Các phương thức hoạt động TTXH của phóng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo hà nội mới với các hoạt động từ thiện xã hội (khảo sát từ tháng 6 2005 đến 6 2010) (Trang 26)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Các phương thức hoạt động TTXH của phóng viên

Có thể nói, trong hoạt động của phóng viên CTXH báo in có 2 nhiệm vụ chắnh. Đó là hoạt động chuyên môn và hoạt động TTXH như kêu gọi, vận động ủng hộ; tổ chức tiếp nhận và tổ chức - thực hiện các chuyến công tác nhằm thay mặt nhà hảo tâm chuyển quà đến tận tay những hoàn cảnh éo le, kém may mắn và hoạn nạn.

1.3.1. Hoạt động chuyên môn

Cũng giống như các phóng viên báo chắ khác, phóng viên CTXH có một mảng chuyên môn riêng theo dõi, đưa tin phản ánh. Đó là các tổ chức từ thiện xã hội nhà nước, các quỹ thuộc các tổ chức đoàn thể, các hệ thống trung tâm bảo trợ xã hội, các tổ chức chắnh trị xã hội có liên quan như: hệ thống Quỹ Bảo trợ trẻ em từ TƯ đến các địa phương, Hội chữ thập đỏ từ TƯ đến địa phương; Mặt trận tổ quốc từ TƯ đến địa phương; các trung tâm bảo trợ xã hội; Trung tâm Điều phối các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật;

trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi, các làng trẻ; các tổ chức xã hội từ thiện phi chắnh phủ; các tổ chức xã hội từ thiện tư nhân...

Với việc theo dõi này, phóng viên sẽ phản ánh kịp thời các hoạt động hỗ trợ người nghèo, người yếu thế của các tổ chức xã hội, từ thiện. Hơn thế, thông qua các hoạt động của các tổ chức này, phóng viên sẽ phản ánh các chắnh sách của Đảng, Nhà nước về công tác hỗ trợ người yếu thế một cách kịp thời. Bên cạnh đó, với việc nắm chắc chắnh sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước, nắm chắc các phương thức hoạt động của các chương trình hỗ trợ người yếu thế, phóng viên sẽ tìm ra những điểm bất cập trong chắnh sách cũng như công tác tổ chức thực hiện ở các tổ chức này. Từ đó, phóng viên vẫn có thể thực hiện những bài viết, bài phóng sự, thậm chắ là điều tra nhằm hỗ trợ chắnh sách đi vào cuộc sống nhanh hơn, thiết thực hơn.

Một điểm rất đáng chú ý đối với hoạt động chun mơn của phóng viên CTXH, đó là việc tìm tịi, phản ánh các hồn cảnh khó khăn, thương tâm nhằm kêu gọi các nhà hảo tâm quyên góp, hỗ trợ các hồn cảnh yếu thế này. Báo HNM với mục "Địa chỉ sẻ chia" ( khi mới thành lập) và được đổi tên thành "Nhịp cầu Trái tim nhân ái" ( năm 2009), hàng năm đã đưa tin, phản ánh từ 90 đến 100 hồn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ. Từ khi ra đời năm 2005 đến hết tháng 6 năm 2010, chuyên mục này đã đưa tin cho hơn 500 hồn cảnh khó khăn và nhận được sự hỗ trợ lên đến 1,5 tỷ đồng. Ngoài ra, sau khi báo đưa tin, nhiều tổ chức, cá nhân đã trực tiếp ủng hộ cho các gia đình mà khơng thơng qua báo, khơng thông tin lên báo. Số tiền này Báo HNM thậm chắ khơng kiểm sốt được. Điển hình là trường hợp của em Nguyễn Văn Thường, thơn 3, xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, Hà Nội, một cậu bé 9 tuổi bị suy thận nặng. Sau khi Báo HNM có bài :" Xin

ngày 13 tháng 4 năm 2010, nhiều bạn đọc thông qua Báo HNM đã ủng hộ em Thường gần 53,2 triệu đồng. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức cá nhân ủng hộ trực tiếp gia đình với số tiền 56 triệu đồng. Như vậy, có thể thấy, với những tin, bài phản ánh thông qua các chuyên mục cố định, phóng viên TTXH đã hỗ trợ rất nhiều cho các gia đình khó khăn, các đối tượng yếu thế trong xã hội.

