

- Đối với chủ ĐTNN là nhà nước xuất khẩu vốn, thì ngồi mục tiêu lợi nhuận, khi quyết định đầu tư ra nước ngồi chính phủ của những nước đó cịn đặt ra

2.1.4.1. Doanh nghiệp liên doanh

Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài (gọi tắt là liên doanh) là hình thức sử dụng rộng rãi nhất của FDI trên thế giới từ trước đến nay. Đây là cơng cụ để thâm nhập vào thị trường nước ngồi một cách hợp pháp và có hiệu quả thơng qua hoạt động hợp tác. DNLD là doanh nghiệp được thành lập và đăng ký theo luật pháp mà cùng thực hiện và cùng được hưởng giữa nhà ĐTNN và nhà đầu tư trong nước. Tổ chức, quản lý, hoạt động và hợp tác đầu tư trong liên doanh được quy định theo văn bản giữa hai bên và quy chế của doanh nghiệp đó [55, tr.16].

Trên thực tế có nhiều định nghĩa khác nhau về liên doanh, mỗi định nghĩa có một cách tiếp cận và nhấn mạnh đến một khía cạnh nhất định của liên doanh, song, đều tập trung vào những điểm cơ bản sau:

- Liên doanh là một hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh mang tính chất quốc tế.

- Liên doanh là một quan hệ bạn hàng lâu dài và là một mối liên kết hữu cơ của hai bên hoặc nhiều bên có quốc tịch khác nhau.

- Hoạt động củ liên doanh là trên cơ sở sự đóng góp của hai bên và nhiều bên về vốn, về quản lý lao động và cùng chịu trách nhiệm về lợi nhuận cũng như rủi ro có thể xảy ra.

- Liên doanh được hình thành từ các bên có sự khác biệt về quốc tịch, hệ thống tài chính, quản lý, luật pháp và bản sắc văn hoá dân tộc của mỗi bên. - Liên doanh hoạt động rất rộng, bao gồm những hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, hoạt động nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai

- Nền tảng pháp lý cho sự tồn tại của liên doanh là hợp đồng liên doanh được ký kết giữa các bên và hệ thống luật pháp của nước tiếp nhận đầu tư.

Một phần của tài liệu Luận án SOMSACK SENGSACKDA (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w