Nhà văn Vy Thị Kim Bình, người phụ nữ dân tộc Tày đầu tiên là hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam

Một phần của tài liệu thang7 (Trang 52 - 53)

tiên là hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam

Nhà nghiên cứu lý luận và phê bình Lộc Bích Kiệm đã nhận xét

“Chị cầm bút viết văn cách nay gần nửa thế kỷ, khi đó tuổi đời chỉ khoảng hai mươi. Tôi tự ngẫm khi những người phụ nữ Tày còn cam chịu, chấp nhận cuộc đời quẩn quanh với những hủ tục “còn nhỏ ở với cha mẹ, lớn lên dựng vợ gả chồng, lấy chồng rồi sinh con cái, làm nương làm rẫy đến hết đời thì thơi”, thì Vy Thị Kim Bình đã thốt ly làm cơng tác nhà nước, có nghề nghiệp phục vụ xã hội phục vụ nhân dân và… cầm bút viết văn”.

Đối với những người cầm bút chun nghiệp khơng nói làm gì nhưng với một cây bút nữ đầu tiên người dân tộc thiểu số như chị Vy Thị Kim Bình mà sáng tác đồ sộ như vậy thật đáng ghi nhận cơng đầu. Trong hồn cảnh khó khăn những năm 60 của thế kỷ XX sách đọc còn hiếm, có thể hình dung khó khăn đối với người viết như thế nào. Thế mà truyện ngắn "Đặt tên" chỉ một đêm đã được tác giả hoàn thành.

"Đặt tên" đã được viết ra bằng trái tim, bằng cảm xúc của một thiếu nữ người dân tộc.

Truyện ngắn của nhà văn Vy Thị Kim Bình dung dị, khơng q mới lạ hoặc phá cách mà chứa đựng lý tưởng thẩm mĩ sâu xa. Nhân vật trong tác phẩm của chị chủ yếu là người phụ nữ với những phẩm chất tốt đẹp. Những con người đó càng trong hồn cảnh éo le thách thức càng tỏa sáng lung linh. “Những bông huệ” là tập truyện ngắn tiêu biểu của chị, là cảm xúc, tâm hồn, trí tuệ, tài năng của chị, là món quà văn chương tươi tắn mà chị Vy Thị Kim Bình dâng cho đời, cho văn học. “Những

bơng huệ”đã trở thành biểu tượng cuộc đời chị, luôn trắng trong, thanh khiết, dịu dàng tỏa hương thơm.

Một phần của tài liệu thang7 (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)