Bên cạnh việc theo dõi, đưa tin thường xuyên, phóng viên Ban TTXH cũng có những chuyến công tác cứu trợ, kết hợp với việc viết bài phản ánh về công tác hỗ trợ, cứu trợ của các tổ chức cá nhân. Đặc biệt là hoạt động cứu trợ của báo đã tạo niềm tin cho các tổ chức, cá nhân, bạn đọc khi ủng hộ người nghèo, người hoạn nạn thông qua báo. Với những chuyến cơng tác này, phóng viên đã thực hiện song hành hai nhiệm vụ đó là: Tổ chức hoạt động cứu trợ hỗ trợ và tìm hiểu thơng tin, viết bài phản ánh.

Với phương cách hoạt động tại từng sự kiện này, có thể tham khảo bài viết của tác giả Bảo Chân, đăng trên Báo HNM nhân kỷ niệm 21-6 năm 2007 để hiểu hơn nhiệm vụ của phóng viên TTXH.

***

Nhà báo Ộtừ thiện xã hộiỢ Ờ Họ là ai?

Có lẽ trong tâm thức nhiều người chỉ biết rằng: nhà báo là những người chuyên đi ỘsănỢ tin nóng, viết bài phản ánh biểu dương hoặc phê bình, chống tiêu cực... Song, bên cạnh những phóng viên chuyên nghiệp ấy, cịn có một đội ngũ phóng viên cũng chuyên nghiệp, nhưng không chuyên môn về từ thiện xã hội. Cũng có mặt ở nhiều Ộđiểm nóngỢ nhưng ngồi cơng việc khai thác thông tin, viết bài, họ còn thực hiện những hoạt động xã hội như cứu trợ, thăm hỏi, động viên, kêu gọi trợ

Chuyên nghiệp... nhưng trái chun mơn

Cho đến bây giờ, có lẽ chưa có một loại giáo trình, giáo án nào dạy hoặc đề cập đến đội ngũ nhà báo làm từ thiện xã hội. Giả hoặc, một số trường có đào tạo ngành học TTXH như Đại học khoa học xã hội Nhân văn, Đại học Lao động xã hội cũng chỉ đào tạo như một thứ nghề dịch vụ mới và mới được Bộ Giáo dục và đào tạo công nhận mã số đào tạo từ cuối năm 2004. Chắnh vì vậy, đối với nhiều người, TTXH nó cịn là một cái gì lạ lẫm lắm.

Theo từ điển Xã hội học của Nhà xuất bản Thế giới thì CTXH là một

thứ dịch vụ được chun mơn hố để giải quyết những vấn đề xã hội đặc biệt như trợ giúp khủng hoảng gia đình, các hoạt động từ thiện, nhân đạo, chăm sóc người nghèo.... Với những ý nghĩa to lớn như vậy, lần giở lại lịch

sử mới thấy, các hoạt động TTXH đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 19. Nó gắn liền với các hoạt động của phong trào phụ nữ tiểu tư sản Châu Âu. Vì vậy, CTXH được coi là một thứ Ộchuyên mônỢ dành cho phụ nữ.

Sở dĩ phải dài dòng như vậy để thấy rằng, hoạt động TTXH bao hàm ý nghĩa rất rộng. Những năm gần đây, với xu thế phát triển của xã hội, ranh giới giàu nghèo ngày càng rõ, khủng hoảng gia đình xuất hiện ngày càng nhiều... thì càng cần đến vai trò của những người làm TTXH. Nắm bắt được những vấn đề nảy sinh trong xã hội, có thể nói, nhà báo là những người đi tiên phong trong các hoạt động công tác xã hội này. Chắnh vì vậy, đã xuất hiện ngày càng nhiều các phóng viên TTXH ( ở hầu hết các báo), nhưng chỉ ở một vài tờ như Báo LĐ, Hànộimới, Đại đoàn kết, Tiền phong ... là có vẻ Ộchun mơnỢ hơn cả. Nói thì nói vậy, nhưng họ đều là những người được đào tạo làm báo chuyên nghiệp và làm TTXH chỉ như một thứ nghề tay trái. Tuy thế, chỉ tắnh trong 2 năm gần đây, hoạt động TTXH của Báo HNM đã vận động quyên góp, ủng hộ các gia đình khó khăn với số

tiền lên đến hàng tỷ đồng. Ngoài ra, với sự tài trợ, giúp đỡ của các đơn vị như Cty Cổ phần Vincom, CTy Bảo hiểm nhân thọ Prudential, Quỹ vì cộng đồng Unilever, Cty BAT, Cty Thương mại và vận tải Việt Anh cùng nhãn hàng Mum Beer... Báo HNM đã tổ chức thực hiện được hàng trăm dự án xố đói, giảm nghèo tại một số huyện ngoại thành Hà Nội, các tỉnh Điện Biên, Hải Phòng, Bắc Giang...

Và kỷ niệm về một chuyến công tác đặc biệt

Đến bây giờ, có lẽ những phóng viên TTXH của Báo HNM vẫn không thể quên những chuyến công tác vơ cùng đặc biệt của mình. Hầu hết, đó là những chuyến cơng tác đột xuất theo...thời tiết. Nói thế cũng chẳng ngoa chút nào khi mà, hễ chỗ nào có bão lụt, thiên tai là họ có mặt. Với những phóng viên bình thường, họ có mặt để chứng kiến, lấy tư liệu và viết bài. Nhưng với phóng viên TTXH, ngồi việc viết bài, phản ánh, họ cịn có một nhiệm vụ vơ cùng đặc biệt: đó là thực hiện cơng tác cứu trợ.

Một trong những chuyến công tác đặc biệt ấy đối với phóng viên TTXH của Báo HNM ấy là khi cơn bão Chan chu xảy ra hồi cuối năm 2006. Khi ấy, nhận nhiệm vụ, phóng viên lập tức lên đường. Hành trang mang theo khi ấy ngoài đồ nghề tác nghiệp như máy ảnh, máy ghi âm, máy tắnh, sổ sách, quần áo... cịn có một thứ vơ cùng quan trọng. Đó là tiền cứu trợ. Bởi ngay khi bão xảy ra, Báo HNM cùng bạn đọc đã kịp quyên góp một số tiền kha khá, nhằm kịp thời giúp người dân vùng bão ( khi ấy là những ngư dân Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi) vượt qua những khó khăn trước mắt. Và Đà Nẵng là điểm đặt chân đầu tiên của phóng viên, cũng là nơi con tàu chở thi thể các ngư dân bị nạn trong bão sẽ cập cảng. Tuy không được ấn định trước, nhưng có thể hình dung về lịch làm việc của phóng viên TTXH thế này:

18h, vừa chân ướt chân ráo tới Đà Nẵng tìm chỗ trọ, phóng viên lập tức lao ngay ra cầu cảng sơng Hàn. Một không khắ tang thương bao trùm cả cầu cảng vì nước mắt pha lẫn tiếng khóc than. Hàng chục nghìn người đang tập trung quanh khu vực cảng. Đâu đó, có tiếng người hớt hải :Ợ Khơng biết bao giờ tàu mới vô?Ợ.

21h, sau khi đã nối máy được với các cơ quan chức năng và được sự hỗ trợ của báo Đà Nẵng, phóng viên đã có bản tin đầu tiên chuyển về tồ soạn.

Ngày thứ 2:

6h sáng, phóng viên Hànộimới đã có mặt ở cầu cảng mặc dù đêm trước 22h mới được đi ăn; 23 h mới ỘmịỢ được về chỗ trọ. Sau khi rà sốt lại thông tin, phỏng vấn nhanh các cơ quan chức năng và người dân trong khu vực, phóng viên lại tiếp tục liên hệ với MTTQ các quận, huyện có người bị nạn để chuẩn bị thực hiện công tác cứu trợ.

14h, chuyến tàu đầu tiên chở các thi thể ngư dân trở về. Giữa trời nắng chang chang của miền Trung, cùng mùi tử thi đã đến kỳ phân huỷ, các phóng viên vẫn tác nghiệp. Nhiều phóng viên khơng chịu nổi sự nắng nóng và ngùn ngụt mùi tử khắ đã phải ơm bụng lao ra ngồi.

19h, đầy đủ các thông tin liên quan về các nạn nhân, công tác khắc phục hậu quả của cơ quan chức năng đã được phóng viên truyền về toà soạn. Nhưng ngoài cầu cảng, hàng chục nghìn người vẫn đang chờ đón những chuyến tàu tiếp theo dần vào bờ.

Ngày thứ 3:

Một số gia đình đã xác định được thơng tin chắnh xác về thân nhân gặp nạn trong bão. Những thiệt hại ban đầu về cơn bão đã được thống kê. Tiền cứu trợ từ Báo HNM đã vào đến nơi. Cơng tác cứu trợ bắt đầu. Trong khi phóng viên báo bạn tha hồ nhẩn nha tìm kiếm thơng tin ỘđộcỢ thì phóng

viên TTXH lại đi tìm địa chỉ để tặng quà, hỗ trợ cho đúng đối tượng. Chỉ trong một buổi chiều, phóng viên đã đi tận nơi, tặng từng địa chỉ các gia đình gặp nạn theo yêu cầu của bạn đọc khi ủng hộ thông qua Báo HNM.

17h, mọi thông tin diễn biến về công tác khắc phục hậu quả sau bão, công tác hỗ trợ, an táng những ngư dân xấu số vẫn được truyền về toà soạn đúng giờ. Sáng hôm sau, bạn đọc Báo HNM vẫn theo dõi được những thông tin liên quan đến cơn bão Chan chu.

Ngày thứ 4:

Phóng viên TTXH Báo HNM đã có mặt ở Nghĩa An, Quảng Ngãi, một trong những địa phương có số người thiệt mạng nhiều nhất, kịp đón những thi thể ngư dân trở về đất liền. Không khắ tang thương bao phủ cả làng chài. 19 người thiệt mạng thì chỉ 1 người tìm thấy xác.

13h, việc đón những chuyến tàu đầu tiên mới hồn tất. Đói và mệt, cả nhóm cơng tác đi hàng chục cây số mới tìm được quán ăn.

14h30, công tác cứu trợ lại được tiếp tục tại một số gia đình và tại một số đoàn thể, chắnh quyền địa phương.

18h30, những thông tin về cơn bão, công tác khắc phục, cứu hộ cứu nạn tại Quảng Ngãi vẫn được truyền về toà soạn đúng giờ....

Ngày thứ năm

.........

Ngày thứ sáu:

Công tác hỗ trợ, tặng quà vẫn được phóng viên TTXH tiếp tục thực hiện...

Sau chuyến công tác dài ngày, trở về Hà Nội, ai cũng thấm mệt. Nhưng trong sâu thẳm mỗi người, tâm trạng ai cũng mang mang thật khó tả. Buồn vì thiệt hại do bão gây ra quá lớn, đồng bào miền Trung còn vất vả trong mưu sinh. Và len lỏi đâu đó cũng có một niềm vui nho nhỏ, ấy là đã

san sẻ được một phần gánh nặng cho những gia đình gặp nạn, những gia đình cịn khó khăn. Phóng viên TTXH là thế! Hà nội, tháng 6 năm 2007 Bảo Chân ***

Cũng với hình thức vừa viết bài, vừa thực hiện TTXH, nhiều phóng viên Báo LĐ đã chủ động mang theo tiền, hàng trong các chuyến công tác viết bài, phản ánh thiên tai, thảm họa. Mới nhất đây là tháng 10 năm 2009, khi cơn bão số 9 đổ bộ vào miền Trung - Tây Nguyên, phóng viên Quang Hiệu đã có mặt tại điểm nghèo khó nhất nhưng bị ảnh hưởng nặng nề nhất do bão ở miền Trung là huyện Tu-mơ-rông của tỉnh Kon Tum. Tại đây, cùng với việc phản ánh những thiệt hại nặng nề do bão gây ra, kêu gọi sự hỗ trợ, ủng hộ của bạn đọc, phóng viên Quang Hiệu cũng đã mang theo 30 triệu đồng cùng với mỳ tôm, quần áo, kịp thời chuyển đến tận tay bà con đồng bào gặp nạn nơi đây.

Như vậy, có thể nói, phóng viên TTXH luôn luôn thực hiện song hành hai nhiệm vụ: viết bài tuyên truyền phản ánh đồng thời trực tiếp thực hiện luôn các hoạt động TTXH của cơ quan báo chắ.

1.3.2. Hoạt động cộng đồng

Bên cạnh các hoạt động chun mơn thường xun, có thể nói hoạt động cộng đồng của phóng viên từ thiện xã hội là một nhiệm vụ rất quan trọng. Các hoạt động TTXH của cơ quan báo chắ có hiệu quả, gây được sự quan tâm của độc giả hay không phụ thuộc rất lớn vào các phóng viên TTXH.

Đối với Báo HNM, tắnh trung bình mỗi năm, cơ quan này tổ chức khoảng 20 sự kiện với quy mô khác nhau. Một số sự kiện mang tắnh chất cố định như: Lễ trao học bổng cho sinh viên nghèo vượt khó học giỏi do Công ty tài chắnh Bảo Việt tài trợ; Lễ trao học bổng cho sinh viên khuyết tật vượt khó do Cơng ty bảo hiểm nhân thọ Prudential tài trợ; Lễ trao quà hỗ trợ cho các gia đình có hồn cảnh khó khăn, hoạn nạn đăng trên chuyên mục "Nhịp

cầu Trái tim nhân ái" mỗi năm 2 đợt do Công ty cổ phần thương mại

Vincom tài trợ; Tặng quà hỗ trợ người dân các huyện nghèo đón Tết Nguyên Đán ở Mỹ Đức, Sóc Sơn.... Ngồi ra, Báo HNM thường xuyên tổ chức các hoạt động mang tắnh chất khơng định kỳ, tùy thuộc vào tình hình kêu gọi vận động cũng như tình hình thiên tai của năm.

Cụ thể như năm 2008, ngoài 4 sự kiện mang tắnh chất định kỳ, Báo HNM đã thực hiện một số chương trình lớn như: Cuộc vận động "Lửa ấm

về các miền quê" ủng hộ đồng bào 16 tỉnh phắa Bắc và miền Trung bị ảnh

hưởng bởi rét đậm, rét hại do Tập đoàn Mai Linh tài trợ; tổ chức chương trình hỗ trợ, ủng hộ đồng bào thiệt hại do bão lũ tại Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang do nhiều đơn vị ủng hộ tài trợ; tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em vùng lũ tại xã Vĩnh Kiên, huyện Văn Chấn, Yên Bái do Công ty Cổ phần Kinh Đô miền Bắc tài trợ; tổ chức hỗ trợ người dân thủ đô bị thiệt hại do mưa lũ tháng 11 năm 2008 tại các huyện Thanh Trì, Đan Phượng, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Hồi Đức... do nhiều đơn vị tài trợ trong đó có Tổng cơng ty phát triển nhà - Bộ Xây dựng ( HUD), Mạng lưới tình nguyện Ấm áp tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo hà nội mới với các hoạt động từ thiện xã hội (khảo sát từ tháng 6 2005 đến 6 2010) (Trang 26)